Giáo án Đại số 10 - Ban cơ bản tiết 49, 50: Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt

I/- Mục tiêu:

1)- Kiến thức: - Ôn tập và bổ sung về số trung bình cộng

2)- Kỹ năng: - Rèn kĩ năng tính số trung bình cộng

3)- Thái độ: - Rèn tính cẩn thận trong giải toán

II- Chuẩn bị: - GV: SGK, bảng phụ, máy tính

 - HS: SGK, bảng nhóm, máy tính, ôn tập

III- Tiến trình lên lớp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 - Ban cơ bản tiết 49, 50: Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49: §3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. 
	SỐ TRUNG VỊ. MỐT
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/_____
I/- Mục tiêu:
1)- Kiến thức: 	- Ôn tập và bổ sung về số trung bình cộng
2)- Kỹ năng: 	- Rèn kĩ năng tính số trung bình cộng
3)- Thái độ: 	- Rèn tính cẩn thận trong giải toán
II- Chuẩn bị:	- GV: SGK, bảng phụ, máy tính
	- HS: SGK, bảng nhóm, máy tính, ôn tập 
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề
Viết công thức tính số trung bình cộng của dấu hiệu?
Treo bảng 3 số liệu thống kê chiều cao của 30 HS . Lập bảng “Tần số” rồi tính số trung bình cộng của dấu hiệu
® Bài mới 
HS lên bảng viết công thức tính số trung bình cộng 
Lập bảng “Tần số” rồi tính chiều cao trung bình của 36 HS trong kết quả điều tra là cm
Hoạt động 2: Số trung bình cộng (hay số trung bình)
I/- Số trung bình cộng (hay số trung bình):
GV tổng hợp kiến thức cũ
Treo bảng 4 bảng tần suất ghép lớp chiều cao của 36 HS
Yêu cầu HS quan sát bảng phụ và hướng dẫn HS tính chiều cao trung bình của 36 HS 
Cách 1: Sử dụng bảng phân bố tần số ghép lớp: Nhân giá trị đại diện của mỗi lớp với tần số của lớp đó, cộng các kết quả lại rồi chia cho 36
Cách 2: Sử dụng bảng phân bố tần suất ghép lớp: Nhân giá trị đại diện của mỗi lớp với tần suất của lớp đó, cộng các kết quả lại 
Vậy ta có thể tính số trung bình cộng của các số liệu thống kê theo các công thức sau ® Giới thiệu công thức 
HS nghe giảng và ghi bài
HS quan sát bảng phụ và tính chiều cao trung bình của 36 HS theo hướng dẫn của GV
C1: Chiều cao trung bình của 36 HS trong lớp là
(6.153+12.159+13.165+5.171) / 36 » 162 cm
C2: (16.7*153) / 100 
+ (33.3*159) / 100
+ (36.1*165)/100
+ (13.9*171)/100 
» 162 cm 
HS nghe giảng và ghi bài 
* Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất:
Trong đó, ni: i tần số của giá trị xi
	 fi: i tần suất của giá trị xi
Ví dụ: Chiều cao trung bình của 36 HS trong kết quả điều tra (bảng 3) là cm 
* Trường hợp bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp:
Trong đó, ci: đại diện của lớp thứ i
	 ni: i tần số của giá trị xi
	 fi: i tần suất của giá trị xi
Vd: Chiều cao trung bình của 36 HS trong lớp (bảng 4) là 
C1: 
 = (6.153+12.159+13.165+5.171) / 36
 » 162 cm
C2: 
 = (16.7*153)/100+(33.3*159)/100
 + (36.1*165)/100+ (13.9*171)/100 
 » 162 cm 
Hoạt động 3: Củng cố
Nhiệt độ trung bình của tháng 12 tại thành phố Vinh từ 1961 đến 1990 (30 năm) được cho trong bảng 6 ® Treo bảng 6. Hãy tính của bảng 6?
HS tính 
a) Tính số trung bình cộng 
	Bảng 6: 
Nhiệt độ trung bình của tháng 2 tại thành phố Vinh từ 1961 đến 1990 (30 năm) được cho trong bảng 8 ® Treo bảng 8. Hãy tính ? 
Bảng 8: 
Từ kết quả đã tính ở trên, có nhận xét gì về nhiệt độ ở thánh phố trong tháng 2 và tháng 12 (của 30 năm được khảo sát)?
b) Vì > nên có thể nói rằng tại thành phố Vinh, trong 30 năm được khảo sát, nhiệt độ trung bình của tháng 12 cao hơn nhiệt độ trung bình của tháng 2
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm BT: 1, 2, 5 / 122, 123 SGK
Ôn tập mốt của dấu hiệu 
Chuẩn bị phần lý thuyết tiếp theo
Tiết 50: §3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG. 
	SỐ TRUNG VỊ. MỐT
Ngày soạn: ___/___/_____
Ngày dạy: ___/___/_____
I/- Mục tiêu:
1)- Kiến thức: 	- Ôn tập và bổ sung về mốt của dấu hiệu 
	- Bước đầu cho HS tìm hiểu về số trung vị (ý nghĩa, cách tìm)
2)- Kỹ năng: 	- Rèn kĩ năng tính số trung bình cộng, tìm mốt, tìm số trung vị
3)- Thái độ: 	- Rèn tính cẩn thận trong giải toán
II- Chuẩn bị:	- GV: SGK, bảng phụ, máy tính
	- HS: SGK, bảng nhóm, máy tính, ôn tập 
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Điểm thi toán cuối năm của một nhóm 9 HS lớp 6 là 1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10. Hãy tính điểm trung bình của cả nhóm?
Ta thấy hầu hết HS (6 em) trong nhóm có số điểm vượt trung bình (6; 7; 8; 8; 9; 10) và có những điểm vượt rất xa. Có nhận xét gì về ?
Vậy khi các số liệu thống kê có sự chênh lệch lớn thì số trung bình cộng không đại diện được cho các số liệu đó. Khi đó, ta chọn số đặc trưng khác đại diện thích hợp hơn, đó là số trung vị 
 » 5,9
Điểm trung bình không đại diện cho trình độ học lực của các em trong nhóm.
Hoạt động 3: Số trung vị
II/- Số trung vị:
Định nghĩa số trung vị
Yêu cầu HS ghi ví dụ ở phần kiểm tra bài cũ vào vở
Trong ví dụ trên, cho biết số phần tử chẵn hay lẻ? ® Me = ?
Nêu ví dụ 2. 
Cho biết số phần tử chẵn hay lẻ? 
® Me = ?
HS định nghĩa số trung vị như SGK
HS ghi ví dụ vào vở
Số phần tử là số lẻ 
Me là số đứng giữa dãy
® Me = 7
Số phần tử là số chẵn 
Me là trung bình cộng của hai số đứng giữa dãy
® Me = (2,5 + 8) / 2 = 5,25
* Định nghĩa: Sắp xếp các số liệu thống kê thành dãy không giảm (hoặc không tăng). Số trung vị (của các số liệu thống kê đã cho) kí hiệu Me là số đứng giữa dãy nếu số phần tử là lẻ và là trung bình cộng của hai số đứng giữa dãy nếu số phần tử là chẵn
VD1: Điểm thi toán cuối năm của một nhóm 9 HS lớp 6 là 1; 1; 3; 6; 7; 8; 8; 9; 10. Tìm Me?
Giải:
Me = 7
VD2: Điểm thi toán của bốn HS lớp 6 được xếp thành dãy không giảm là 1; 2,5; 8; 9,5. Tìm Me?
Giải:
Me = (2,5 + 8) / 2 = 5,25
Hoạt động 2: Mốt
III/- Mốt:
Mốt của dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
Nếu trong bảng phân bố tần số có hai giá trị có tần số bằng nhau và lớn hơn tần số của các giá trị khác thì chọn mốt là giá trị nào?
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”; kí hiệu M0
Trường hợp này ta có 2 mốt
* Định nghĩa: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”; kí hiệu M0
Hoạt động 3: Củng cố
J
J GV nêu đề bài
Có nhận xét gì về dãy số liệu đã cho trong bảng?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm số trung vị, tìm mốt của dấu hiệu?
Mời đại diện nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày bài làm của nhóm mình
Các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
số liệu thống kê có sự chênh lệch lớn ® số trung bình cộng không đại diện được cho các số liệu đó ® chọn số số trung vị làm đại diện cho dấu hiệu 
HS hoạt động nhóm 4 phút
Đại diện nhóm lên treo bảng nhóm và trình bày cách giải
Nhóm khác nhận xét
Me = 39
M0 = 38 và M0 = 40
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm BT: 3, 4 / 123 SGK
Đọc bài đọc thêm 
Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docbai 3.doc
Giáo án liên quan