Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 4 - Tiết 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo ngoài của các loại đồng hồ đo điện

- Đọc được ký hiệu và giải thích được ký hiệu.

- Biết được chức năng một số đồng hồ đo điện.

2. Kỹ năng:

- Quan sát , đối chiếu kiến thức đã học.

- Kỹ năng sử dụng đồng hồ

- Biết cách vận dụng vào thực tế đo điện.

3. Thái độ:

- Làm việc có cơ sở khoa học, nghiêm túc chính xác.

- Say mê công việc, hứng thú học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Các loại đồng hồ:

Vôn kế; Ampe kế; Oát kế; Ôm kế; Đồng hồ vạn năng; Công tơ điện.

- Dụng cụ: Kìm , tua vít, bút thử điện.

- Vật liệu: Bảng điện lắp sẵn các bóng đèn 220V- 100W.

2. Học sinh: Các loại bảng biểu hướng dẫn ghi chép, tranh vẽ đồng hồ.

3. Phương pháp: Quan sát - Tìm hiểu

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 4 - Tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Tiết: 4
THỰC HÀNH
 SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo ngoài của các loại đồng hồ đo điện
- Đọc được ký hiệu và giải thích được ký hiệu.
- Biết được chức năng một số đồng hồ đo điện.
2. Kỹ năng:
- Quan sát , đối chiếu kiến thức đã học.
- Kỹ năng sử dụng đồng hồ
- Biết cách vận dụng vào thực tế đo điện.
3. Thái độ:
- Làm việc có cơ sở khoa học, nghiêm túc chính xác.
- Say mê công việc, hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - Các loại đồng hồ: 
Vôn kế; Ampe kế; Oát kế; Ôm kế; Đồng hồ vạn năng; Công tơ điện.
- Dụng cụ: Kìm , tua vít, bút thử điện.
- Vật liệu: Bảng điện lắp sẵn các bóng đèn 220V- 100W.
2. Học sinh: Các loại bảng biểu hướng dẫn ghi chép, tranh vẽ đồng hồ.
3. Phương pháp: Quan sát - Tìm hiểu
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra (5 phút)
- Em hãy kể tên các loại đồng hồ đo điện và cho biết đại lượng đo của nó?
- Viết các ký hiệu về đồng hồ đo điện đã học?
- Ampe kế _đo cường độ dòng điện (A)
- Oát kế _ đo công suất tiêu thụ điện (w)
- Vôn kế _ đo hiệu điện thế (V)
- Công tơ_ đo điện năng tiêu thụ (kw/h)
- Ôm kế _đo điện trở của mạch điện (Ω)
 Đồng hồ vạn năng_ đo HĐT, Cường độ dòng điện, điện trở (V- A- Ω )
Hoạt động 2: Chuẩn bị và nêu yêu cầu của tiết thực hành (10 phút )
GV: Chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, chỉ định nhóm trưởng.Giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV: Phát độ dùng thực hanh cho các nhóm
Nhóm trưởng:Kiểm tra công tác chuẩn bị của nhóm
HS:	Thực hiện theo hướng dẫn của GV
Hoạt động 3: Tìm hiểu đồng hồ đo điện (15 phút )
GV: Hướng dẫn HS lập bảng, quan sát thứ tự từng loại đồng hồ và làm việc theo các bước:
 + Bước 1: Ghi hết các ký hiệu.
 + Bước 2: Thảo luận giải thích
HS: Ngồi theo nhóm, thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Bao quát lớp, góp ý bổ sung
GV: Đo đại lượng tương ứng nào?
GV: Tổ chức cho HS quan sát các núm điều khiển, thảo luận tìm hiểu chức năng.
 - Treo tranh vẽ phóng to lên bảng yêu cầu đại diện nhóm lên mô tả.
HS: Chỉ vào tranh để mô tả.
 Lớp nhận xét
 GV kết luận
1/ Đọc và giải thích các ký hiệu trên mặt đồng hồ:
TT
Ký hiệu
ý nghĩa
2/ Xác định chức năng của đồng hồ đo điện:
HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
3/ Tìm hiểu chức năng các núm điều khiển:
Hoạt động 4: Củng cố ( 10 phút )
GV: nêu câu hỏi:
- Qua giờ thực hành này em đã tiếp thu và hiểu biết được những điều gì?
GV: Nhận xét giờ thực hành theo các yêu cầu và mục tiêu đề ra.
Rút kinh nghiệm giờ thực hành.
HS: Ngồi lại vị trí viết thu hoạch
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (5 phút)
- Nắm chắc cấu tạo, ký hiệu đã được quan sát và tiếp thu
- Chuẩn bị tiết học sau: "Đo diện năng tiêu thụ"
+ Tìm hiểu đồng hồ đo điện.
	+ Đọc trước nội dung bài học.
	Kiểm tra, ngày 07 tháng 09 năm 2013
	Tổ trưởng
	 Nguyễn Thị Hạnh

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc