Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 31
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Một số phương pháp của lắp đặt dây dẫn mạng điện trong nhà bao gồm dây nổi và dây chìm.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát đầu óc tưởng tượng.
- Khả năng quan sát tổng thể của mạng điện
- Kỹ năng tính toán, dự trù.
3. Thái độ:
- Có ý thức tiết kiệm trong lắp đặt.
- Làm việc kiên trì , cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn điện.
- Say mê công việc, hứng thú học tập bộ môn.
Tuần 31 Tiết 30 LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Một số phương pháp của lắp đặt dây dẫn mạng điện trong nhà bao gồm dây nổi và dây chìm. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát đầu óc tưởng tượng. - Khả năng quan sát tổng thể của mạng điện - Kỹ năng tính toán, dự trù. 3. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm trong lắp đặt. - Làm việc kiên trì , cẩn thận, khoa học, chính xác và an toàn điện. - Say mê công việc, hứng thú học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu nội dung bài ở SGK và SGV. - Đọc thêm tài liệu tham khảo về lắp mạch điện trong nhà. Đồ dùng: - Tranh vẽ , ảnh chụp về một số mạng điện trong nhà kiểu nổi và kiểu chìm - Một số mẫu dây dẫn điện. - Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn: + ống luồn PVC loại tròn, vuông có nắp, ống ruột gà. + Puli, kẹp sứ + ống nối chữ T ; L 2. Học sinh: mỗi nhóm 2 mét dây dẫn điện III. Phương pháp: Mô tả, thảo luận, tìm hiểu IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: I. Lắp dây kiểu nổi ( 20 phút ) GV: Nêu cho HS khái niệm về mạng điện kiểu nổi. Bài học hôm nay nghiên cứu: + Lắp kiểu nổi trong ống cách điện PVC + Trên sứ cách điện Hỏi: Việc lựa chọn phương pháp lắp tuỳ thuộc vào điều kiện nào? + Môi trường + Yêu cầu kỷ thuật đường dây. + Yêu cầu người sử dụng GV: Đi vào trọng tâm của phần HS: Quan sát các hình: 11-2 ; 11-3 ; 11-4 ; 11-5 ; 11-6 - Quan sát mẫu vật - Mô tả cấu tạo và công dụng GV: Cho HS nghiên cứư nội dung bài ở SGK Tổ chức cho HS thảo luận HS: Thảo luận để rút ra yêu cầu kỷ thuật của phương pháp * Khái niệm: Mạng điện mà dây dẫn được lắp nổi trên các vật cách điện như puli sứ, gỗ, hoặc được lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột , dẫm xà.... 1. Các vật cách điện: - ống luồn PVC Hình 11-2 - ống nối chữ T Hình 11-3 - ống nối chữ L Hình 11-4 - ống nối nối tiếp Hình 11-5 - Kẹp đỡ ống Hình 11-6 2. Một số yêu cầu kỷ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi: - Đường dây phải song song với vật kiến trúc, cách mặt đất 2,5 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10 mm - Tổng tiết diên dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống. - Bảng điện phải cách mặt đất tối thiểu từ 1,3 - 1,5 m - Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh thì phải tăng thêm kẹp ống. - Không luồn các dây dẫn khác cấp điện áp vào chung một ống. - Dây xuyên qua tường,trần nhà phải luồn qua ống sứ, mỗi ống chỉ được luồn một dây, hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm. Hoạt động 2: II. Lắp dây kiểu ngầm ( 20 phút ) GV: Tìm một số ví dụ trong thực tế, treo tranh vẽ hình 11-7 Yêu cầu HS quan sát , tìm hiểu. HS: Quan sát thảo luận theo các ý sau: + Thế nào là lắp theo kiểu ngầm? + Chọn dây dẫn phải chọn như thế nào? Tại sao? + Yêu cầu kỷ thuật phải như thế nào? 1. Khái niệm: Dây dẫn được đặt trong các rãnh của các kết cấu xây dựng như tường ,trần , sàn bê tông. 2. Lựa chọn dây dẫn: Phù hợp với môi trường, yêu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện. 3. Ưu điểm: Đảm bảo về mặt mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện. 4. Nhược điểm: Khó sửa chữa 4. Củng cố (04 phút ): GV: Tổ chức hoạt động nhóm Lập bảng so sánh hai kiểu lắp dây dẫn Đại diện nhóm báo cáo. Thảo luận GV Kết luận: Phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà đã học. HS: Th¶o luËn vµ hoµn thµnh b¶ng so s¸nh. Kiểu lắp dây Kiểu nổi Kiểu ngầm Cách mắc Yêu cầu Đặc điểm 5. Hướng dẫn học ở nhà ( 01 phút) - Đọc trước nội dung kiến thức bài 12. Năm căn , ngày 04 tháng 4 năm 2014 Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh
File đính kèm:
- tuan 31.doc