Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 16: Kĩ thuật trồng nhãn

2. Kỹ năng.

- Đọc và phân tích nội dung thông tin.

3. Thái độ.

- Hứng thú học tập, bớc đầu yêu thích nghề trồng cây ăn quả và muốn áp dụng khoa học KT vào sản xuất cây ăn quả ở gia đình, địa phương.

II. Chuẩn bị.

- GV: Tranh vẽ các giống cây điển hình, kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảng 5 SGK

- HS: Đọc và tìm hiểu trớc bài ở nhà.

III. Tổ chức giờ học.

1. Khởi động.(5’)

Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ của HS.

Cách tiến hành.

 Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Vì sao?? Tại sao lại phải bón phân theo hình chiếu của tán cây và đốn tạo hình cho cây?

2. Các hoạt động.

HĐ1: Tìm hiểu giá trị dinh dỡng của cây nhãn.(5’)

Mục tiêu: HS biết giá trị dinh dưỡng của cây nhãn

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 16: Kĩ thuật trồng nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/12/2013
Ngày giảng: 6/12/2013
Tiết 16 - Bài 8.
Kĩ thuật trồng cây nhãn
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức.
- Biết được các giá trị dinh dưỡng của cây nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
- Trình bày được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc cây nhãn và thu hoạch, bảo quản, chế biến quả nhãn.
2. Kỹ năng.
- Đọc và phân tích nội dung thông tin.
3. Thái độ.
- Hứng thú học tập, bước đầu yêu thích nghề trồng cây ăn quả và muốn áp dụng khoa học KT vào sản xuất cây ăn quả ở gia đình, địa phương.
II. Chuẩn bị.
- GV: Tranh vẽ các giống cây điển hình, kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảng 5 SGK 
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tổ chức giờ học.
1. Khởi động.(5’)
Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài cũ của HS.
Cách tiến hành.
 Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Vì sao?? Tại sao lại phải bón phân theo hình chiếu của tán cây và đốn tạo hình cho cây?
2. Các hoạt động.
HĐ1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của cây nhãn.(5’)
Mục tiêu: HS biết giá trị dinh dưỡng của cây nhãn.
Cách tiến hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV gọi 1- 2 HS đọc phần I. SGK.
 Em hãy cho biết quả nhãn có những giá trị dinh dưỡng nào? (HS ghi bảng theo ý chính)
 Em hãy cho biết quả nhãn dùng để làm gì?
- HS đọc bài và tìm hiểu.
- HS dựa vào SGK trả lời, ghi chép ý chính.
- HS trả lời: Dùng để ăn, làm nguyên liệu làm thuốc.
I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
- Cùi nhãn chứa đường, axit hữu cơ,vitamin C,K, các khoáng chất.
+ Quả ăn tươi hoặc sấy khô (long nhãn)
+ Làm nước giải khát, đồ hộp
+ Làm thuốc (hạt, vỏ nhãn, cùi)
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.(10’)
Mục tiêu: Hs biết đặc điểm thựcvật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
Cách tiến hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV cho HS đọc nội dung phần II / SGK.
 Cây nhãn có đặc điểm thực vật như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
 Cây nhãn cần yêu cầu ngoại cảnh như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
1. Đặc điểm thực vật.
- Rễ phát triển, hoa xếp thành chùm mọc ở ngọn và nách lá, hoa gồm 3 loại: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, cùng mọc trên một chùm.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
- Nhiệt độ thích hợp từ 210C-270C.
- Độ ẩm không khí 70-80%.
- Cần đủ ánh sáng, không ưa ánh sáng mạnh, chịu đuợc bóng dâm.
- Phù hợp với nhiều loại đất.
HĐ3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc .(13’)
Mục tiêu: HS trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.
Cách tiến hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm hiểu một số giống nhãn phổ biến và cách nhân giống nhãn phổ biến theo SGK. (5 phút)
- GV giới thiệu thời vụ trồng nhãn cho HS tiếp thu.
- GV giới thiệu và giải thích khoảng cách trồng cây nhãn cho HS tiếp thu.
- GV giới thiệu bảng 5 để HS tìm hiểu kích thước hố và khối lượng phân bón.
 Dựa vào cách chăm sóc cây ăn quả. Em hãy cho biết chăm sóc cây nhãn cần thực hiện những thao tác nào? (GV nhận xét, kết luận).
- HS đọc nội dung tìm hiểu, tiếp thu và ghi chép ý chính theo ý hiểu cá nhân vào vở của mình.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS quan sát, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS dựa vào kiến thức các bài trước đã học trả lời, ghi chép ý chính.
III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
1. Một số giống nhãn trồng phổ biến.
2. Nhân giống cây
- Sử dụng phương pháp chiết và ghép.
3. Trồng cây
a.Thời vụ: 
+ ở Đồng bằng Bắc Bộ: tháng 2 – 4 (vụ xuân), hoặc tháng 8 -19 (vụ thu)
- Trung du, miền núi phía Bắc vào các tháng 2 – 4
- ở Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 4 – 5.
b. Khoảng cách
Đất bằng phẳng: 8m 8m
Đất đồi: 7m7m hoặc 6m8m
c. Đào hố và bón phân lót
 - Tuỳ theo từng loại đất mà có kích thước khác nhau.
4. Chăm sóc
- Làm cỏ, vun xới.
- Bón phân thúc.
- Tưới nước.
- Tạo hình, sửa cành
- Phòng, trừ sâu bệnh.
HĐ4: Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nhãn.(7’)
Mục tiêu: HS trình bày được cách thu hoạch và bảo quản, chế biến nhãn.
Cách tiến hành.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
 Nêu các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến quả nhãn?
 Em hãy cho biết thời gian thu hoạch nhãn vào lúc nào trong ngày là thích hợp nhất? Vì sao?
- HS trả lời như SGK
HS trả lời: Thu hoạch vào buổi sáng (buổi chiều) trong ngày nắng ráo vào lúc râm mát để không ảnh hưởng đến cây.
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến.
(SGK)
IV. Củng cố - luyện tập- hướng dẫn về nhà.(5’)
- GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ, em khác lắng nghe, tiếp thu.
 Qua bài học em hãy cho biết quả nhãn có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Em hãy nêu các kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây nhãn?

File đính kèm:

  • docTiet 16- cong nghe 9.doc