Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 49: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

2. Khởi động. (3’)

- Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?

? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì?

- Bài mới: Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, giá trị hàng hoá của vật nuôi. Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nó có thể làm chết hàng loạt vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi. Chúng ta cùng .

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu về bệnh của vật nuôi. (10’)

- MT: Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm vệ bệnh.

- ĐDDH:

- Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 49: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 - 04 - 14.
Ngày giảng:	 7A1. 19 - 04 - 14.
 7A2. 19 - 04 - 14.
Tiết 49 - Bài 46. 
PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI .
I. Mục tiêu. 
- KT: Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm vệ bệnh. Trình bày được các nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. Nêu được các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. 
- KN: Phân biệt được khái niệm bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, làm cơ sở cho việc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. 
- TĐ: Có ý thức ngăn ngừa mầm bệnh lây lan bằng cách tiêm phòng triệt để, xử lí tốt vật nuôi bị bệnh, không ăn thịt vật nuôi bị bệnh, góp phần làm sạch môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Sơ đồ 14, Hình 73 SGK phóng to.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?
? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì?
- Bài mới: Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, giá trị hàng hoá của vật nuôi. Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nó có thể làm chết hàng loạt vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi. Chúng ta cùng .
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu về bệnh của vật nuôi. (10’)
- MT: Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm vệ bệnh. 
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV nêu và giải thích KN về bệnh của vật nuôi cho HS tiếp thu.
? Qua khái niệm em hãy lấy ví dụ về vật nuôi bị bệnh.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS lấy ví dụ, em khác nhận xét, bổ sung.
I. Khái niệm về bệnh của vật nuôi.
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh.
HĐ2: Tìm hiểu về nguyên nhân sinh ra bệnh. (15’)
- MT: Trình bày được các nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. Phân biệt được khái niệm bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, làm cơ sở cho việc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. 
- ĐDDH: Sơ đồ 14 SGK phóng to.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 14 SGK phóng to.
? Qua sơ đồ em hãy cho biết bệnh của vn do những N/nhân nào?
? Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào?
? Em hãy lấy ví dụ về bệnh do nguyên nhân bên ngoài sinh ra ở vật nuôi mà em biết?
- GV dẫn dắt và kết luận về phân loại bệnh nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể vật nuôi.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS lấy ví dụ (Ngan, vịt bị trúng gió, khí hậu thay đổi làm gà bị rù).
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
II. Nguyên nhân sinh ra bệnh.
- Nguyên nhân bên trong là do di truyền.
- Nguyên nhân bên ngoài:
+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật (virut, vi khuẩn) gây ra, lây lan thành dịch
+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh (giun, sán, ve) không lây lan thành dịch.
HĐ2: Tìm hiểu về phòng trị bệnh cho vật nuôi. (13’)
- MT: Nêu được các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. 
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong nội phần III.
- HS hoạt động nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăm sóc chu đáo vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Khi có triệu chứng bệnh phải có biện pháp chữa trị ngay. (báo cơ quan thú y)
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV hệ thống lại kiến thức chính của bài để HS tiếp thu.
- Học bài cũ theo các câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài thực hành 47 SGK.
_____________________________________________
Ngày soạn: 24 - 04 - 14.
Ngày giảng:	 7A1. 26 - 04 - 14.
 7A2. 26 - 04 - 14.
Tiết 50 - Bài 47. 
VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI.
I. Mục tiêu. 
- KT: Xác định được dấu hiệu bản chất vắc xin làm cơ sở phân biệt vắc xin và kháng sinh. Nêu và giải thích được những điều cơ bản cần chú ý để sử dụng văc xin có hiệu quả.
- KN: Phân biệt vắc xin nhược độc và vắc xin chết. Giải thích được cơ chế tác dụng của văc xin khi tiêm vào cơ thể vật nuôi. 
- TĐ: Có ý thức ngăn ngừa mầm bệnh lây lan bằng cách tiêm phòng triệt để, xử lí tốt vật nuôi bị bệnh, không ăn thịt vật nuôi bị bệnh, góp phần làm sạch môi trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Hình 73 SGK phóng to.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, đàm thoại
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh? những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi?
? Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?
- Bài mới: Bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nó có thể làm chết hàng loạt vật nuôi. Với thành tựu tiên tiến của khoa học, người ta đã chế được loại chế phẩm phòng bệnh đặc biệt hiệu quả gọi là vắc xin. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu về. (20’)
- MT: Xác định được dấu hiệu bản chất vắc xin làm cơ sở phân biệt vắc xin và kháng sinh. Phân biệt vắc xin nhược độc và vắc xin chết. Giải thích được cơ chế tác dụng của văc xin khi tiêm vào cơ thể vật nuôi.
- ĐDDH: Hình 73 SGK phóng to.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV nêu KN Vắc xin cho HS tiếp thu.
- GV cho HS quan sát H73 SGK phóng to.
? Em hãy cho biết thế nào là Vắc xin nhược độc và Vắc xin chết. 
- GV nhận xét, kết luận
- GV cho HS quan sát H74 SGK.
? Qua các hình vẽ em hãy cho biết khi tiêm Vắc xin vào cơ thể vật nuôi thì có tác dụng gì?
(GV giải thích: Kháng thể là cơ chế sản xuất ra loại chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh).
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập mục 2/ Tr.123 SGK.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS quan sát hình vẽ 
- HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời: Cơ thể vật nuôi sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh đã tiêm phòng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện cá nhân và trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
I. Tác dụng của Vắc xin.
1. Khái niệm.
- Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa (bằng cách làm yếu đi hoặc giết chết mầm bệnh đó).
2. Tác dụng của Vắc xin.
- Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch.
HĐ2: Tìm hiểu vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. (18’)
- MT: Nêu và giải thích được những điều cơ bản cần chú ý để sử dụng văc xin có hiệu quả.
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV nêu và phân tích các lưu ý khi sử dụng Vắc xin để HS tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
2. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin. 
a. Bảo quản: (SGK - 124)
b. Sử dụng: (SGK - 124)
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV hệ thống lại kiến thức chính của bài để HS tiếp thu.
- Học bài cũ theo các câu hỏi SGK.
- Ôn tập.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 49+50.doc