Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 38: Thức ăn vật nuôi

- GV yêu cầu HS quan sát H63 SGK.

- Em hãy cho biết những vật nuôi trong h63 ăn gì?

- Em hãy cho biết ta có thể đổi thức ăn của trâu cho lợn hoặc cho gà được không? vì sao?

- Vậy thức ăn vật nuôi phải như thế nào? Vì sao?

- GV giải thích thêm: Trâu bò tiêu hoá được chất sơ là nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, nhờ đó mà chất sơ được chuyển hoá thành chất dinh dưỡng.

? Em hãy lấy một số ví dụ về thức ăn cho loại vật nuôi mà em biết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 38: Thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 - 02 - 14.
Ngày giảng:	 7A1. 19 - 02 - 14.
 7A2. 19 - 02 - 14.
Tiết 38 - Bài 37. 
THỨC ĂN VẬT NUÔI.
I. Mục tiêu. 
- KT: Kể ra được tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm. Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi. Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.
- TĐ: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Hình 65, bảng 4 SGK phóng to, vật mẫu một số loại thức ăn vật nuôi.
+ Phiếu học tập (hoặc bảng phụ)
Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
Nguồn gốc
Tên các loại thức ăn
Thực vật.
Động vật.
Chất khoáng.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (2’)
- Kiểm tra bài cũ: ( Không )
- Bài mới: Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm : Thịt, trứng, sữa Vậy thức ăn vật nuôi là gì? nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài “ Thức ăn vật nuôi”
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm thức ăn vật nuôi. (10’)
- MT: Kể ra được tên một số loại thức ăn của một số loại vật nuôi tương ứng và giải thích được vì sao có vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn này mà không ăn được thức ăn của vật nuôi khác, như lợn không ăn rơm. 
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS quan sát H63 SGK. 
- Em hãy cho biết những vật nuôi trong h63 ăn gì?
- Em hãy cho biết ta có thể đổi thức ăn của trâu cho lợn hoặc cho gà được không? vì sao?
- Vậy thức ăn vật nuôi phải như thế nào? Vì sao?
- GV giải thích thêm: Trâu bò tiêu hoá được chất sơ là nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, nhờ đó mà chất sơ được chuyển hoá thành chất dinh dưỡng.
? Em hãy lấy một số ví dụ về thức ăn cho loại vật nuôi mà em biết. 
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- HS trả lời: không vì đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng khác nhau.
- HS trả lời: Thức ăn phải phù hợp với từng loại vật nuôi vì chúng có đặc điểm tiêu hoá khác nhau.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lấy ví dụ, em khác nhận xét, bổ sung.
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
1. Thức ăn vật nuôi.
- Mỗi con vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng.
HĐ2: Tìm hiểu nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. (11’)
- MT: Xác định được nguồn gốc từng loại thức ăn của vật nuôi làm cơ sở cho việc tạo thức ăn cho vật nuôi.
- ĐDDH: vật mẫu một số loại thức ăn vật nuôi.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV cho HS đọc nội dung mục 2 và quan sát H64.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu bài tập. (GV nhận xét, kết luận)
- Từ kết quả trên em hãy cho biết thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu?
- GV nhận xét, tổng kết.
- HS quan sát, đọc và tìm hiểu.
- HS hoạt động nhóm trả lời.
- HS dựa vào kết quả phiếu trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
THMT-NL&HQ: Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC. Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn năng lượng hữu ích trong chuỗi dây chuyền thức ăn.
HĐ3: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. (18’)
- MT: Trình bày được thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật làm cơ sở cho việc bảo quản và cung cấp thức ăn hợp lí cho vật nuôi.
- ĐDDH: Hình 65, bảng 4 SGK phóng to. 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- Trong thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS làm bài tập của mục II SGK.
- HS đọc thông tin trong SGK.
- HS dựa vào SGK trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS thực hiện làm cá nhân sau đó trả lời, em khác nhận xét, bổ sung.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Trong thức ăn vật nuôi có nước, prôtêin, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV gọi HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK.
- Qua bài học em hãy cho biết thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu?
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
- Học và trả lời theo các câu hỏi trong SGK. Đọc và tìm hiểu trước Bài 38 - Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 38+.doc
Giáo án liên quan