Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 31: Nhân giống vật nuôi

GV: một trong những việc làm đầu tiên của người chăn nuôi là chọn phối. Thế nào là chọn phối?

Hđ1:Tìm hiểu pp chọn phối 22’

? Chọn giống vật nuôi là gì? vd

HS (bài cũ)

? Chọn con đực và cái giống để làm gì?

→ HS: cho giao phối với nhau

Đó được gọi là chọn phối

? Chọn phối là gì?

→ HS dựa vào sgk

? Tại sao nói chọn phối phát huy tác dụng của chọn lọc giống? Có thể cho vd minh hoạ

→ HS nêu ý kiến cá nhân

GV nhận xét dựa trên ý của HS

Gọi HS đọc vd sgk

GV và HS cùng phân tích vd và đi đế kết luận: chọn phối cùng gíông và chọn phối khác giống

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 31: Nhân giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 22/02/13
Tiết 31: Bài 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
	I. Mục tiêu: Sau bài này HS phải:
 - Nắm được pp chọn phối và nhân giống thuần chủng
 - Phân biệt 1số phương pháp nhân giống trong chăn nuôi ở nước ta
	II. Phương tiện: - Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
 	 - Bảng phụ
	III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức lớp. 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ 1.Thế nào là chọn giống vật nuôi? mục đích quản lí GVN?
	 2. Nêu cách làm, ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt?
 3. Giảng bài mới: 1’
 a. Giới thiệu bài mới Không phải bất cứ giống đực tốt nào phối với cái giống tốt đều cho kết quả tốt ở đời sau. Lí luận và thực tiễn đã xác định rằng: chỉ có đực giống này giao phối với cái giống kia mới có thể tạo được năng suất, phẩm chất tốt nhất ở thế hệ sau. cách thức phối đực giống và cái giống gọi là nhân giống vật nuôi.Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp nhân giông vật nuôi.
 b. Hoạt động:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
GV: một trong những việc làm đầu tiên của người chăn nuôi là chọn phối. Thế nào là chọn phối?
Hđ1:Tìm hiểu pp chọn phối 22’
? Chọn giống vật nuôi là gì? vd
HS (bài cũ)
? Chọn con đực và cái giống để làm gì?
→ HS: cho giao phối với nhau
Đó được gọi là chọn phối
? Chọn phối là gì?
→ HS dựa vào sgk
? Tại sao nói chọn phối phát huy tác dụng của chọn lọc giống? Có thể cho vd minh hoạ
→ HS nêu ý kiến cá nhân
GV nhận xét dựa trên ý của HS
Gọi HS đọc vd sgk
GV và HS cùng phân tích vd và đi đế kết luận: chọn phối cùng gíông và chọn phối khác giống
? Dựa vào vd cho biết mục đích của chọn phối lợn Ỉ và chọn phối gà?
→ HS dựa vào vd
? Có mấy phương pháp chọn phối? 
Gv treo bảng phụ bài tập: Điền tên vật nuôi
Yêu cầu HS đọc và làm bài tập
Lấy 2 vd chọn phối trong bảng phụ:
Dựa vào 2 vd em có nhận xét gì về sự khác và giống nhau giữa 2 phương pháp chọn phối
→ HS nêu sự giống và khác nhau
? Vậy chọn phối khác giống gọi là phương pháp gì? → HS dựa vào sgk
?phương pháp chọn phối cùng giống? → HS
GV: để biết là phương pháp gì vào II
Hđ2: Tìm hiểu phương pháp nhân giống thuần chủng 15’
Gọi HS đọc vd sgk
Lấy vd chọn phối cùng giống ở bài tập và hướng dẫn HS đi đến khái niệm phương pháp nhân giống thuần chủng.
? Nhân giống thuần chủng là gì?
→ HS trả lời
? Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
→ HS dựa vào sgk
? Làm bài tập bảng phụ: điền phương pháp cho từng vd
? Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cần phải làm gì?
→ HS dựa vào sgk
? Tại sao cần phải có mục đích rõ ràng?
→ HS giải thích
? Khi chọn phối cần chú ý quan hệ huyết thống. Tại sao? → HS nêu suy nghĩ của mình
? Song song với quá trình chăm sóc nuôi dưỡng là quá trình gì? Tại sao?
→ HS dựa vào sgk
I.Chọn phối
1.Thế nào là chọn phối
Chọn phối là chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
2. Phương pháp chọn phối:
- Chọn phối cùng giống: tăng số lượng đàn giống.
 Vd:
- Chọn phối khác giống (lai tạo): tạo ra giống mới
Vd:
II. Nhân giống thuần chủng
1. Nhân giống thuàn chủng là gì?
 Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng giống với bố mẹ.
Vd:
- Mục đích:
+ Tăng số lượng giống vật nuôi
+ Giữ lại và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả: sgk
 4. Củng cố: 2’ đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi sgk
 5. Dặn dò: 1’ chuẩn bị bài 35: chuẩn bị tranh ảnh, mô hình gà 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • doctiet31.doc
Giáo án liên quan