Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 2

I/ MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì?

- Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính.

- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.

- Thế nào là độ phì nhiêu của đất.

2- Kĩ năng:Làm giảm được độ chua của đất.

3- Thái độ:

Lòng say mê, hứng thú học tập.

Biết cải tạo độ chua của đất.

II/ CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của GV:

Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.2 SGK

Tìm hiểu cây trồng trên các loại đất.

Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm.

2- Chuẩn bị của HS:

Đọc trước bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15 . 08 . 2014
Tiết 2 Bài 3 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì?
- Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính.
- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
- Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2- Kĩ năng:Làm giảm được độ chua của đất.
3- Thái độ:
Lòng say mê, hứng thú học tập.
Biết cải tạo độ chua của đất.
II/ CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Hình vẽ H.2 SGK
Tìm hiểu cây trồng trên các loại đất.
Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Quan sát, theo nhóm.
2- Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
2- Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò gì đối với cây trồng?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Đất trồng có vai trò đối với cây trồng là cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi và giữ cho cây đứng vững.
6 đ
4 đ
- Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đối với cây trồng?
- Đất trồng gồm có thành phần khí, rắn và lỏng.
Phần khí cung cấp ôxi.
Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng.
Phần lỏng cung cấp nước.
4 đ
2 đ
2 đ
2 đ
*/Nhận xét: 
3- Giảng bài mới: (1’)
a/Giới thiệu bài:
Các em đã biết thành phần của đất trồng. Từ những thành phần của đất trồng làm cho đất trồng có tính chất gì?
b/Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
Hoạt động 1: Làm rõ khái niệm cơ giới của đất
I/ Thành phần cơ giới của đất là gì?
Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất.
* Để biết thành phần cơ giới của đất là gì?
- Các em đọc phần I. Cho biết phần vô cơ có những hạt gì?
- Tỉ lệ (%) các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất người ta chia đất ra những loại nào?
- Đất như thế nào gọi là đất cát? Đất như thế nào là đất sét?
- Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như đất cát pha, đất thịt nhẹ...
- Hạt cát, limon, sét.
- Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Đất cát, đất sét, đất thịt.
- Đất có tỉ lệ cát nhiều gọi là đất cát. Đất có tỉ lệ sét nhiều gọi là đất sét.
- Chú ý nghe.
7’
Hoạt động 2: Phân biệt độ chua, độ kiềm của đất
II/ Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?
- Đất chua: pH < 6,5.
- Đất trung tính: 
 pH = 6,5 – 7,5
- Đất kiềm: pH > 7,5.
* Có khi các em nghe nói đất chua, đất kiềm. Để biết đất chua đất kiềm là gì?
- Các em đọc phần II. 
- Độ pH dùng để làm gì?
- Độ pH dao động trong phạm vi nào?
- Với các giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Với mỗi loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. Nên việc nghiên cứu, xác định độ pH của đất giúp ta bố trí cây trồng phù hợp với đất.
- Đất chua cần bón vôi cải tạo đất.
- Đọc bài.
- Dùng đo độ chua, độ kiềm.
- pH từ 0 đến 14.
- Đất chua: pH < 6,5.
Đất trung tính: 
 pH = 6,5 – 7,5
Đất kiềm: pH > 7,5.
- Chú ý nghe.
- Chú ý nghe.
10’
Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ được nước và chất dinh dưỡng
III/ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
- Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, chứa nhiều mùn thì giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
* Trên những đám đất gần nhau nhưng khả năng giữ nước khác nhau. Để biết do đâu đất giữ nước tốt?
- Các em đọc bài phần III. 
- Nhóm các em điền dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại đất theo mẫu bảng ở phần III.
- Gọi vài nhóm trả lời.
- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất phụ thuộc gì?
- Đất như thế nào giữ nước và chất dinh dưỡng tốt?
- Đọc bài.
- Thảo luận nhóm:
Đất
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
Tốt
T.bình
Kém
Đất cát
x
Đất thịt
x
Đất sét
x
- Theo chuẩn bị.
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.
- Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, chứa nhiều mùn thì giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
10’
Hoạt động 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất
IV/ Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
* Đất có nhiều mùn còn có thuận lợi gì?
- Các em đọc phần IV.
- Trồng cây ở đất thiếu nước và chất dinh dưỡng thì cây như thế nào?
- Trồng cây ở đất đủ nước và chất dinh dưỡng thì cây như thế nào?
- Đất đủ nước và chất dinh dưỡng cây như thế nào?
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Muốn đạt năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất còn có yếu tố nào khác không?
- Qua đó ta thấy được vai trò của con người trong quá trình sản xuất.
- Đọc bài.
- Cây kém phát triển.
- Cây tốt.
- Cây có khi tốt có khi xấu.
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
- Cần có giống tốt, chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi.
- Chú ý nghe.
4’
Hoạt động 5: Củng cố
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Khi nào gọi đất chua, đất kiềm, đất trung tính?
- Đất như thế nào có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?
- Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
- Về học thuộc bài.
- Về đọc bài 4 xem cách xác định thành phần cơ giới của đất.
- Đọc bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTiết 2.doc