Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 10: Sâu, bệnh hại cây trồng

IV. Tổ chức giờ dạy.

1. ÔĐTC. (1’)

2. Khởi động. (3’)

- Kiểm tra bài cũ:

? Sản xuất cây trồng bằng hạt đ¬ược tiến hành theo trình tự nào?

? Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt?

? Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống tốt?

- Bài mới: Bài này cung cấp cho các em một số khái niệm cơ bản nhất về sâu, bệnh hại cây trồng. Sau khi học song bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh, hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây, biết được các triệu chứng thường gặp khi sâu bệnh phá hại.

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh. (12’)

- MT: Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau, lấy được ví dụ minh họa.

- ĐDDH: Tranh hình 20 phóng to.

- Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 10: Sâu, bệnh hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 - 09 - 14.
Ngày giảng:	 7A1. 27 - 09 - 14.
 7A2. 27 - 09 - 14.
Tiết 10 - Bài 12. 
SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG.
I. Mục tiêu. 
- KT: Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau, lấy được ví dụ minh họa. Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành khái niệm sâu hại, xác định định được các đặc điểm chung và bản chất của sâu hại qua phân tích những điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại. Lấy được ví dụ sâu hại cây trồng cần tiêu diệt và côn trùng có ích cần phát triển. Chỉ ra được dấu hiệu cơ bản của khái niệm về bệnh cây và lấy được ví dụ minh họa, phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại. Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được nguyên nhân gây ra.
- TĐ: Có ý thức phòng, trừ sâu bệnh để hạn chế sự gây hại về số lượng, chất lượng sản phẩm trồng trọt. Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát dấu hiệu bị hại trên lá, thân, hoa, quả của cây, để từ đó có biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: H18 - H20 SGK phóng to, một số tranh ảnh, mẫu vật sâu bệnh hại cây trồng.
- HS: Tìm hiểu trớc bài học ở nhà và một số loại bệnh trên cây trồng ở địa phơng.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (3’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Sản xuất cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?
? Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt?
? Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống tốt?
- Bài mới: Bài này cung cấp cho các em một số khái niệm cơ bản nhất về sâu, bệnh hại cây trồng. Sau khi học song bài này các em sẽ thấy được tác hại của sâu, bệnh, hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây, biết được các triệu chứng thường gặp khi sâu bệnh phá hại.
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh. (12’)
- MT: Nêu được những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau, lấy được ví dụ minh họa. 
- ĐDDH: Tranh hình 20 phóng to.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
GV cho HS quan sát H20 SGK phóng to.
? Em hãy cho biết sâu, bệnh gây bệnh hại cây trồng như thÕ nµo?
GV nhËn xÐt, kÕt luËn.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời: Làm ảnh hưởng đến lá, cành, quả, củ, rễ, thân.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
I. Tác hại của sâu, bệnh.
- Sâu bệnh gây hại ở các bộ phận của cây trồng, ở mọi giai đoạn của cây trồng nên làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm về côn trùng.(13’)
- MT: Xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành khái niệm sâu hại, xác định định được các đặc điểm chung và bản chất của sâu hại qua phân tích những điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại. Lấy được ví dụ sâu hại cây trồng cần tiêu diệt và côn trùng có ích cần phát triển. 
- ĐDDH: Hình 18+19 phóng to.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
? Em hãy kể tên một số côn trùng mà em biết?
- GV nhận xét, kết luận.
? Em hãy kể một số côn trùng là sâu hại cây trồng, một số côn trùng không phải sâu hại?
- GV cho HSQS H18 - H19SGK phóng to.
? Qua hình vẽ em hãy cho biết quá trình sinh trưởng và phát triển của sâu hại diễn ra ntn?
- GV giới thiệu các giai đoạn đó người ta gọi là biến thái của sâu hại.
? Biến thái là thế nào? 
? Biến thái không hoàn toàn là thế nào?
? Trong các giai đoạn biến thái của sâu hại, giai đoạn nào sâu hại phá hoại cây trồng mạnh nhất?
- GV nhận xét, kết luận và THGDBVMT: Qua kiến thức về côn trùng, các em có ý thức bảo vệ côn trùng có ích; phòng, trừ con trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
- HS lấy một số VD.
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu.
- HS trả lời: (Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành) hoặc (Trứng, sâu non, sâu trưởng thành).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS: Biến thái là sự thay đổi hình thái qua các giai đoạn.
- Biến thái không qua giai đoạn nhộng là biến thái không hoàn toàn.
- HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây.
1. Khái niệm côn trùng.
- Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. (Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.)
* Côn trùng thường có sự biến thái (là sự biến đổi hình thái qua các giai đoạn phát triển của nó)
+ Biến thái hoàn toàn là biến thái gồm các giai đoạn: Trứng " sâu non " nhộng " sâu trưởng thành.
+ Biến thái không qua giai đoạn nhộng là biến thái không hoàn toàn.
- Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại mạnh nhất.
- Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất.
BĐKH: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trường và phát triển của cây trồng lam giảm năng suất và chất lượng nông sản. BĐKH làm cho một số loại sâu, bệnh hại có thể tăng đặc tính phá hoại môi trường khi nhiệt độ tăng lên, vòng đời của chúng cũng có sự thay đổi. Xuất hiện nhiều địch bệnh mới cho cây trồng, vật nuôi khi xảy ra bão, lũ lụt. BĐKH với diễn iến ngày càng phúc tạp, mức độ gây hại cao, trên diện rộng, rất khó dự tính, dự báo chính xác, khó kiểm soạt dịch bệnh trong nông nghiệp.
HĐ3: Tìm hiểu KN về bệnh cây, 1 số dấu hiệu khi bị sâu bệnh phá hại. (13’)
- MT: Chỉ ra được dấu hiệu cơ bản của khái niệm về bệnh cây và lấy được ví dụ minh họa, phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại. Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được nguyên nhân gây ra.
- ĐDDH: Tranh hình 20 phóng to.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
GV cho HS quan sát H20 SGK phóng to.
? Em thấy cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào? (có gì khác với bình thường). Nguyên nhân nào gây nên?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
2. Khái niệm bệnh cây.
- Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh hoặc do điều kiện sống không thuận lợi.
 - GV cho HS quan sát lại H20 SGK phóng to.
? Em cho biết một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh hại.
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS dựa vào hình vẽ trả lời, em khác nhận xét, bổ sung thêm trên thực tế.
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng khi bị sâu, bệnh phá hại. (SGK)
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ, các em khác theo dõi, tiếp thu.
- Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?
- Thế nào là biến thái của côn trùng? Bệnh cây là gì?
- Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.Tìm hiểu các cách phòng trừ sâu, bệnh hại của gia đình hay của địa phương.
_________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet10..doc