Giáo án Công nghệ 7 học kỳ II

II. Quy trình thực hành.

 1. Xử lý hạt giống bằng nước ấm.

 + Bước 1:

+ Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.

- Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc vào chậu nước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm nước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc.

 + Bước 2:

+ Rửa sạch hạt chắc.

- Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy nước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết nước.

 + Bước 3:

+ Pha nước 540 C.

- Dùng nước sôi pha vào chậu nước lã sạch.

- Dùng nhiệt kế đo to, khi nhiệt kế chỉ 540 C

 + Bước 4:

+ Ngâm thóc đã ráo nước vào chậu nước 540C từ 5 đến 10 phút, sau đó ngâm tiếp vào nước sạch 24 giờ cho hạt hút nước no.

* Chú ý: Người ta chỉ thay việc ngâm nước 540C bằng cách cho vào lò sấy 540C từ 5 đến 10 phút.

- Nước 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nảy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết.

 

doc72 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vào thực tế
 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham học hỏi tìm hiểu thực tế
II. Công tác chuẩn bị.
- Bảng phụ. Sưu tầm tranh ảnh chụp các giống vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp (1p). 
2. Kiểm tra bài cũ (5p).
? Thế nào là chọn giống vật nuôi? Cho ví dụ?
? Theo em muốn quản lí giống vật nuôi tốt thì cần phải làm gì?
3. Bài mới.
 Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt củng như số lượng giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn những con đực giống tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống, sử dụng con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới gọi là nhân giống vật nuôi. Để hiểu rỏ hơn thế nào là nhân giống vật nuôi? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài 34: Nhân giống vật nuôi (1p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chọn phối (15p)
Gv cho đọc thông tin SGK
? Thế nào là chọn phối?
? Chọn phối nhằm mục đích gì?
Gv nhận xét
Gv: Dùng tranh ảnh để giới thiệu 2 VD về chọn phối giữ con đực và con cái cùng giống để nhân giống thuần chủng, chọn giống giữa con đực và con cái khác giống cho lai tạo.
Gv: Cho Hs đọc VD SGK
? Hãy tìm các ví dụ khác về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
? Thế nào là chọn phối cùng giống và khác giống?
Gv nhận xét 
Gv chốt lại
Hs đọc thông tin SGK
Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản
Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống, chất lượng đời sau 
Hs chú ý lắng nghe
Hs tự ghi nhớ
Hs đọc VD SGK
Hs tự cho các VD về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống
Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng). 
Chọn phối khác giống (giống lai)
 I. Chọn phối.
 1. Thế nào là chọn phối?
 Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
 *Mục đích
- Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống
- Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
2. Các phương pháp chọn phối.
- Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng).
- Chọn phối khác giống (giống lai)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân giống thuần chủng (17p)
Gv cho đọc thông tin SGK
? Nhân giống thuần chủng là gì?
? Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
Gv nhận xét
Gv: Lấy VD để minh họa cho định nghĩa và mục đích 
Gv: Cho Hs nêu thêm ví dụ khác ngoài VD SGK. 
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
? Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao phải có những điều kiện gì? 
Gv: Có thể nêu ví dụ khi nhân giống thuần chủng gà Ri thì những cá thể nào có sản lượng trứng thấp, có tính ấp bóng mạnh kéo dài bị loại bỏ.
Gv nhận xét
Gv chốt lại
Hs đọc thông tin SGK
Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái cùng một giống
Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh thuộc tính đã có.
Hs chú ý lắng nghe
Hs tự ghi nhớ
Hs tự tìm thêm VD 
Hs: Làm bài tập SGK
Có mục đích rõ ràng, có số lượng lớn vật nuôi đực và cái của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối, nuôi dưỡng chăm sóc tốt bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn
II. Nhân giống thuần chủng.
 1. Nhân giống thuần chủng là gì?
 + Định nghĩa:
 Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái cùng một giống
 + Mục đích: 
Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh thuộc tính đã có.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
 + Có mục đích rõ ràng.
 + Có số lượng lớn vật nuôi đực và cái của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối.
 + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn
4. Củng cố (5p)
 - Gọi 1 - 2 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
 ?Chọn phối là gì? Em hãy cho VD về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
 ?Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
5. Dặn dò (1p)
 - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Xem và chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài 35: Thực hành. Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
TIẾT 36. BÀI 35: THỰC HÀNH.
 NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT
 NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
- Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngại hình và đo kích thước một số chiều đo.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng vào thực tế
3. Thái độ
- Hs học tập say mê quan sát tỉ mĩ trong việc nhận biết các giống vật nuôi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật các giống gà ri, gà lơ go, ga Đông Cảo, gà Hồ, gà Ta vàng, gà Tau vàng 
- Thước đo.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
? Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chon phối cùng giống và chọn giống khác giống?
 ? Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
3. Bài mới.
 Hôm nay nhằm giúp cho các em nhận biết được 1 số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước 1 số chiều đo. Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài 35: Thực hành. Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều (1p)
Hoạt động 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh (7p)
- Nhắc nhở học sinh một số điều cần chú ý trong thực hành.
- Gv giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
- Chia nhóm: 3 bàn 1 nhóm
- Gv phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu hs phải trật tự khi thực hành.
Hoạt động 2: Thực hiện qui trình (20p)
 a. Quan sát ngoại hình.
 - Gv treo ảnh, tranh vẽ các vật nuôi (gà).
 - Gv: hướng dẫn học sinh quan sát theo thứ tự
+ Hình dáng toàn thân: nhìn bao quát con gà để nhận xét hướng trứng, thịt.
+ Màu sắc của lông da: Màu lông ở thân cổ, cánh, đuôi để tìm ra đặc điểm của giống.
 - Quan sát màu sắc của da ở toàn thân, da ở chân gà
 + Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống ở phần đầu (mào) chân (chiều cao, số lông vàng của vùng ống chào) để phân biệt giữa các giống
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo một số chiều đo để chọn gà mái, gv dùng tranh vẽ, vật mẫu để hướng dẫn học sinh cách đo.
 + Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng, đặt các ngón tay vuông góc với thân của gà mái. Nếu để lọt 3 - 4 ngón tay (khoảng cách rộng) đẻ trứng to. Nếu lọt 2 ngón tay, đẻ trứng nhỏ 
 + Đo khoảng cách giữa 2 xương háng, đặt ngón tay dọc theo thân gà
 c. Hs thực hành theo sự phân công và hướng dẫn của giáo viên.
 - Kết quả quan sát và do kích thước các chiều, Hs ghi vào bảng đã chuẩn bị như sách giáo khoa.
 	 - Gv theo dõi các nhóm thực hành và uốn nắn.
4. Kiểm tra – đánh giá (10p)
 - Sau khi thực hành xong các nội dung: HS ghi các kết quả thực hành theo mẫu SGK 
 - Tự đánh giá kết quả và thu dọn.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm học sinh về:
 - Thực hiện qui trình
 - Kết quả thực hành
 - Thái độ học tập
5. Dặn dò (1p)
 - Nhắc nhở Hs về vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
 - Xem và chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài 36: Thực hành. Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
TIẾT 37. BÀI 36: THỰC HÀNH.
NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO)
QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I. Mục tiêu. 
 1. Kiến thức
- Nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình.
- Biết được phương pháp đo 1 số chiều đo của lợn chuyên dụng trong xác định thể trọng của lợn không cần cân.
 2. Kĩ năng
- Biết vận dụng vào thực tế
 3. Thái độ
- Hs học tập say mê quan sát tỉ mĩ trong việc nhận biết các giống vật nuôi.
II. Công tác chuẩn bị.
- Tranh ảnh về một số giống lợn ở địa phương.
- Mô hình 
- Thước dây.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
?Nêu quy trình thực hành nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều?
3. Bài mới.
 Hôm nay, giới thiệu tiếp với các em cách quan sát và đo kích thước các chiều đối với lợn thông qua bài 36: Thực hành. Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều (1p)
Hoạt động 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh (7p)
- Nhắc nhở học sinh một số điều cần chú ý trong thực hành.
- Gv giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
- Chia nhóm: 3 bàn 1 nhóm
- Gv phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu hs phải trật tự khi thực hành.
Hoạt động 2: Thực hiện qui trình (20p)
 a. Quan sát ngoại hình.
 - Gv hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát ngoại hình một số giống lợn theo thứ tự dựa vào hình vẽ.
 - Quan sát hình dạng chung của con lợn xem kết cấu toàn thân: đầu, cổ, lưng, chân có thể nhận xét ban đầu: 
 Cụ thể: Rắn chắc, nhanh nhẹn, dài mình => hướng sản xuất nạc (Lợn Lanđơrat).
 Lỏng lẽo, chậm chạp, mình ngắn => hướng sản xuất mở (Lợn ỉ).
 - Quan sát màu sắc của da.
 - Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống ở phần đâu: ở mặt, tai, lông, da.
 Gv nêu ví dụ: Lợn ỉ: Mặt ngắn, mõm ngắn, trán có nhiều nếp nhăn.
	 Lợn Đại Bạch: Mặt hơi gãy, mõm hếch, tai to hướng về trước.
	 Lợn Lanđơrat: Tai to rủ xuống phía trước mặt
	 Lợn Móng cái: Lưng gãy, lông đen trắng có khoang mờ. 
 b. Đo một số chiều đo.
 Gv: Dùng mô hình để hướng dẫn Hs cách đo (Lợn đứng tư thế bình thường).
 + Đo chiều dài thân: Đặt đầu của thước dây tại điểm giữa 2 gốc tai của lợn đi theo sống lưng -> Khấu đuôi (đơn vị đo m).
 	 + Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực ở vị sau lưng bả vai 
(đơn vị đo là m).
 c. Hs thực hành theo sự phân công và hướng dẫn của giáo viên.
 - Kết quả quan sát và do kích thước các chiều, Hs ghi vào bảng đã chuẩn bị như sách giáo khoa.
 	 - Gv theo dõi các nhóm thực hành và uốn nắn.
4. Kiểm tra – đánh giá (10p)
 - Sau khi thực hành xong các nội dung: Hs ghi các kết quả thực hành theo mẫu (SGK)
 - Tự đánh giá kết quả và thu dọn.
 - Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm học sinh về:
 - Thực hiện qui trình
 - Kết quả thực hành
 - Thái độ học tập
5. Dặn dò (1p)
 - Nhắc nhở Hs về vệ sinh,

File đính kèm:

  • docGIAO AN CN 7 - H Ky II.doc
Giáo án liên quan