Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 9: Hình chiếu phối cảnh

II. Chuẩn bị của GV-HS:

1, Chuẩn bị của GV

 Trong bài 2 sách cong nghệ 8, các em đã biết các phép chiếu, trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng HCPC.

- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 7 trang 37 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 2 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

 GV :Tranh vẽ hình 7.1 và 7.2 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.

 Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.

2. Chuẩn bị của HS

HS: đọc trước nội dung bài 7 trang 37 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.

HS: Vở, sgk, dụng cụ vẽ kĩ thuật.

III. Tiến trình bài dạy

1.Kiểm tra bài cũ: (không)

2. Dạy nội dung bài mới

Đặt vấn đề: (1 P’)

 Trong bài 2 sách công nghệ 8, các em đã biết các phép chiếu như phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm, trong đó phép chiếu xuyên tâm

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 9: Hình chiếu phối cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:././ 2012 	 Ngày dạy: Lớp
//	11A
//	11B
//	11C
//	11D
//	11E
//	11G
TIẾT 9	 BÀI 7
HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
I, Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
Qua bài học sinh cần nắm được:
- Hiệu được khái niệm về hình chiếu phối cảnh (HCPC).
- Biết cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản.
2. Về kỹ năng
- Biết cách biễu diễn hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản
3. Về thái độ
- Nghiêm túc tìm hiểu bài học, tích cực hăng say với bài
II. Chuẩn bị của GV-HS:
1, Chuẩn bị của GV 
 Trong bài 2 sách cong nghệ 8, các em đã biết các phép chiếu, trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng HCPC.
- GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 7 trang 37 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 2 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
 GV :Tranh vẽ hình 7.1 và 7.2 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
 Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.
2. Chuẩn bị của HS
HS: đọc trước nội dung bài 7 trang 37 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.
HS: Vở, sgk, dụng cụ vẽ kĩ thuật.
III. Tiến trình bài dạy 
1.Kiểm tra bài cũ: (không)
2. Dạy nội dung bài mới
Đặt vấn đề: (1 P’)
 Trong bài 2 sách công nghệ 8, các em đã biết các phép chiếu như phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm, trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng HCPC. Vậy như thế nào là HCPC? cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản như thế nào ta đi vào bài 7.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm HCPC.(21)
GV: yêu câu HS quan sát tranh vẽ hình 7.1 sgk và đặt câu hỏi.
-Đây là HCPC hai điểm tụ của một ngôi nhà
-Quan sát hình vẽ cho biết HCPC của ngôi nhà được xây dựng bằng phép chiếu gì?
-Vậy HCPC là gì?
-Trong thực tế các em thấy các cạnh của ngôi nhà có song song?
- Nhưng quan sát hình vẽ ta thấy các cạnh song song này với mặy phẳng hình chiếu thì gặp nhau tại một điểm, điểm này gọi là điểm tụ.
-Để HS hiểu rõ hơn về điểm tụ GV lấy ví dụ.
Ta đứng trên đường ray tàu lửa (thẳng, dài) nhìn về phía xa đường ray, ta thây đường ray nhỏ lại và 2 thanh ray gặp nhua tại một điểm, điểm đó được coi là điểm tụ. Vậy trong phép chiếu xuyên tâm 2 đường thẳng song song có thể chiếu thành 2 đường thẳng cắt nhau.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 7.2sgk.
-Đây là hệ thống xây dựng HCPC, em hãy cho biết đâu là tâm chiếu, mp chiếu, mp vật thể, mp tầm mắt, đường chân trời, điểm tụ?
GV: các em quan sát h7.1 và7.3, có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà?
-Vậy đặc điểm của HCPC là gì?
-HCPC dùng để làm gì?
GV: có 2loại HCPC đó là HCPC 1điểm tụ và HCPC 2điểm tụ, thế nào là HCPC 1điểm tụ và HCPC 2điểm tụta đi vào mục 3.
-Quan sát h7.3 em thấy HCPC này mấy điểm tụ? Vì sao?
-Quan sát h7.3 em thấy HCPC này mấy điểm tụ? Vì sao?
HS: Quan sát hình vẽ và đọc sgk.
HS: HCPC của ngôi nhà được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
HS: nêu khái niệm của HCPC.
HS: các cạnh của ngôi nhà song song với nhau.
HS:
+Tâm chiếu là mắt người quan sát.
+mp thẳng đứng tưởng tượng đgl mphc hay mặt tranh.
+mp nằm ngang trên đó đặt vật thể là mp vật thể.
+ mp nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mp tầm mắt.
+giao của mp tầm mắt và mphc tạo thành đường thẳng gọi là đường chân trời (kí hiệu tt).
+tù điểm nhìn kẻ một đường thẳng vuông góc với đường chân trời cắt đường chân trời tại 1điểm gọi là điểm tụ.
+Quan sát tranh ta thấy các bộ phận của ngôi nhà càng xa mắt ta càng nhỏ lại.
HS: trả lời.
+có 1 điểm tụ vì, có 1 mp của vật thể song song với mặt tranh.
+có 1 điểm tụ vì, không có mp của vật thể song song với mặt tranh.
I,Định nghĩa
1,Khái niệm 
+HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
+ Đặc điểm của HCPC là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách sa gần của vật thể giống như khi quan sát trong thực tế.
2. ứng dụng của HCPC
-HCPC thường được đặt bên cạnh các hc vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng,để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu cống, đê đập
3. Các loại HCPC
+ HCPC 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với 1 mặt của vật thể.
+ HCPC 2 điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với 1 mặt nào của vật thể.
Hoạt động 2:Tìm hiểu phương pháp vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản. (18)
-GV: cho một vật thể có dạng hình chữ L dưới dạng hình chiếu vuông góc và hướng dẫn HS vẽ phác HCPC của vật thể.
-GV: yêu cầu HS đọc kĩ các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản trong sgk.
-GV thực hiện các bước trên bảng và đặt câu hỏi.
+việc vẽ đường chân thời để xác định gì?
+vị trí hc đứng được đặt như thế nào với đường chân trời?
+khi F’ ở vô cùng thì hc nhận được là gì?
HS: 
-xác định độ cao điểm nhìn.
-hc đứng đặt song song với đường chân tròi.
-hc nhận được là hc trục đo.
II,Phương pháp vẽ phácHCPC.
Các bước vẽ phác HCPC 1 điểm tụ.
+B1 vẽ đường chân trời tt, xác định độ cao của diểm nhìn.
+B2 chọn điểm tụ F’.
B3 vẽ hc đứng của vật thể.
B4 nối các điểm trên hc đứng với điểm tụ, A’F’, B’F’, C’F’, D’F’.
+B5 lấy điểm I’ trên F’ để xác định chiều rộng của vật thể.
+B6 từ điểm I’ vẽ các đường thẳng song song với các cạnh của vật thể.
+B7 tô đậm các cạnh thấy của vật thể, hoàn thiện bản vẽ.
Chú ý
-Muốn thể hiện mặt bên nào của vật thể thì chọn điểm tụ F’ về phía bên đó của hc đứng.
-Khi F’ ở vô cùng, các tia chiếu song song nhau, hc nhận được có dạng hc trục đo của vật thể.
3. Củng cố luyện tập: (3 P’)
- GV hướng dẫn HS tự nghin cứu phần phương pháp vẽ phác HCPC 2 điểm tụ của vật thể trong sgk.
- Yêu cầu HS vẽ phác HCPC của các vật thể ở phần vật thể h7.4 trang 40 sgk.
- So sánh cách vẽ HCPC với cách vẽ HCTĐ của vật thể?
- HCPC được sử dụng trong các bản vẽ nào?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2 P’)
- Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu phần thông tin bổ sung trang 41 sgk và chuản bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTIẾT 9-.doc