Giáo án công dân 7 tuần 4 tiết 4: Pháp luật và kỉ luật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Thế nào pháp luật và kỉ luật

 - Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

 - Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỉ luật

- Biết nhắc nhở mọi người và bạn bè thực hiện pháp luật và kỉ luật.

3. Thái độ:

- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật

- Đồng tình ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:

- Kĩ năng đánh giá hành vi.

- Kĩ năng phân tích, so sánh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định: Kiểm tra sỉ số

2.Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là giữ chữ tín ? Cho ví dụ ? Vì sao phải giữ chữ tín ?

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài mới : Em có nhận xét gì về những hành vi sau?

a. Học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

b. Bạn Lan quay cóp trong giờ kiểm tra

c. Vì gia đình khó khăn, Huy đã tham gia vào con đường vận chuyển ma túy.

HS: trả lời

GV: nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

 

docx2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3736 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án công dân 7 tuần 4 tiết 4: Pháp luật và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5	 Ngày soạn : 13/09/2014
TIẾT 5	 	 Ngày dạy: 17/09/2014
PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Thế nào pháp luật và kỉ luật 
 - Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật 
 - Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật 
2. Kỹ năng:
- Biết thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỉ luật 
- Biết nhắc nhở mọi người và bạn bè thực hiện pháp luật và kỉ luật.
3. Thái độ:
- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật 
- Đồng tình ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng đánh giá hành vi.
- Kĩ năng phân tích, so sánh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là giữ chữ tín ? Cho ví dụ ? Vì sao phải giữ chữ tín ?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới : Em có nhận xét gì về những hành vi sau?
a. Học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
b. Bạn Lan quay cóp trong giờ kiểm tra
c. Vì gia đình khó khăn, Huy đã tham gia vào con đường vận chuyển ma túy.
HS: trả lời
GV: nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khai thác nội dung những biểu hiện của pháp luật và kỉ luật qua mục đặt vấn đề
GV: Yêu cầu 3 HS đọc truyện
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 5’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung .
Nhóm 1: Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những việc làm nào vi phạm pháp luật ?
Nhóm 2: Những hành vi vi phạm pháp luật đó đã gây ra hậu quả gì?
Nhóm 3: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn ma tuý, những chiến sĩ công an phải có những phẩm chất gì?
Nhóm 4: HS cần có tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao?
GV: chúng ta tự rút ra bài học gì qua mục Đặt vấn đề ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS khai thác nội dung bài học
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 5’ rồi trình bày, các nhóm có cùng câu hỏi sẽ bổ sung và nhận xét cho nhau.
Nhóm 1: pháp luật là gì? kỷ luật là gì?
Nhóm 2: Em hãy nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật
Nhóm 3: Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật và kỷ luật trong cuộc sống?
Nhóm 4: HS phải làm gì để thực hiện tính pháp luật và kỷ luật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và kỷ luật
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Khái niệm:
PHÁP LUẬT
KỈ LUẬT
-Là qui tắc xử sự chung
- Có tính bắt buộc
-Do nhà nước ban hành
-Biện pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
-Là qui định, qui ước
-Mọi người phải tuân theo
- Do tập thể, cộng đồng đề ra
-Biện pháp: khiển trách, kỷ luật
2. Mối quan hệ giữa PL và KL:
- Những qui định của tập thể phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với PL.
3. Ý nghĩa:
- Có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động.
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và XH phát triển theo 1 định hướng chung.
4. Biện pháp 
Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước. 
4.Củng cố :
- HS giải bài tập trong SGK	
5. Đánh giá: 
- Vì sao trong cơ quan, tổ chức hay nhà trường cần phải có nội qui? 
6. Hoạt động nối tiếp :
- Làm bài tập SGK. 
- Chuẩn bị bài 6
7. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTuan 5 Cong dan 8 Tiet 5 2014 2015.docx