Giáo án công dân 7 tuần 2 tiết 2: Trung thực

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực.

- Ý nghĩa của trung thực.

 2. Kĩ năng:

- Phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực, không trung thực trong cuộc sống .

- Trung thực trong học tập và việc làm hàng ngày.

3. Thái độ:

- Có thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:

- Kĩ năng phân tích so sánh về biểu hiện trung thực và không trung thực.

- Kĩ năng tư duy phê phán hành vi.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp .

 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện đức tính giản dị?

 3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Thông qua một tình huống để giới thiệu.

 

docx3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án công dân 7 tuần 2 tiết 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2	 Ngày soạn : 23/08/2014
TIẾT 2	 	 Ngày dạy: 25/08/2014
TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực.
Ý nghĩa của trung thực.
 2. Kĩ năng:
Phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực, không trung thực trong cuộc sống .
Trung thực trong học tập và việc làm hàng ngày.
3. Thái độ:
Có thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
Kĩ năng phân tích so sánh về biểu hiện trung thực và không trung thực.
Kĩ năng tư duy phê phán hành vi.
Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị là gì? Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện đức tính giản dị?
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Thông qua một tình huống để giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : Phân tích truyện đọc :
GV gọi HS đọc.
HV: Đọc truyện
GV: Qua câu chuyện, em thấy Bra-man-tơ đối xử với Mi-ken-lăng-giơ ntn? (Làm hại đến sự nghiệp của ông)
GV: Trước những hành động đó của Bra-man-tơ Mi-ken có thái độ ntn ?(Rất oán hận, nhưng vẫn công khai đánh giá rất cao Bra…)
GV: Em có nhận xét gì về lời nhận xét Mi-ken-lăng-giơ đối với Bra-man-tụ?
Vì sao Miken lại xử sự như vậy? (Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất khách quan khi đánh giá sự việc.)
GV: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
HS: Thảo luận đưa ra ý kiến cá nhân.
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực :
GV: Hãy lấy một số VD về tính trung thực mà em được biết?
HS: Trả lời
GV: kể chuyện “Lòng trung thực của các nhà khoa học” (SGK) và chuyện “Chú bé chăn cừu” ( Thiết kế)
GV nhắc nhở HS, tính trung thực biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau: Trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong hành động khác
GV: Trái với trung thực là gì ?(Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí.)
HS: Trả lời
GV: Giáo dục HS tính trung thực
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện của hành vi trái với tính trung thực và phân biệt sự khác nhau giữa các hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc có thể không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết 
Hoạt động 5 : Rút ra bài học và liên hệ thực tế :
GV hướng dẫn HS rút ra Nội dung bài học.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS tự liên hệ, kể những việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân.
GV: Nêu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của trung thực?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét, kết luận
I. TRUYỆN ĐỌC:
SỰ CÔNG MINH CHÍNH TRỰC CỦA MỘT NHÂN TÀI
- Lúc đầu kình địch đối lập nhau.
- Về sau công khai đánh giá tài năng của BraMan Tơ.
- Vì MiKenLăng là người sống thẳng thắn, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá mọi việc.
- Việc làm đó thể hiện đức tính trung thực của MiKenLăng
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Khái niệm:
- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. 
2. Biểu hiện:
 Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
3. Ý nghĩa:
- Là một đức tính cần thiết quý báu
- Nâng cao phẩm giá
- Được mọi người tin yêu kính trọng
- Xã hội lành mạnh.
* Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
4. Củng cố 
Gọi HS làm bài tập a/ sgk. GV nhận xét, ghi điểm.
GV yêu cầu HS nêu tục ngữ, ca dao nói về trung thực
 5. Đánh giá:
Em hiểu như thế nào về câu: “ Nhặt được của rơi, đem trả người mất”? 
Bản thân em đã hành động như câu nói trên hay chưa? 
 6. Hoạt động nối tiếp:
Học thuộc bài
Làm các bài tập còn lại.
Đọc và chuẩn bị trước bài 3
7. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTuan 2 Cong dan 7 Tiet 2 2014 2015.docx