Giáo Án Chủ Đề Tự Chọn Hóa Học 9 Các Dạng Bài Tập Về Kim Loại

I.Mục tiêu:

 - Kiến thức: Học sinh biết được tính chất vật lí và hóa học của kim loại.

 Biết được dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó.

 Nắm được tính chất đặc trưng của một số kim loại tiêu biểu như Al , Fe .

- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng so sánh,phân tích,tổng hợp.

 Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải bài tập liên quan đến kim loại.

- Thái độ: Giúp học sinh có niềm yêu thích khoa học tự nhiên,vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và sản xuất.

 II.Các tài liệu hỗ trợ:

- Sách giáo khoa hóa học 9

- Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 9 ( NXB Giáo dục)

- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học THCS(NXB GD)

III.Nội dung:

Bài: Tính chất vật lí của kim loại (trang 46 SGK)

Bài: Tính chất hóa học của kim loại (trang 49 SGK)

Bài: Dãy hoạt động hóa học của kim loại ( mục I,II trang 52 SGK)

Bài: Nhôm ( mục II trang 56 SGK)

Bài: Sắt ( mục II trang 59 SGK)

IV. Định hướng một số phương pháp giảng dạy cơ bản:

 Giáo viên tổ chức cho học sinh tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp hoạt động nhóm

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Sử dụng câu hỏi và bài tập để học sinh tìm tòi,phát hiện kiến thức.

 

doc11 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Chủ Đề Tự Chọn Hóa Học 9 Các Dạng Bài Tập Về Kim Loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
 II.Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi và một số bài tập về dạng nhận biết chất.
 HS: Ôn lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại.
 III.Phương pháp:
 Dùng phương pháp đàm thoại,thực hành(thông qua làm bài tập).
 IV.Tiến trình giờ dạy: 
 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra:
 Trình bày tính chất hóa học của oxit? Axit? Bazơ? Muối?
 3.Vào bài:
 Bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi và giải bài tập với những nội dung cơ bản sau:
I.Lý thuyết:
1/ Nêu phương pháp giải bài tập về nhận biết chất?
Hướng dẫn: Phương pháp chung
Phân loại từng chất.
Yêu cầu nắm vững tính chất của các chất
Chọn lựa thuốc thử phù hợp,chọn lựa phản ứng đặc trưng để cho ra một số dấu hiệu: đổi màu,kết tủa,tạo chất có mùi,sủi bọt khí.
Viết,cân bằng đúng phản ứng và ghi đầy đủ điều kiện của phản ứng(nếu có).
2/ Bài tập nhận biết chất thường gặp những dạng nào?
Hướng dẫn: Có các dạng: Nhận biết chất dựa vào tính chất vật lí,dựa vào tính chất hóa học dùng nhiều thuốc thử,bằng thuốc thử quy định hoặc không được dùng thuốc thử
II.Bài tập:
Bài 1: Có hỗn hợp gồm bột nhôm và bột magie.Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết mỗi kim loại trong hỗn hợp.Viết các phương trình hóa học (nếu có).
ĐA: Cho vào dd NaOH dư nhận biết được nhôm,còn lại là magie.
Bài 2: Thả một mãnh kẽm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau:
a/MgSO4 b/ CuCl2 c/ AgNO3 d/ HCl e/ KOH
Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích.
ĐA:a/Không có hiện tượng;b/đồng màu đỏ bám vào kẽm;c/bạc bám vào mãnh kẽm;d/kẽm tan dần và sủi bọt khí;e/kẽm tan dần và sủi bọt khí vì:
Zn + 2KOH K2ZnO2 + H2 
Bài 3: Có 3 kim loại là nhôm,bạc,sắt.Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại.Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ.Viết các phương trình hóa học để nhận biết.
ĐA:Cho vào dd NaOH nhận biết Al,cho vào dd HCl nhận biết Fe,còn lại là Ag.
Bài 4: Có 4 lọ không ,mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau:
CuSO4,AgNO3,HCl và NaCl.
Hãy dùng những kim loại thông thường để nhận biết từng dung dịch.Viết các phương trình hóa học.
ĐA: Dùng Cu nhận ra AgNO3,dùng Fe nhận được dd HCl do có sủi bọt khí,nhận được dd CuSO4 do có kim loại màu đỏ xuất hiện,còn lại là dd NaCl không có phản ứng.
Bài 5: Chỉ được dùng thêm một chất hãy tìm cách nhận biết các chất trong dãy chất sau: Al,Mg,Ca,Na.
ĐA: Dùng nước nhận ra Na và Ca (taọ vẩn đục),lấy dd NaOH vừa nhận được tác dụng với 2 kim loại còn lại nhận biết được Al,còn lại là Mg.
V.Đánh giá,nhận xét và định hướng bài học sau:
..
Tiết 3- 4: 
 TÁCH HỖN HỢP – TINH CHẾ CÁC CHẤT.
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:
 HS nắm được tính chất hóa học của các chất đã học,biết được một số tính chất đặc trưng của các chất .
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng so sánh,phân tích tổng hợp và khái quát hóa.
Thái độ:
Giáo dục cho HS có niềm yêu thích bộ môn,yêu khoa học tự nhiên,biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
 II.Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi và một số bài tập về dạng tách hỗn hợp và tinh chế các chất.
 HS: Ôn lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại.
 III.Phương pháp:
 Dùng phương pháp đàm thoại,thực hành(thông qua làm bài tập).
 IV.Tiến trình giờ dạy: 
 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra:
 Thế nào là hỗn hợp? Cho ví dụ.
 3.Vào bài:
 Bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi và giải bài tập với những nội dung cơ bản sau:
I.Lý thuyết:
 Muốn tách hay tinh chế một chất ra khỏi hỗn hợp ta làm như thế nào?
Hướng dẫn: Phương pháp chung
Phân loại các chất trong hỗn hợp
Vận dụng các phản ứng đặc trưng đối với từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp.
Dùng các phản ứng thích hợp để tái tạo các chất ban đầu từ các sản phẩm tạo thành ở trên,do đó cần phải nắm vững phương pháp điều chế các chất cần tách. 
 II.Bài tập:
Bài 1: Bạc cám(dạng bột) có lẫn tạp chất đồng, nhôm.Làm thế nào để thu được bạc tinh khiết.Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ.
ĐA: Cho hỗn hợp tác dụng với dd AgNO3 (lấy dư),Cu và Al sẽ bị hòa tan vào dd,lọc lấy chất rắn không tan là Ag.Viết 2 PTHH.
Bài 2: Làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này đi qua các bình đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô.
Có các chất làm khô sau:H2SO4	đặc,CaO.Dùng hóa chất nào trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: Khí SO2,khí O2,khí CO2.Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
ĐA: Làm khô SO2,CO2 có thể dùng H2SO4 đặc,làm khô O2 có thể dùng H2SO4 đặc hoặc CaO vì chúng không tác dụng với nhau.
Bài 3: Có dung dịch muối MgCl2 lẫn tạp chất là CuCl2.Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối MgCl2 ? giải thích sự lựa chọn
a/ NaOH b/ HCl c/ Mg d/ Al e/ Zn
ĐA: c
Bài 4: Trình bày phương pháp hóa học để tách đồng ra khỏi hỗn hợp ba kim loại đồng,sắt,kẽm.
Bài 5: Hãy tách bạc ra khỏi hỗn hợp gồm nhôm,bạc và sắt bằng phương pháp hóa học.
V.Đánh giá,nhận xét và định hướng bài học sau:
..
Tiết 5- 6: 
 HOÀN THÀNH PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG – ĐIỀU CHẾ
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:
 HS nắm được tính chất hóa học của các chất đã học,điều kiện xảy ra của một số phản ứng cơ bản đặc biệt là phản ứng trao đổi.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng so sánh,phân tích tổng hợp và khái quát hóa,kĩ năng viết phương trình phản ứng.
Thái độ:
Giáo dục cho HS có niềm yêu thích bộ môn,yêu khoa học tự nhiên,hướng nghiệp cho học sinh.
 II.Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi và một số bài tập về dạng nhận biết chất.
 HS: Ôn lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại.
 III.Phương pháp:
 Dùng phương pháp đàm thoại,thực hành(thông qua làm bài tập).
 IV.Tiến trình giờ dạy: 
 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra:
 Nêu tính chất hóa học chung của kim loại? Lấy ví dụ và viết các phương trình hóa học minh họa với kim loại Fe.
 3.Vào bài:
 Bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi và giải bài tập với những nội dung cơ bản sau:
I.Lý thuyết:
1/ Phương trình phản ứng gồm có những dạng nào?
2/ Muốn xác định được chất phản ứng trong một phản ứng ta dựa trên cơ sở nào?
3/ Yêu cầu của một phương trình hóa học hoàn chỉnh là gì?
4/ Trình bày phương pháp làm một bài điều chế chất?
II.Bài tập:
Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
a/ .. + HCl FeCl2 + H2
b/ .. + AgNO3 Zn(NO3)2 + Ag
c/  + .. ZnO
d/ .. + Cl2 CuCl2
e/ .. + S Na2S
Bài 2: Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:
a/ Magie + axit sunfuric loãng b/ Đồng + dd bạc nitrat
c/ Ka li + lưu huỳnh d/ Bari + Clo
Bài 3: Hãy viết các phương trình hóa học thực hiện các biến hóa sau đây:
 CaO CaSO4
 Ca Ca(NO3)2
 CaCl2 CaS 
Bài 4: Từ sắt và các hóa chất cần thiết,hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: FeO ; Fe3O4 ; Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
Bài 5: Nhôm tác dụng được với chất nào sau đây:
a/ Dung dịch muối Cu(NO3)2 b/ H2SO4 đặc,nguội.
c/ Khí Cl2 d/ Dung dịch ZnSO4 .
 Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện,nếu có.
V.Đánh giá,nhận xét và định hướng bài học sau:
..
 _________________________________________ 
Tiết 7- 8: 
 TÍNH THEO CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG.
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:
 HS nắm được các dạng toán tính theo công thức và phương trình phản ứng.Xác định được kim loại cần tìm tùy theo các dữ kiện đã cho.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng so sánh,phân tích tổng hợp và khái quát hóa,kĩ năng giải bài tập hóa học liên quan đến kim loại.
Thái độ:
Giáo dục cho HS có niềm yêu thích bộ môn,yêu khoa học tự nhiên.
 II.Chuẩn bị:
 GV: Hệ thống câu hỏi và một số bài tập về dạng nhận biết chất.
 HS: Ôn lại tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và kim loại.
 III.Phương pháp:
 Dùng phương pháp đàm thoại,thực hành(thông qua làm bài tập).
 IV.Tiến trình giờ dạy: 
 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra:
 ở chương trình lớp 8 em đã gặp những dạng nào của bài toán tính theo CTHH và PTHH? 
 3.Vào bài:
 Bằng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi và giải bài tập với những nội dung cơ bản sau:
I.Lý thuyết:
1/ Trình bày cách tính % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất?
2/ Nêu các bước lập công thức hóa học của hợp chất khi biết % về khối lượng của các nguyên tố trong trường hợp có và không có khối lượng mol của hợp chất.
3/ Trình bày phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
4/ Nêu các công thức tính C% và CM ?
 II. Bài tập:
Bài 1: Đát sét có thành phần hóa học là: Al2O3.2SiO2..2H2O .Hỏi nhôm chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng trong đất sét.
ĐA: %Al = 20,93%
Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng 10 gam dung dịch HCl 21,9 % .Hỏi đó là oxit của kim loại nào?
ĐA: Đồng,công thức oxit là CuO.
Bài 3: Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi phản ứng kết thúc.Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.
ĐA: kl Zn = 1,625 gam ; C% = 10,056 %.
Bài 4: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu,Zn vào dd H2SO4 loàng dư thu được 4,48 lít khí (đktc).
a/ Viết PTHH xảy ra.
b/ Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
ĐA: kl Cu = 8 gam.
Bài 5: Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Mg tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 3,136 lít khí H2 (ở đktc).Mặc khác khi cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 1,2 gam chất rắn.
Tính thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A ? 
ĐA: % Mg = 42,55 % ; % Al = 57,45% .
V.Đánh giá,nhận xét và định hướng bài học sau:
..
 _________________________________________ 
Tiết 9- 10: 
 BÀI TẬP VỀ TĂNG , GIẢM KHỐI LƯỢNG.
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức:
 HS nắm được tính chất hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại,nắm được phương pháp giải bài toán tính theo phương trình hóa học có liên quan đến sự tăng hay giảm khối lượng của kim loại.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng so sánh,phân tích tổng hợp và khái quát hóa,kĩ năng giải toán hóa học theo phương trình hóa học.
Thái độ:
Giáo dục cho HS có niềm yêu thích bộ môn,yêu k

File đính kèm:

  • docChudeTC HOA9.doc