Giáo án Chủ đề: Mùa thu quê em

Biết được ngày hội đến trường là ngày 5/9 dương lịch và tết trung thu là ngày 15/8 (âm lịch)

- Trẻ biết kể về những đặc trưng của ngày hội đến trường , tết trung thu là ngày có ông trăng tròn, có lễ hội rước đèn, có múa lân, phá cổ

- Ngày tết trung thu là ngày của các em thiếu nhi, ngày mọi người cùng vui đùa bên nhau.

- Trẻ nhận dạng các hình khối từ các loại lồng đèn

- Trẻ đếm số lượng lồng đèn, tách gộp nhóm có số lượng 5

- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Mùa thu quê em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết cách lật giở sách xem tranh chuyện.
- Biết sử dụng các thẻ chữ cái để ghép thành từ giống với thẻ từ, sao chép chữ và tô màu
- biết luật chơi, cách chơi ô ăn quan
- Sách tranh chuyện 
- Thẻ chữ cái, các thẻ từ.
- Giấy, bút chì, kéo, hồ dán.
- Sách khám phá chủ đề cho trẻ.
- Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách và tập kể chuyện theo tranh.
- Hướng dẫn trẻ cách xếp đồ chơi và các con số, cách ghép chữ cái thành từ.
* Góc thiên nhiên/ khoa học
- Làm đèn lồng từ lá cây
- Chăm sóc lau lá tưới hoa
- Trẻ tạo dáng chiếc đèn lồng từ lá cây
- Trẻ biết tỉa lá vàng, tưới nước cho cây.
Keo dán, kéo, lá cây khô…
Bình tưới nước, khăn lau 
Cô hướng dẫn trẻ tỉa lá vàng, lá úa, tưới nước cho cây và nhặt lá vàng cho cây.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày thứ nhất Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
 MÙA THU QUÊ EM
NỘI DUNG
 YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích
Khám phá xã hội
Trò truyện về mùa thu quê em
- Trẻ biết được đặc điểm đặc trưng về mùa thu: thời tiết, khí hậu, quang cảnh, động thực vật, sinh hoạt của con người trong ngày Tết trung thu.
- Trẻ biết mùa thu có 2 ngày đặc biêt: ngày hội khai trường và ngày tết trung thu.
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu thiên nhiên, khi tham gia chơi trò chơi không xô đẩy nhau
- Tranh vẽ cảnh mùa thu.
- Hình ảnh ngày khai trường.
- Tranh rước đèn trung thu
- Cô trưng bày xung quang lớp 1 số hoa quả mùa thu.
- Băng đĩa có bài hát về trường mẫu giáo.
Hoạt động 1: Ổn định 
- Cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :
 “Vườn trường mùa thu”.
- Cô đọc câu đố
 “ Mùa gì dịu nắng
 Mây nhẹ nhàng bay
 Bưởi vàng trên cây
 Quả hồng chín đỏ
 Chín đỏ cái mà chín đỏ?”
Hoạt động 2: Mùa thu quê em
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về mùa thu.
 + Ai biết bây giờ đang là mùa gì?
 + Con cảm thấy thời tiết mùa thu hôm nay như thế nào?
 + Nhìn xem cô có bức tranh vẽ cảnh gì?
 + Vì sao con biết đây là bức tranh vẽ cảnh mùa thu?
Cô nói: Thời tiết mùa thu dịu mát hơn, ngày ngắn dần và đêm dài hơn. Mặt trời vẫn chiếu sáng, bầu trời cao xanh, mây trắng, thỉnh thoảng vẫn có mưa đó các con.
+ Các con xem trong tranh mọi người mặc quần áo như thế nào?
+ Còn các con hôm nay ăn mặc ra sao?
+ Con thấy mùa thu có những loại hoa gì nở?
+ Mùa thu có những loại quả nào chín ngon?
Cô nói: khi mùa thu đến có nhiều loại hoa thường nở như: Cúc, hồng, vạn thọ… Và một số loại quả chín rất ngon như: hồng, bưởi, mãng cầu tròn, nhãn, nho,…
+ Đố các con biết vì sao mùa thu có nhiều quả chín ngon đến thế?
+ Vào mùa thu cây cối có một hiện tượng hết sức đặc biêt, đố các con biết đó là hiện tượng gì?
+ Ở trường mình cây gì hay rụng lá vào mùa thu?
+ Và cuối mùa thu ở những nơi khác có một số loại chim bay đi tránh rét, các con có biết đó là loại chim nào không?
+ Tại sao cây lại rụng lá vào cuối thu? Chim lại bay đi tránh rét ? ( Do cuối mùa thu sẽ là mùa đông)
- Mùa thu có những ngày hội nào?
+ Hôm nay là ngày gì? ( Ngày hội bé đến trường)
- Con hãy kể cho các bạn cùng nghe về ngày hội đến trường của chúng ta ( Trẻ kể)
- Cho trẻ hát bài “ngày vui của bé” 
+ Sau ngày hội này có ngày gì mà các con đều mong đợi đến?( Tết trung thu)
+ Tết trung thu vào ngày nào?
+ Con thấy trên đường, ở chợ có gì khác so với mọi ngày?
+ Cha mẹ đã chuẩn bị những gì cho ngày tết trung thu ?
+ Đêm trăng trung thu như thế nào?
+ Chúng ta thường làm gì để chuẩn bị đón trăng lên?
+ Các con thì làm gì?
+ Tết trung thu con thích được làm gì nhất? con sẽ ăn bánh mứt như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của mình?
+ Trung thu đến, ở trường mình có tổ chức gì ? Con thấy thế nào?
- Cô cung cấp cho trẻ biết tình cảm yêu thương của Bác Hồ dành cho các cháu thiêu nhi
+ Cô mời lớp mình cùng cô biểu diễn bài hát nói về đêm trung thu nhé! (Cho múa bài “Đêm trung thu”)
Hoạt động 3: Trò chơi “Hát múa về mùa thu”
- Cô tổ chức cho trẻ “ hát múa về mùa thu”.
Cách chơi: Cháu xung phong trình bày bài hát nói về mùa thu.
 + Vườn trường mùa thu
 + Rước đèn dưới trăng
 + Gác trăng 
 + Đêm trung thu
 + Ngày vui của bé…
Cô động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia hưởng ứng cùng bạn.
Kết thúc
* Hoạt động ngoài trời 
- Trò chuyện về ngày tết trung thu 
- Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
- Chơi với các đồ chơi ngoài sân trường
- Trẻ đặc trung của ngày tết trung thu là có đèn lồng và bánh trung thu
- Chơi chơi hứng thú, tích cực và vui vẻ
- Giáo dục chơi đoàn kết với bạn
- Câu hỏi
- Dẫn trẻ đi tham quan các lớp và đàm thoại cùng trẻ
- Vẽ trên sân các trò chơi
* Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ
Hướng dẫn trò chơi mới: Thả đỉa ba ba
Làm lồng đèn, làm bánh, trang trí sân khấu…
- Trẻ biết cách chơi của trò chơi thả đỉa ba ba
- Cháu hứng thú trong khi chơi
- Trò chơi
- Sân bãi
* Tổ chức hoạt động
1. Hướng dẫn trò chơi mới: Thả đỉa ba ba 
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Ôn bài buổi sáng :Làm lồngđèn, làm bánh, trang trí sân khấu…
* Nêu gương cuối ngày 
* Trả trẻ
Ngày Thứ hai Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
 BÉ VUI ĐÓN TRUNG THU
NỘI DUNG
 YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có chủ đích
Tạo hình
Làm lồng đèn
Âm nhạc
Tập văn nghệ
- Trẻ biết cách làm lồng đèn từ nguyên vật liệu mở 
- Rèn kỹ năng cho trẻ
-Giúp trẻ phát triển óc sáng tạo và sự khéo léo
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình cẩn thận
- Trẻ biết hát múa các bài hát để tham gia biểu diễn trong têt trung thu
- rèn kỹ năng ca, múa, phát triển năng khiếu âm nhạc
- giáo dục trẻ yêu ca hát, ý thúc đoàn kết tập thể khi luyện tập
- mẫu của cô
 - Chén nhựa nhuộm màu xanh, vàng, đỏ..
- Nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện
- Băng đĩa các bài hát
- mũ lân 
- mũ ông địa
- đồ dùng cần thiết
Hoạt động 1: Ổn đinh + giới thiệu
- Hát bài “ Rước đèn dưới trăng”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung bài hát
Hoạt động 2: Quan sát tranh gợi ý:
- Tình huống: Thỏ đem lồng đèn đến tặng cho lớp nhân dịp trung thu sắp đến
- Cô giới thiệu từng lồng đèn
- Lồng đèn có 5 cánh là lồng đèn gì?
- Lồng đèn làm từ nguyên vật liệu mở như: Chén nhựa, làm bằng giấy
- Cho trẻ xem lồng đèn làm từ chén nhựa
- Cái chén nhựa khoét hình tròn 2 -3 lỗ sau đó lấy 1 chén nhựa nữa cũng khoét như vậy và cuối cùng đặt úp vào nhau. Sau cùng là trang trí cho cái lồng đèn thêm đẹp. Gắn cán vào là cầm đi rước đèn.
- Cô khuyến khích và gợi ý bổ sung cho trẻ hoàn thiện có sáng tạo về màu sắc của từng lồng đèn.
- Gợi ý cho trẻ vẽ hoa lá cây cỏ và ông mặt trời...
Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn 
- Cô đến bên trẻ để hướng dẫn thêm cho những trẻ nào còn lúng túng, khuyến khích làm thêm và sáng tạo 
- Cho trẻ nghe 1 bản nhạc về tết trung thu
* Tập hợp sản phẩm, nhận xét.
- Cho tất cả trưng bày sản phẩm treo lên trước lớp.
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm đẹp.
Kết thúc: 
 Âm nhạc
Hoạt động 1: Tết trung thu của bé
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về ngày tết trung thu
- Trò chuyện về ngày tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu
Cô nêu ý kiến: chúng ta cùng tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn vào đêm trung thu nhé
Hoạt động 2: Bé hát mừng đón trung thu
- Cho trẻ nêu ý kiến xem sẽ tập những tiết mục gì để tham gia biểu diễn
- cô phân nhóm tiến hành tập cho trẻ các bài hát:
 Nhóm 1: Tập hát bài “ Gác trăng”, đêm trung thu
 Nhóm 2: Tập múa bài “Chiếc đèn ông sao”
 Nhóm 3: tập bài “Rước đèn dưới trăng”
 Nhóm 4 : Tập Kịch
* Hoạt động 3: Bé tập múa lân
Cho trẻ đóng vai thành ông địa, người đánh trống và thay phiên nhau tập múa lân theo tiếng trống đánh
Kết thúc: 
Hoạt động ngoài trời
 - Vẽ tự do trên sân.
- Trò chơi học tập: Mèo đuổi chuột
- Chơi một số trò chơi dân gian
- Trẻ biết vẽ một số đèn lồng
- Chơi chơi hứng thú, tích cực và vui vẻ
- Giáo dục cháu rửa tay sạch sẽ sau khi chơi
- Vẽ trên sân các trò chơi
*Tổ chức hoạt động
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô cho trẻ ra khu vực có vẽ các trò chơi: Cò trẹt, ô ăn quan và hướng dẫn cho trẻ cách chơi
- Nêu luật chơi , cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô bao quát trẻ chơi
* Kết thúc: Cô nhận xét 
- Vệ sinh và vào lớp 
Hoạt động chiều
-Vận động nhẹ.
- Ôn thao tác vệ sinh: rửa tay
- Nêu gương cuối ngày
- Thực hiện đúng thao tác vệ sinh
- Trẻ chơi vận động nhẹ 
- Ôn bài buổi sáng cho hoàn chỉnh.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ
Nước, xà phòng, thao tác rửa tay.
- bài hát, bút chì, màu sáp…
* Tổ chức hoạt động
- Cho hát bài “Chiếc đèn ông sao”
- Tổ chức cho trẻ làm ôn thao tác vệ sinh rửa tay
- Ôn bài buổi sáng , tổ chức cho trẻ thực hiện bài buổi sáng hoàn chỉnh hơn
- Giáo dục trẻ yêu giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp của mình
* Nêu gương cuối ngày 
* Trả trẻ
 Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
 BÉ CHƠI VỚI SỐ 5
NỘI DUNG
 YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 * Hoạt động có chủ đích
Ôn số lượng 5
- Trẻ biết nhóm có số lượng 5, nhận biết đúng chữ số 5. đếm trong phạm vi 5
- Luyện kỹ năng nhận biết, sắp xếp, so sánh nhóm đồ dùng trong phạm vi 5
- Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe, vệ sinh khi tham gia chơi múa lân
- Thẻ số từ 1- 5
- Đồ dùng có số lượng 5
- Mỗi trẻ 1 rổ có đựng đồ dùng số lượng 5, thẻ số 1- 5
- Đồ dùng chơi trò chơi có số lượng 5
- 3 bảng nỉ
- Vở học toán
Hoạt động 1: Ổn định
- Cho hát: rước đèn tháng tám
- Trò chuyện về ngày tết trung thu về các ông lân múa trong này tết
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi tham gia ăn uống vui chơi trong tết trung thu
 Hoạt động 2: Ôn số lượng 5- chữ số 5
* Trò chơi: Hãy xếp nhanh
Cô chuẩn bị trong lớp đồ dùng đồ chơi; lồng đèn, bánh kẹo, các con lân có số lượng 5 và yêu cầu trẻ hãy tìm, sắp xếp và đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu
- Cô yêu cầu trẻ hãy tìm và đặt chữ số tương ứng với số lương đồ dùng mà trẻ vừa xếp được

File đính kèm:

  • docgiao an ghep 2014(1).doc