Giáo án Chủ đề: bản thân lớp 4 tuổi

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể lực và sức khoẻ:

- Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi, chạy, nhảy, leo trèo ) Một cách khéo léo

- Có một số kỹ năng vận động trong sinh hoạt hàng ngày để phục vụ bản thân (Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm ăn, cầm bút, mở cúc áo, cất dọn đồ dùng, đồ chơi )

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể như: Tay, chân, răng miệng, quần áo sạch sẽ gọn gàng

- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống, giấc ngủ, đối với sức khoẻ của bản thân.

- Biết cách ăn mặc phù hợp khi thời tiết thay đổi (Mặc áo, đi tất, đội mũ, quàng khăn,.)

2. Phát triển nhận thức:

- Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, khả năng, sở thích riêng, giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể (Màu da, cao, thấp, gầy, béo, tóc ngắn, tóc dài, bạn trai, bạn gái,.)

- Có hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể, tác dụng của chúng và cách giữ gìn vệ sinh chúng.

- Biết cơ thể con người có 5 giác quan, tác dụng của chúng, hiểu sự cần thiết chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác quan.

- Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật, hiện tượng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.

- Có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ của bản thân.

- Nhu cầu bản thân trẻ về năng lượng (Bé cần điện để đọc chuyện, sưởi ấm, nghe nhạc, xem phim,.) bé biết mình cần làm gì để tiết kiệm năng lượng (Tắt ti vi khi không xem, tắt đài khi không nghe, tắt quạt, tắt đèn khi ra khỏi phòng,.)

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: bản thân lớp 4 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời nhóm bạn trai, bạn gái lên hát, vận động.
- Bạn nào múa dẻo, hát hay xin mời tham gia nào. (Mời cá nhân trẻ).
 - Giáo dục trẻ: Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ để cho cơ thể khoẻ mạnh 
 - Cô mở nhạc bài “Chim mẹ, chim con” Trẻ lại gần cô.
* Nghe hát: 
 - Cô giới thiệu bài hát “Ru con”. Dân ca nam bộ.
 - Cô hát bài “Ru con” lần 1 cho trẻ nghe.
 - Cô hát lần 2: Hát kết hợp minh hoạ.
 - Hỏi trẻ: 
 + Cô vừa hát bài hát gì? 
 + Thuộc làn điệu dân ca nào? 
 * Kết thúc hoạt động:
 - Cho trẻ nhẹ nhàng ra sân chơi
- Trẻ lại gần cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lại gần cô
- Đầu, cổ, mình, chân,...
- Tai, mắt, miệng, mũi
- Nghe
- Nhìn
- Mũi để ngửi, miệng để ăn...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Cái mũi
- Lê Đức và Thu Hiền
- Trẻ đọc thơ và chuyển đội hình
- Trẻ hát 
- 3 tổ thi đua nhau hát, vận động
- Nhóm bạn trai, bạn gái lên hát
- Trẻ hát, vận động
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lại gần cô
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻhưởng ứng cùng cô
- Bài hát “Ru con” 
- Dân ca nam bộ
- Trẻ đi nhẹ nhàng ra sân chơi
II. dạo chơi ngoài trời:
	Dạo chơi ngoài trời, nhặt lá vàng rơi
	TCVĐ: “Thả đỉa ba ba”
	Chơi theo ý thích
Tiến hành: 
	- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân
	- Cho trẻ hát và vận động bài "Tìm bạn"
	- Cô hướng dẫn và cùng trẻ đi nhặt lá rụng xung quanh sân trường 
	- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch sẽ, không bứt lá, bẻ cành và vứt rác vào đúng nơi quy định.
* TCVĐ: “Thả đỉa ba ba”
	- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi
	- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
* Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi tốt
III. chơI ở các góc:
	Các góc chơi:
	- Góc chính: Xây nhà cho búp bê.
- Góc kết hợp:
+ PV: Cửa hàng bán đồ dùng.
+ NT: Tô màu tranh.
+ TN: Tỉa lá, nhặt lá vàng
Tiến hành:
	- Cho trẻ vận động bài "Cái mũi"
	- Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể
	- Trò chuyện cùng trẻ về góc chơi chính
	- Cô giới thiệu các góc chơi và cho trẻ chọn góc chơi theo ý thích
	- Cho trẻ về góc thực hiện: Cô bao quát tạo tình huống cho trẻ chơi
	- Kết thúc: nhận xét các góc chơi và thu dọn đồ chơi gọn gàng
IV. sinh Hoạt chiều:
	Đóng chủ đề “Cơ thể tôi và bạn”, mở chủ đề “Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh”
Tiến hành:
	* Đóng chủ đề: “Cơ thể tôi và bạn”
	- Gọi trẻ lại gần, cho trẻ hát vận động bài “Cái mũi”
- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề
	- Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ lên biểu diễn các bài hát, bài thơ trong chủ đề.
	- Nhận xét tuyên dương trẻ sau mỗi lần trẻ thực hiện
	* Mở chủ đề: “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”
	- Cô giới thiệu chủ đề mới
	- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
	- Cho trẻ quan sát tranh treo xung quanh lớp 
	* Nêu gương cuối tuần - Trả trẻ:
V. Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kế hoạch hoạt động tuần 3
Thời gian thực hiện từ ngày 22 /10 -> 26/ 10/ 2012
Chủ đề con: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh (Tuần 1)
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể
 dục
 sáng
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Trò chuyện cùng trẻ về những ngày nghỉ cuối tuần. Trò chuyện về đặc điểm và sở thích của bản thân trẻ.
- Tập bài thể dục sáng theo băng nhạc của nhà trường
+ KĐ: Trẻ đi theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó về đội hình 3 hàng ngang.
+ TĐ: Trẻ tập các động tác tay, chân, bụng, lườn
+ HT: Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng về lớp
Hoạt động
có 
chủ 
đích
KPKH: 
Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe
Thể dục: Trườn sấp chui qua cổng.
TCVĐ: “Tung bóng cao hơn”
LQVT:
Nhận biết phía phải phía trái của bản thân.
Tạo hình: 
Nặn kính đeo mắt.
Âm nhạc: Hát: Mời bạn ăn
Nhe hát: “Đi cấy”
T/C: “Ai nhanh nhất”
Dạo
 chơi ngoài
 trời
Quan sát vườn rau (Cô chuẩn bị)
TCVĐ: “Gieo hạt”
Chơi theo ý thích
Dạo chơi hít thở không khí trong lành, quan sát thời tiết.
TCVĐ: “Kéo co”
Chơi theo ý thích
Quan sát tranh các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể. 
 TCVĐ: “Hái quả”
Chơi theo ý thích
Làm quen bài hát “Mời bạn ăn”
TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”.
Chơi theo ý thích
Nhặt lá vàng cắt xé khuôn mặt...
TCVĐ: “Thả đỉa ba ba”
Chơi theo ý thích
Chơi
 ở 
các
 góc 
- PV: Cửa hàng thực phẩm
- GS: Xem tranh ảnh về các loại thực phẩm
- TN: Chăm sóc cây
- XD: Xây vườn rau
- PV: Cửa hàng ăn uống
- NT: Vẽ, tô màu các loại thực phẩm.
- KPKH: Đong, đo nước.
- NT: Vẽ các loại quả.
- GS: Phân nhóm thực phẩm bằng lô tô.
- XD: Xây hàng rào vườn rau.
- TN: Tưới nước cho cây
- GS: Xếp hình người bằng hột hạt.
- PV: Chế biến các món ăn.
- NT: Hát các bài hát trong chủ đề.
- PV: Cửa hàng thực phẩm.
- GS: Làm album về các nhóm thực phẩm
- XD: Xây vườn rau
- KPKH: Chơi với cát, sỏi.
Sinh 
hoạt chiều
Hướng dẫn trò chơi mới: "Chọn nhóm thực phẩm”
Chơi ở các góc:
- PV: Cửa hàng ăn uống
- NT: Tô màu các loại thực phẩm.
Ôn chuyện “Gấu con bị đau răng”
- Chơi theo nhóm.
- XD: Xây nhà của bé
- PV: Nấu các món ăn
- Liên hoan văn nghệ.
- Nêu gương cuối tuần.
Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012
Trò chuyện đầu tuần: 
	- Cô trò chuyện cùng trẻ về 2 ngày nghỉ
	- Cho trẻ quan sát tranh về các nhóm thực phẩm và trò chuyện về lợi ích của chúng
	- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
I. Hoạt động có chủ đích:
KPKH: Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe 
1. Kết quả mong đợi:
a. Kiến thức: 
	- Dạy trẻ biết các nhóm thực phẩm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất bột đường, nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng, nhóm thực phẩm giàu chất béo.
	- Trẻ biết được lợi ích của các loại thực phẩm.
`	- Trẻ biết phân loại chúng theo từng nhóm.
	- Biết cách ăn uống điều độ, đủ chất.
	b. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi ràng mạch lạc
	c. Thái độ: 
	- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối.
2. Chuẩn bị:
	- Một số tranh ảnh về các nhóm thực phẩm
	- Tranh lô tô về các loại thực phẩm (Gạo, ngô, thịt, cá, trứng, rau quả,...)
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động:
- Gọi trẻ lại gần cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Hàng ngày bố mẹ cho các con ăn những gì?
+ Để có cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta còn phải làm gì? 
- Cho trẻ hát, vận động bài bài “Mời bạn ăn" và đi về chỗ ngồi.
* Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ xem tranh về nhóm thực phẩm bột đường và hỏi trẻ:
+ Bức tranh này vẽ những gì? 
+ Gạo ngô, khoai... thuộc nhóm thực phẩm giàu chất gì?
+ Ăn gạo, ngô, khoai giúp cơ thể chúng ta như thế nào?
- Tương tự cô cho trẻ quan sát tranh các nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất vitamin, chất béo và hỏi trẻ.
- Cô giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cách giữ vệ sinh sạch sẽ, để có cơ thể khỏe mạnh.
+ Trò chơi: “Giơ nhanh đọc đúng”
+ Cho trẻ chơi trò chơi: “Phân nhóm các loại thực phẩm” (Chia trẻ thầnh 4 nhóm )
- Cô phát rổ đựng lô tô cho 4 tổ.
- Cho trẻ chơi trò chơi: 2 - 3 lần
- Cô kiểm tra kết quả, nhận xét tuyên dương trẻ.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ về bàn tô màu các nhóm thực phẩm.
- Cô bao quát, nhận xét tuyên dương trẻ
- Trẻ trả lời.
- Ăn uống đủ chất, tập thể dục, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ hát, vận động và đi về ngồi đội hình chữ U
- Trẻ trả lời gạo, ngô, khoai,....
- Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chọn lôtô theo yêu cầu của cô
- Trẻ phân loại các loai thực phẩm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện.
- Về bàn tô màu tranh
II. dạo chơi ngoài trời:
	HĐCCĐ: Quan sát vườn rau (Cô chuẩn bị )
	TCVĐ: “Gieo hạt”
	Chơi theo ý thích
Tiến hành: 
	- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Cây bắp cải”
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? (Cây bắp cải)
+ Bài thơ nói về rau gì? (Rau bắp cải)
- Cô cho trẻ kể các loại rau mà trẻ biết . 
- Cô cho trẻ quan sát các loại rau cô đã chuẩn bị.
	- Cô chỉ vào rau cải và hỏi trẻ:
+ Đây là rau gì? (Rau cải)
+ Rau cải có màu gì? (Màu xanh)
+ Lá rau cải như thế nào? (To)
+ Rau cải có chất gì? (Vitamin)
+ Ăn rau giúp cơ thể chúng ta như thế nào? (Thông minh, khoẻ mạnh,...)
	- Cô chỉ vào các loại rau khác cô đặt câu hỏi tương tự cho trẻ trả lời
	- Ngoài những loại rau này ra còn có những loại rau nào nữa? (Trẻ kể tên các loại rau trẻ biết)
	- Giáo dục trẻ ăn nhiều rau vì rau đem lại cho chúng ta rất nhiều các loại vitamin để giúp cơ thể chóng lớn và phòng chống các bệnh tật.
* TCVĐ: “Gieo hạt”
	- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô bao quát trẻ trong quá trình chơi
* Chơi theo ý thích: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô bao quát trẻ chơi tốt.
III. Chơi ở các góc:
	Các góc chơi:
	- Góc chính: Cửa hàng thực phẩm
- Góc kết hợp:
+ GS: Xem tranh ảnh về các loại thực phẩm
+ TN: Chăm sóc cây
Tiến hành: 
	- Gọi trẻ lại gần, cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”	
- Trò chuyện cùng trẻ về các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể
- Cô trò chuyện về góc chơi chính
	- Cô giới thiệu góc chính và các góc chơi kết hợp
	- Cho trẻ chọn các góc chơi và về góc chơi theo ý thích
	- Trong quá trình trẻ hoạt động cô bao quát, hướng dẫn thêm cho trẻ
	- Nhận xét: Cô nhận xét các góc chơi của trẻ, sau đó cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
IV. Sinh hoạt chiều:
	Hướng dẫn trò chơi mới: "Chọn nhóm thực phẩm”
Tiến hành:
	- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Chọn nhóm thực phẩm”
	- Giới thiệu cách chơi, luật chơi của trò chơi
	- Cách chơi: Cô chia trẻ thep tổ mỗi tổ có 2- 4 bộ lô tô được bày ra trước mặt và mỗi tổ có nhiệm vụ chọn những thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cô
	Ví dụ: 
	+ Tổ 1: Chọn những thức ăn giàu chất bột đường
	+ Tổ 2: Chọn những thức ăn giàu chất béo
	+ Tổ 3: Chọn những thức ăn giàu chất đạm
	+ Tổ 4: Chọn những t

File đính kèm:

  • docChu de ban than 4 tuoi.doc