Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 28

TIẾT SỐ 28. VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ HAI (BA) VẬT MẪU

I. Mục tiêu.

- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cáh sắp xếp.

- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.

- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. Chuẩn bị.

- GV: Hai mẫu khác nhau (hình dáng, màu sắc). Hình gợi ý cách vẽ.

- HS: Dụng cụ vẽ.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra.

3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 b. Nội dung.

* HĐ 1: Quan sát nhận xét.

- GV cùng HS bày vật mẫu và gợi ý cho HS nhận xét về.

+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.

+ Vị trí của lọ, quả (ở trước, sau, che khuất )

+ Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao, thấp, to, nhỏ)

+ Độ đậm nhạt và màu sắc.

- YC học sinh quan sát, nhận xét ở mẫu chung.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Soạn ngày: Thứ hai ngày 4 háng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
tiếng việt
Luyện viết chính tả bài " Đất nước "
I. Mục tiêu : 
	- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài thơ : " Đất nước ".
	- Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa tên riêng nước ngoài.
	- HS có ý thức trong giờ học
II.Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : HS viết : Pa-ri, Ê-va, Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, ...
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GVgọi HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài thơ " Đất nước"
- GV gọi HS nêu nội dung của 2 khổ thơ đầu ? 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó :
chớm lạnh, xao xác, phấp phới, đỏ nặng phù sa, ...
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS khác đọc thầm.
- HS nêu: ... 
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
	3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập : Viết các tên riêng có trong đoạn văn sau : 
	Sách kỉ lục ghi nét vừa cong bố loài ngựa nhỏ nhất thế giới là loài mớt chơ ho sơ.Loài ngựa này chỉ cao khoảng từ 36cm- 47cm. Chúng chỉ sống ở vùng núi nam ca rô li na (mĩ ). Tuổi thọ trung bùnh của chúng từ 40 đến 50 năm, trong khi tuổi thọ của ngựa bình thường là từ 20 đến 25 năm.
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Cụ thể : Ghi-nét ; Mớt-chơ Hơ-sơ ; Mĩ 
Nam Ca-rô-li-na
 4) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học.
 - HS chuẩn bị bài sau.
________________________________________
mĩ thuật
tiết số 28. vẽ theo mẫu : mẫu vẽ có hai (ba) vật mẫu
I. Mục tiêu.
- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cáh sắp xếp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị.
- GV: Hai mẫu khác nhau (hình dáng, màu sắc). Hình gợi ý cách vẽ.
- HS: Dụng cụ vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung. 
* HĐ 1: Quan sát nhận xét.
- GV cùng HS bày vật mẫu và gợi ý cho HS nhận xét về.
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
+ Vị trí của lọ, quả (ở trước, sau, che khuất)
+ Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao, thấp, to, nhỏ)
+ Độ đậm nhạt và màu sắc.
- YC học sinh quan sát, nhận xét ở mẫu chung.
* HĐ 2: Cách vẽ.
- Gơi ý, hướng dẫn HS.
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu vẽ khung hình chung.
+ QS mẫu ước lượng và phác khung hình.
+ Tìm bộ phận của lọ, hoa, quả.
+ Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng.
+ Nhì mẫu vẽ cho đúng đặc điểm của mẫu.
+ Xác định các mảng màu, đậm nhạtở mẫu theo cảm nhận riêng.
- GV vẽ lên bảng mẫu đã bày. HS qua sát sau đó xem lại gợi ý trong SGK.
* HĐ3: Thực hành.
- Cho HS thực hành vẽ vào vở.
- Trước khi HS vẽ cho quan sát hình tham khảo trong SGK và một số bài sưu tầm.
- HS thực hành vẽ - GV quan sát HD thêm cho các em còn lúng túng.
Lưu ý: + Cần QS tìm ra đặc điểm của mẫu: hình dáng, tỉ lệ.
	 + Ước lượng tỉ lệ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu.
* HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cung HS chọ một số bài đẹp, chưa đẹp để gợi ý n/x.
+ Về bố cục.
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, sát mẫu)
+ Cách vẽ chì- vẽ màu (có đậm, có nhạt)
- YC học sinh xếp bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét, bổ sung điều chỉnh, xếp loại.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà tập vẽ lại cho đẹp và chuẩn bị bài sau.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Tiếng Việt
Luyện tập về câu ghép
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng cho HS về xác định câu ghép, biết điền thêm vào chỗ chấm vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép ; cách nối các vế câu ghép.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu của giờ học.
	B. GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 : Tìm câu ghép trong các câu sau. Gạch chéo (/ ) giữa các vế câu ; gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu của mỗi câu ghép đó.
a) Nuôi ý trí khôi phục non sông, Lương Ngọc Quyến tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp.
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
c) Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV chốt về câu đơn. câu ghép.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm
HS tự làm vào vở, một số Hs lên bảng làm bài. Cụ thể : 
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh/ nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
Bài tập 2 : Ghi vào chỗ chấm vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép 
a) Chiếc cầu bị hỏng ...........
b) Thời tiết thay đổi , .........
c) ............................còn bố em là bộ đội.
d) ....................nhưng Nam vẫn đi học.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt cách điền vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép.
HS tự làm vào vở, một số HS lên bảng làm bài. Cụ thể : 
a) Chiếc cầu bị hỏng nên mọi người phải đi đò.
d) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học.
Bài tập 3 : Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. ( cho biết các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ) 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Đối với HS yếu, GV chỉ cần các em đặt 2 đến 3 câu là được.
- GV nhận xét, tuyên dương đoạn những đoạn văn viết tốt.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm
HS tự làm bài rồi nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. Cụ thể : 
Tôi rất yêu quí bà nội. Năm nay bà đã ngoài tám mươi tuổi nhưng bà đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. ....
 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học,HS chuẩn bị bài sau. 
__________________________________________
toán
Luyện tập về vận tốc, quãng đường, thời gian
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
	- HS có kĩ năng vận dụng công thức vào làm các bài tập chính xác, nhanh.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II.Các hoạt động dạy học : 
	A. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu của giờ học.
	B. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Một người đi bộ đi được 14,8km trong 3 giờ 20phút. Tính vận tốc của người đi bộ với đơn vị là m/phút.
- GV gọi HS đọc bài toán.
- GV gợi ý đối với HS yếu : 
đổi 14,8km = ...m ; 3giờ20phút= ...phút
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt cách tính vận tốc.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm.
HS tự làm rồi chữa bài. Cụ thể : 
đổi : 14,8km = 14800m
 3giờ20phút = 200 phút
Vận tốc của người đi bộ với đơn vị đo là m/phút là : 14800 : 200 = 74(m/phút)
Bài tập 2 : Quãng đường AB dài 120km.
a) Một xe máy đi với vận tốc 48km/giờ thì đi quãng đường AB phải hết bao nhiêu thời gian ? 
b) Một người đi xe đạp từ A với vận tốc 15km/giờ thì trong 48phút sẽ đi được mấy phần quãng đường AB.
- GV gọi HS đọc bài toán.
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách tính quãng đường, thời gian.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm.
HS tự làm rồi chữa bài. Cụ thể : 
b) Đáp số : 1 giờ 20 phút
c) Đổi 48phút = 0,8 giờ
Quãng đường xe đạp đi được là : 
 15 0,8 = 12 (km) 
Xe đạp đi được số phần quãng đường AB là : 12 : 120 = (quãng đường AB) 
Bài tập 3 : Khoanh vào đáp án đúng : 
	Một con thuyền có vận tốc khi nước lặng là 7,5km/giờ. Vận tốc của dòng nước là 2,5km/giờ. Quãng đường sông từ A đến B dài 15km. Hỏi thuyền đi ngược dòng từ B đến A hết bao nhiêu thời gian ? 
	A. 3giờ ; B. 3,5giờ ; C. 2,5giờ ; D. 3,5k giờ
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS trình bày cách làm.
- GV nhận xét, chốt kết qủa đúng.
HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp.
Đáp án : Khoanh vào A
	C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bại bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
.
.....

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_28.doc
Giáo án liên quan