Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 10

TIẾT SỐ 10: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC

I. Mục tiêu.

- Học sinh biết được cách vẽ trang trí đối xứng qua trục.

- Tập vẽ được một hoạ tiết đối xứng đơn giản.

- Học sinh biết được vẻ đẹp trong nghệ thuật trang trí.

II. Chuẩn bị.

- Một số bài trang trí đối xứng.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.

 b. Nội dung bài.

* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.

- GV cho HD q/s các hoạ tiết phóng to, một số bài trang trí đối xứng qua trục.

? Các hoạ tiết đối xứng qua trục có đặc điểm gì ?

? Em hãy so sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục ? (Giống nhau, bằng nhau).

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi Chiều Lớp 5 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
__
Mĩ thuật
Tiết Số 10: Vẽ trang trí: trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết được cách vẽ trang trí đối xứng qua trục.
- Tập vẽ được một hoạ tiết đối xứng đơn giản.
- Học sinh biết được vẻ đẹp trong nghệ thuật trang trí. 
II. Chuẩn bị.
- Một số bài trang trí đối xứng. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.
- GV cho HD q/s các hoạ tiết phóng to, một số bài trang trí đối xứng qua trục.
? Các hoạ tiết đối xứng qua trục có đặc điểm gì ?
? Em hãy so sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục ? (Giống nhau, bằng nhau).
? Có những trục đối xứng nào ?
- Học sinh nêu tên các trục, GV giới thiệu các trục dối xứng.
GV KL: Trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ đẹp cân đối, khi trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm, ... cần kẻ trục đối xứng để vẽ hoạ tiết cho đều.
? Vì sao các hình hoạ tiết đó lại vẽ đối xứng qua trục và bằng nhau như vậy ?
- GV giới thiệu vẻ đẹp của các hoạ tiết đối xứng qua trục.
* Hoạt đông 2: Cách vẽ hoạ tiết đố xứng qua trục.
- GV gọi học sinh đọc phần 2.
? Muốn vẽ được bài trang trí đối xứng qua trục ta cần thực hiện qua những bước vẽ nào ?
- GV hướng dẫn các bước vẽ, vừa HD GV vừa vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nêu yêu cầu phần thực hành.
- Học sinh mở vở tập vẽ và thực hành vẽ vào trong vở.
- GV quan sát hướng dẫn học sinh thực hành.
* Hoạt động 4: Đánh giá - Nhận xét.
- GV thu một số bài cho học sinh quan sát.
? Bài nào vẽ đẹp hơn ? Vì sao ?
- Học sinh ý kiến nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tập vẽ các hoạ tiết đối xứng qua trục khác, chuẩn bị trước đồ dung học tập cho bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2012
Tiếng việt
Luyện viết bài " Đất cà mau "
I- Mục tiêu : 
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đẹp đoạn đầu trong bài: Trước cổng trời.
2. Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch cho HS.
II- Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV gọi HS đọc đoạn thơ cần viết.
- GV hỏi : Tại sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
? Trong đoạn thơ vừa đọc có những hình ảnh thiên nhiên nào đẹp?
- Hướng dẫn viết đúng một số tiếng HS hay nhầm lẫn.
- GV đọc cho HS viết chính tả
- GV chấm, nhận xét một số bài.
1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm.
HS luyện viết bảng lớp, vở nháp theo hướng dẫn của GV
- HS viết theo lời đọc của GV
- HS soát lỗi, đối chiếu với SGK để sửa lỗi.
3. Củng cố dặn dò : Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Toán
Tự Kiểm tra
I. Mục tiêu : Kiểm tra HS về : 
- Viết số thập phân : giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân . 
- So sánh số thập phân . Đổi đơn vị đo diện tích .
- Giải bài toán bằng cách " Tìm tỉ số " hoặc " rút về đơn vị " 
II. Các hoạt động dạy học : 
1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
2) GV cho học sinh tự kiểm tra.
- GV nêu yêu cầu tự kiểm tra
- Học sinh làm bài, GV quan sát đôn đốc nhắc nhở học sinh tự giác, nghiêm túc làm bài.
- GV chữa bài tự kiểm tra.
- HS đỗi chiếu, tự đánh giá bài làm.
3. Dặn dò về nhà.
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà tiếp tục ôn tập.
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2012
Tiếng Việt
Luyện tập viết bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu : 
- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức về văn tả cảnh cho học sinh .
- Rèn kĩ năng quan sát, cách viết câu, sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong khi viết bài văn tả cảnh.
II. Các hoạt động dạy học : 
 A. GV nêu yêu cầu của tiết học . 
 B. GV hướng dẫn HS ôn tập phần lí thuyết : 
GV đọc bài văn " Vịnh Hạ Long " SGK trang 70 . 
-Phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những gì ? 
GV nhận xét, khắc sâu cho HS cách viết bài văn tả cảnh .
GV lấy thêm ví dụ và phân tích cho HS hiểu rõ bài văn tả cảnh ( VD :cảnh sông nước; cảnh cánh đồng lúa; .) 
HS theo dõi , nêu phần mở bài, thân bài
kết bài của bài văn .
HS nêu : Phần thân bài gồm có 3 đoạn 
 + Đoạn 1 : .
 + Đoạn 2 :.
 + Đoạn 3 :
 C. GV hướng dẫn HS viết đoạn văn tả cảnh : 
Đề bài : Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Một dòng sông với những cánh buồm nâu rập rờn trong nắng sớm . Một cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay. .Một đêm trăng đẹp với những điệu hò. Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.
 GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề trình bày trước lớp cảnh mình định tả . 
GV lưu ý : Đối với HS khá, giỏi phải sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biện pháp nhân hoá, so sánh, phải có mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng trong bài làm.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung .
GV tuyên dương HS có đoạn văn hay. 
HS đọc đề bài, .
HS tự làm bài vào vở rồi đọc trước lớp.
VD : Cánh đồng quê hương em được bao phủ bởi một mẫunh non. Khi ông mặt trời nho lên khỏi ngọn tre, nắng vàng trải khắp nơi. Quang cảnh đồng quê em trở nên nhộn nhịp, những giọt sướng sớm vui mừng hứng ánh nắng lung linh. Từng hàng phi lao rì rào trong gió, soi bóng lên dòng nước mương trong. 
 D. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét kết quả của giờ học 
_______________________________________________
ôn toán
Công hai số thập thân
I. Mục tiêu : 
 - HS hoàn thiện kiến thức của một số môn học cụ thể là môn toán bài " Công hai số thập phân". 
 - HS có ý thức tự giác trong tiết tự học . 
II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT: môn toán , môn lịch sử .
III. Các hoạt động dạy học : 
	1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS 
 - GV, HS nhận xét ,chữa bài . 
 - GV chốt : viết số thập phân theo đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo diện tích ,bài toán về quan hệ tỉ lệ . 
Kết quả là VBT (trang 60 ) 
 Bài 1 : Theo thứ tự 
73,8 ; 46,52 ; 443,8 ; 1,664 
 Bài 2 : 94,68 ; 10,265 ; 10,265 
 Bài 3 : 7,6 kg 
 C. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học , HS xem lại bài tập
 ______________________________________________________________
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 25 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2012
Kĩ thuật
Tiết số 10: Bày dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu. 
	HS cần phải.
- Biết cách bày dọn bữa ăn ở trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình, bày dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh một số bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a, GTB. GV nêu yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- HD học sinh quan sát H1- đọc nội dung 1.
- GV yêu cầu học sinh nêu mục đích của việc bày dọn món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV Tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày dọn bữa ăn.
- Gợi ý để các em nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
? Nêu cách bày dọn bữa ăn ở trong GĐ em?
- GV giới thiệu tranh ảnh và một số cách bày dọn bữa ăn
? Nêu những công việc cần thực hiện khi bày dọn món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo yêu cầu.
GV tóm tắt nội dung chính của HĐ 1.
* HĐ 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
? Em hãy nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn?
? So sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở GĐ em với các GĐ nêu trong SGK?
- HS tiếp nối nhau nêu cách thu dọn của GĐ mình.
- HD học sinh thu dọn sau bữa ăn như trong SGK.
Lưu ý: Công việc thu dọn được diễn ra ngay sau bữa ăn. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc không thể để quá lâu sau bữa ăn.
- GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
Tiếng Việt
Luyện tập về đại từ
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS về đại từ ; biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị trùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học : 
 A. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là đại từ ? Cho ví dụ .
 B. Dạy bài mới : 1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài . 
 2) GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
 Bài tập 1: Gạch dưới những từ Va-li-a cần được thay thế bằng đại từ để tránh trùng lặp và ghi lại đại từ dùng để thay thế những từ ấy . 
Va-li-a (1) được bố mẹ cho đi xem xiếc . Va-li-a (2) thích nhất tiết mục "cô gái phi ngựa, đánh đàn " và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy. Va-li-a(3) xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho Va-li-a (4) việc quét dọn
chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học .
 GV giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài 
 GV, HS khác nhận xét, chữa bài . 
 Bài tập 2 : Tìm đại từ và những từ được đại từ thay thể trong đoạn hội thoại sau : 
Tan học, Lan hỏi Hà : 
- Hà ơi, bạn được mấy điểm toán ? 
- Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm ? - Hà nói : - Tớ cũng thế. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng . 
Bài tập 3: Chọn các đại từ "cậu, mình "
để điền vào chỗ chấm cho thích hợp trong đoạn văn sau : 
Một hôm Chồn hỏi gà Rừng : 
- .có bao nhiêu trí khôn ? 
- .chỉ có một thôi . 
- ít thế sao ? .có hàng trăm . 
 GV, HS khác nhận xét chữa bài . 
 GV chốt về đại từ thay thế .
HS chép bài , tự làm bài vào vở .
HS trình bày bài làm trước lớp . 
VD : Va-li-a (2) thay bằng từ " em" 
HS chép bài, trao đổi với bạn cùng bàn để làm bài rồi chữa bài . Kết quả : 
- Các đại từ : bạn, tớ, cậu, thế 
- Thay thế cho các từ :
 Hà, Lan, được mười . 
HS tự làm rồi chữa bài . 
Kết quả : Điền từ theo thứ tự : cậu , mình , mình .
 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; HS xem lại bài tậ

File đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_lop_5_tuan_10.doc
Giáo án liên quan