Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác.
- Có hai loại tính trạng:
+ Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng.
+ Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau.
2. Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng ( di truyền đa hiệu).
3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen.
4. Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít.
5. Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết.
6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật.
7. Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng.
8. Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ.
9. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử.
+ Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội.
+ Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.
10. Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn
11. Đồng hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng giống nhau.
12. Dị hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng khác nhau.
13. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
đều mang kiểu hình trội Nếu gen nằm trên NST X là gen lặn thì tính trạng thường hay xuất hiện ở cá thể có cặp NST XY còn cá thể có NST XX chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn Sơ đồ lai: P Ruồi cái mắt đỏ x Ruồi đực mắt trắng XDXD XdY GP XD Xd , Y F1 XDXd : XDY + Gen nằm trên NST giới tính Y: tuân theo quy luật di truyền thẳng nghĩa là chỉ truyền cho những cá thể có cặp NST XY Sơ đồ lai: P Bình thường x Dính ngón tay 2-3 XX XYd GP X X , Yd F1 XX : XYd III. Phương pháp giảI bài tập 1. Nhận diện bài toán thuộc di truyền liên kết với giới tính - Nếu gen nằm trên NST giới tính - Tính trạng phân bố không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái 2. Cách giải: Làm tương tự như các quy luạt di truyền khác 3. Bài tập vận dụng * Bài tập 1: Bệnh mù mầu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trọi M cũng nằm trên NST giới tính X quy định kiểu hình bình thường 1. GIảI thích và lập sơ đồ lai cho mỗi TH sau: a. Bố mẹ bình thường có đứa con trai bị mù màu b. Trong một đình có nửa số con trai và nửa số con gái mù màu, số còn lại không bị mù màu có cả trai và gái 2. Bố mẹ không mù màu, sinh con gáI không mù màu và con trai bị mù màu. Đứa con gáI lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì có thể sinh ra đứa chấu bị mù màu không? Nếu có thì xác định tỉ lệ % kiểu hình đó? Giải: 1. GảI thích và sơ đồ lai: a. Con trai mù màu có kiểu gen XmY, nhận giao tử Xm từ mẹ và Y từ bố do đó mẹ có kiểu gen XMXm, bố có kiểu hình bình thường XMY Sơ đồ lai: P mẹ bình thường x bố bình thường XMXm XMY GP XM , Xm XM , Y F1 KG XMXM : XmY : XMY : XMXm KH 3 bình thường và 1 mù màu b. Con gáI mù màu, kiểu gen XmXm chứng tỏ bố và mẹ đều tạo ra giao tử Xm. Nên KG của bố là XmY. Con trai bình thường có KG XMY chứng tỏ mẹ tạo ra giao tử XM suy ra mẹ có KG XMXm Sơ đồ lai: P mẹ bình thường x bố mù màu XMXm XmY GP XM , Xm Xm , Y F1 KG XMXm : XmY : XMY : XmXm KH nửa con gái bình thường và nửa con gái mù màu nửa con trai bình thường và nửa con trai mù màu 2. Đứa con trai mù màu có KG XmY nên mẹ tạo giao tử Xm. Vậy mẹ không mù màu XMXm , bố không mù màu XMY Sơ đồ lai: P mẹ bình thường x bố bình thường XMXm XMY GP XM , Xm XM , Y F1 KG XMXM : XmY : XMY : XMXm KH 2 con gái bình thường 1 con trai mù màu 1 con trai không mù màu Vậy con gáI không mù màu có thẻ là XMXM, XMXm và xác xuất là 50% - Nếu con gáI không mù màu XMXM lấy chồng không mù màu XMY Sơ đồ lai: P mẹ bình thường x bố bình thường XMXM XMY GP XM XM , Y F1 KG XMXM : XMY KH đều không mù màu - Nếu con gáI không mù màu XMXm lấy chồng không mù màu XMY Sơ đồ lai: P mẹ bình thường x bố bình thường XMXm XMY GP XM , Xm XM , Y F1 KG XMXM : XmY : XMY : XMXm KH 3 bình thường và 1 mù màu Vậy đứa con gáI có thể sinh cháu mù màu nếu mang KG XMXm và xác xuất để đứa cháu mù màu xuất hiện là 50% x 25% = 12,5 % * Bài 2: ở mèo, gen D qui đinh lông đen, gen d qui định lông hung. Cặp gen dị hợp Dd qui định màu lông tam thể, biết các gen nói trên nằm trên NST X 1. Hãy viết các kiểu gen qui định các kiểu hình có thể có ở mèo đực và cáI . GiảI thích tại sao ở các cơ thể mào đực bình tường không thể có mầu lông tam thể 2. Mỡo cáI tam thể có thể tạo ra từ các cặp bố mẹ như thế nào? Lập sơ đồ lai minh hoạ 3. Trong một phép lai thu được một con mèo đực lông đen, một mèo đực lông hung, một mèo cáI lông hung và một mèo cáI lông tam thểthì kiểu gen , kiểu hình của bố mẹ như thế nào? GiảI thích và lập sơ đồ lai. * Bài 3: ở người, hai gen lặn d gây bệnh teo cơ và m gây bệnh mù màu. Hai gen trội D , M qui định kiểu hình bình thường. Các gen nằm trên NST giới tính X 1. Hãy viết các kiểu gen liên quan đến hai tính trạng trên có thể có ở người 2. Xác định kiểu gen và kiểu hình các con trong các trường hợp sau: a. Bố chỉ teo cơ, mẹ chỉ mù màu b. Mẹ mang cả 2 gen gây bệnh nhưng không biểu hiện bệnh, bố chỉ bị mù màu 3. Xác định kiểu gen và kiểu hình bố mẹ trong các trường hợp sau: a. Bố, mẹ đều binhd thường sinh đứa con trai bị cả hai bệnh b. Mẹ bình thường sinh ra con gáI bị cả hai bệnh Ngày 8 tháng 11 năm 2008 Buổi 11 Các Quy luật di truyền khác chi phối sự biểu hiện của một tính trạng và hai tính trạng I. Di truyền đồng trội - Nội dung: Trong kiểu gen của 1 cơ thể có 2 gen trội alen với nhau cùng biểu hiện tính trạng VD: ở người, tính trạng nhóm máu A, B, O dược quy định bởi một gen có 3 alen là IA, IB, IO. Sự tổ hợp của từng nhóm 2 alen với nhau tạo nên trong quần thể người các kiểu hình tương ứng với các kiểu gen sau Kiểu hình Kiểu gen - Nhóm máu A IA IA, IA IO - Nhóm máu B IB IB, IB IO - Nhóm máu O IO IO - Nhóm máu AB IAIB - Cơ chế: Có hiện tượng 6 kiểu gen tương ứng 4 kiểu hình vì gen này có 3 alen mà mối quan hệ giữa các alen lại không như nhau: + IA trội hoàn toàn với IO + IB trội hoàn toàn với IO + IA, IB tương đương + IO là gen lặn Như vậy IA, IB là đồng trội so với IO II. Hiện tượng gen gây chết - Gen gây chết là gen ảnh hưởng không thuận lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật do vậy làm giảm sức sống hay gây chết cho cơ thể mang nó - Có 3 nhóm: + Gen gây chết hoàn toàn: là gen làm chết hoàn toàn các các thể mang nó + Gen nửa gây chết: là gen làm chết nhiều hơn 50% nhưng ít hơn100% số thể đồng hợp mang nó + Gen giảm sống: là gen làm chết dưới 50% số thể đồng hợp mang nó Tuy nhiên sự phân chia cũng mang tính qui ước vì một gen có thể gây chết hoàn toàn trong điều kiện này nhưng klại là nửa gây chết trong điều kiện khác - Tổ hợp gen gây chết có thể là đồng hợp trội hoặc đồng hợp lặn VD: P Chép trần x Chép trần Aa Aa F1 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 1 chết 2 trần : 1 vảy P Chép trần x Chép vảy Aa aa F1 KG 1Aa : 1aa KH 1 trần : 1 vảy III. Di truyền tế bào chất - Nội dung: Các tính trạng do gen trong tế bào chất chi phối được di truyền theo dòng mẹ VD: Cho hai giống hoa loa kèn có mầm màu xanh và mầm màu vàng lai với nhau Các phép lai: Lai thuận: P Hoa loa kèn xanh x Hoa lao kèn vàng F1 Đồng tính loa kèn xanh Lai nghịch: P Hoa loa kèn vàng x Hoa lao kèn xanh F1 Đồng tính loa kèn vàng - Cơ chế: Hợp tử chứa tế bào chất của trứng là chủ yếu, của tinh trùng không đáng kể, tế bào chất là môi trường chứa đựng những điều kiện cho các gen trong tế bào chất hoạt động và biểu hiện - Đặc điểm cơ bản: + Lai thuận nghịch kết quả biểu hiện kiểu hình ở đời lai thay đổi + Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST vì tế bào chất không được phân chia đồng đều cho các tế bào con theo quy luật di truyền chặt chẽ như gen nhân + Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ nhưng không phải tất cả các tính trạng di truyền theo dòng mẹ đều liên quan đến các gen trong tế bào chất + Tế bào là một đơn vị di truyền trong đó nhân đóng vai trò chính nhưng tế bào chất cũng đóng vai trò nhất định. Hai hệ thống di truyền qua NST và di truyền ngoài NST tác động qua lại lẫn nhau đảm bảo cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. IV. Di truyền đa hiệu (một gen quy định nhiều tính trạng) VD: - Đậu Hà Lan: hoa màu tím thì hạt màu nâu, nách lá có chấm đen còn hoa màu trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không có chấm đen - Ruồi giấm cánh dài thì có đốt thân dài còn cánh ngắn thì có đốt thân ngắn Sơ đồ lai: P Ruồi giấm cánh dài x Ruồi giấm cánh ngắn đốt thân dài đốt thân ngắn Aa aa G A, a a F1 KG 1Aa : 1aa KH 1 cánh dài, đốt thân dài 1 cánh ngắn, đốt thân ngắn V. câu hỏi lý thuyết tổng hơp phần các quy luật di truyền 1. Men Đen có những cống hiến gì cho di truyền học? 2. Trình bày các phép lai thường dùng trong nghiên cứu di truyền? 3. So sánh quy luật phân li và quy luật phân li độc lập? 4. Biến dị tổ hợp là gì? nêu cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp? 5. Lai phân tích là gì? Vì sao sử dụng phép lai phân tích lại phát hiện ra quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen? Nếu không dùng lai phân tích thì có thể xác định được được tần số HVG hay không? cho VD minh hoạ? 6. Sự di truyền của hai cặp gen không alen phân li độc lập cho tỉ lệ 9 : 6 : 1 và 12 : 3 : 1 có điểm gì giống và khác nhau? 7. Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li độc lập và liên kết gen? 8. So sánh quy luật phân li độc lập với quy luật hoán vị gen? 9. So sánh quy luật liên kết gen và hoán vị gen? 10. Trình bày đặc điểm của quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen? 11. Thế nào là nhóm gen liên kết ? Liên kết gen có ý nghĩa gì về mặt di truyền? Hiện tượng nào làm thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp NST tương đồng? í nghĩa của các hiện tượng đó? 12. NST giới tính là gì? Vai trò của NST giói tính đối với di truyền? ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính? 13. Tại sao hiện tượng phân li các nhân tố di truyền theo quan điểm của Men Đen lại liên quan đến sự phân li của các NST trong qua s trình giảm phân? Giải thích? 14. Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối củat các định luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 1. Mỗi định luật cho một sơ đồ lai minh hoạ? 15. Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối củat các định luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 2 : 1. Mỗi định luật cho một sơ đồ lai minh hoạ? 16. Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối củat các định luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1. Mỗi định luật cho một sơ đồ lai minh hoạ? 17. Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối củat các định luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1. Mỗi định luật cho một sơ đồ lai minh hoạ? 18. Hãy tìm các phép lai thích hợp chịu sự chi phối của các định luật di truyền khác nhau nhưng đều cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1. Mỗi định luật cho một sơ đồ lai minh hoạ? 19. Các gen nằm trên cùng một NST được di truyền theo những định luật nào? Vẽ sơ đồ minh hoạ cho mỗi trường hợp và nêu ý nghĩa của các định luật ấy? 20. Trình bày những cống hiến của Mooc
File đính kèm:
- GIAO AN BOI DUONG HOC SINH GIOI 9.doc