Giáo án Âm nhạc - Tiết 3

Nội dung 1: Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cá nhân

- HS lắng nghe và nhận biết trong 2 âm, âm nào ngân dài, âm nào ngân ngắn?

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc - Tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3
- NHẠC LÝ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung 1: Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cá nhân
- HS lắng nghe và nhận biết trong 2 âm, âm nào ngân dài, âm nào ngân ngắn?
 - HS lắng nghe và nhận biết trong chuỗi âm thanh sau, âm nào ngân dài, âm nào ngân ngắn?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Tập đọc từng câu (từng nét nhạc):
+ HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng trường độ) trong câu 1 để cả lớp tập đọc (GV có thể đàn giai điệu hỗ trợ).
+ Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
+ Cá nhân, cặp Hoạt động cả lớp
HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
- Hình nốt nào có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt nhạc?
- Hình nốt nào có độ ngân bằng nửa nốt tròn?
- Hình nốt nào có độ ngân bằng nửa nốt trắng?
- Hình nốt nào có độ ngân bằng nửa nốt đen?
- Dấu lặng là gì?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cặp đôi
- Tập viết các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép, dấu lặng đen, dấu lặng đơn lên khuông nhạc.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động cá nhân
 Xác định một số hình nốt trắng, nốt đen, móc đơn trong bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cặp đôi
Kể tên các hình nốt khác, ngoài 5 loại hình nốt nhạc: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép?
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cả lớp
GV đàn giai điệu bài TĐN số 1, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.
Hoạt động cá nhân
HS nêu cảm nhận về bản nhạc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động cặp đôi
 HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
 Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
- Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN): 
+ GV đàn giai điệu, HS tập đọc theo.
+ Đọc câu tiếp theo tương tự.
- Tập đọc cả bài:
+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo.
+ HS đọc cả bài TĐN và gõ phách. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS.
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ phách.
- Ghép lời ca:
Cùng đùa vui ca hát dưới trăng
Tiếng sáo vi vu trong đêm hè
+ GV đàn giai điệu, HS hát lời của bài TĐN, vừa hát vừa gõ phách. 
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong hát lời.
- Củng cố, kiểm tra: 
+ Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm
- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cá nhân
HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
- Tập chép bài TĐN.
- Đặt lời mới cho bài TĐN theo chủ đề tự chọn.

File đính kèm:

  • docgiao an nhac 6 chuan 2 cot nam 2014.doc