Giáo án Âm nhạc lớp 8 Trường THCS Lê Quý Đôn – Vĩnh Cửu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết bài hát Mùa thu ngày khai trường là do nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sáng tác
- HS ôn tập để hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường
- Học sinh đọc nhạc và hát lời trôi chảy bài TĐN số 1: Chiếc đèn ông sao
- HS biết bài TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao viết ở nhịp Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác được viết ở giọng
Đô trưởng .
- HS biết được vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và một vài sáng tác của ông.
2. Kĩ năng
- HS hát đúng giai điệu ,lời ca của bài hát . Biết cách lấy hơi ,hát rõ lời diễn cảm , Biết trình bày theo hình thức đơn, song, tốp ca .
- HS nói đúng tên nốt nhạc , đọc đúng giai điệu , ghép lời ca , kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
- HS ôn tập để trình bày bài Mùa thu ngày khai trường và TĐN số 1 Chiếc đèn ông sao được thuần thục hơn. Biết trình bày theo hình thức đơn, song, tốp ca .
3. Thái độ
để hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường - Học sinh đọc nhạc và hát lời trôi chảy bài TĐN số 1: Chiếc đèn ông sao - HS biết bài TĐN số 1- Chiếc đèn ông sao viết ở nhịp Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác được viết ở giọng Đô trưởng . - HS biết được vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và một vài sáng tác của ông. 2. Kĩ năng - HS hát đúng giai điệu ,lời ca của bài hát . Biết cách lấy hơi ,hát rõ lời diễn cảm , Biết trình bày theo hình thức đơn, song, tốp ca….. - HS nói đúng tên nốt nhạc , đọc đúng giai điệu , ghép lời ca , kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. - HS ôn tập để trình bày bài Mùa thu ngày khai trường và TĐN số 1 Chiếc đèn ông sao được thuần thục hơn. Biết trình bày theo hình thức đơn, song, tốp ca….. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến quê hương, đát nước.Biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu , những thế hệ cha ông đã ngã xuống trong mùa thu tháng tám năm xưa để chúng ta có được bầu trời thu trong sáng như hôm nay . 4. Năng lực - HS tiếp tục tập trình bày cách hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.. - Giúp học sinh hình thành các kỹ năng thực hành âm nhạc. II. NỘI DUNG - Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường - Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường - Tập đọc nhạc: TĐN Sô 1 - Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ ” III. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của GV - Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) - Đàn và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường và TĐN số 1– Chiếc đèn ông sao - Tư liệu và hình ảnh, video về bài hát Mùa thu ngày khai trường,một số bài hát về mùa thu - Bảng phụ. - Một số hình ảnh về nhạc sĩ vũ Trọng Tường, nhạc sĩ Trần hoàn 2. Chuẩn bị của HS - SGK, tập ghi chép. - Học sinh tìm hiểu một số tư liệu về nhạc sĩ vũ Trọng Tường, nhạc sĩ Trần hoàn - Xem trước bài tập đọc nhạc số 1 - HS chuẩn bị một số động tác minh hoạ cho bài hát. - Tập biểu diễn theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TIẾT 1 Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung : hát 1 bài hát tập thể: Bốn phương trời - HS lắng nghe giai điệu và xem một số hình ảnh, video một số ca khúc về mùa thu : Nhớ mùa thu Hà nội, Hà nội Mùa thu… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung : - HS nghe bài Mùa thu ngày khai trường (Xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích. Trích hình anh trong Video âm nhac : Hoạt động cá nhân: - HS tìm thông tin trong SGK để trả lới câu hỏi, nội dung bài hát nói về điều gì. - Chia bài hát 2 đoạn mỗi đoạn 2 câu hát: Đoạn 1 Câu 1: "Từ đầu… xanh lá". Câu 2: "Mùa thu sang … tiếng hát mùa thu". Đoạn 2: Câu 3: “ Mùa thu ơi…vai em” Câu 4: “ Mùa thu ơi… như trời thu” HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung : GV hướng dẫn HS thực hiện: Học sinh nghe GV đàn, khởi động giọng C - Tập hát từng câu: Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe. GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần. GV chỉ định 1 vài học sinh hát lại câu 1. Hướng dẫn các em sửa chữa những chổ còn sai. Tập hát câu thứ hai trình tự như trên. - Hát cả đoạn 1 Tiếp theo tập tương tự như câu 1 và câu 2 -Hát đoạn 2 - Ghép cả bài với nhạc đệm Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm. + Tập hát cả bài: + HS tự luyện tập bài hát: GV lưu ý tiết tấu đảo phách… + GV giúp HS sữa chổ hát sai: HS chú ý lấy hơi những chỗ khó như luyến 3 nốt ở chữ “tâm” + GV hướng dẫn học sinh thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát. +Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác tham gia nhận xét đánh giá, GV bổ sung, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. + Cũng cố bài hát. + HS tập hát đối đáp (GV hướng dẫn chia câu cho HS hát). + HS tập hát có lĩnh xướng. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm: - HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt của trường, lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm học sinh chọn một trong hai hoạt động ứng dụng sau: + Hát bài Mùa thu ngày khai trường kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Mùa thu ngày khai trường kết hợp với vận động theo nhịp. Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát. Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. - Hoạt động với cộng đồng. + Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Mùa thu ngày khai trường trong sinh hoạt của lớp trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng. - Cho Hs xem 1 số hình ảnh về Mùa thu HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm: Các nhóm học sinh chọn một trong ba hoạt động mở rộng sau: + HS về nhà tìm vài bài hát về Mùa thu + HS về nhà vẽ một bức tranh khổ A4 minh hoạ cho bài hát. TIẾT 2 - Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường - Tập đọc nhạc: TĐN Sô 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung : - Trò chơi: Nghe âm thanh đoán ra nhạc cụ. (GV cho HS nghe một đoạn nhạc bằng những nhạc cụ khác nhau mà GV chuẩn bị trước) .Có thể tiếng ở đàn phím điện tử. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung: - HS nghe mẫu bài TĐN số 1 - Gõ tiết tấu chủ đạo Hoạt động cá nhân: - HS nhận xét cao độ trường độ bài TĐN số 1 - Hs đọc tên nốt và các kí hiệu có trong bài HS chia câu HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Nội dung 1:Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường. Hoạt động chung - GV hướng dẫn HS thực hiện: Học sinh nghe GV đàn, khởi động giọng C GV cho HS hát tập thể lại bài hát Mùa thu ngày khai trường. - HS hát tâp thể kết hợp vỗ tay theo nhịp GV tiến hành cho HS hát theo nhóm, HS nhận xét, GV động viên từng nhóm. Hoạt động cá nhân: HS hát cá nhân (GV chỉ định cho những HS có chất giọng tốt hát để cả lớp tự rút kinh nghiệm. GV nhận xét điều chỉnh (nếu có sai sót), nhắc lại những đoạn HS thường mắc phải, lưu ý những câu đảo phách. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Từng nhóm HS lên trình bày bài hát có động tác minh hoạ. + HS nhận xét từng nhóm. + GV tổng hợp những ý kiến nhận xét của lớp và kết luận, đánh giá. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG + HS hãy kể tên những bài hát viết về chủ đề Mùa thu mà các em tìm được. + HS trình bày những bức tranh hoàn chỉnh cho cả lớp quan sát. * Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung: + GV hướng dẫn cho HS xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Phạm Tuyên, các loại đèn ông sao - GV cho HS nhận xét bài tập B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung: - HS nghe mẫu bài TĐN số 1 - Gõ tiết tấu chủ đạo Hoạt động cá nhân: - HS nhận xét cao độ trường độ bài TĐN số 1 - Hs đọc tên nốt và các kí hiệu có trong bài HS chia câu C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc cao độ thang âm C: - GV gọi HS đọc tên nốt nhạc trong bài TĐN. - GV đàn câu 1, HS đọc hoà theo.. - GV đàn câu 2 HS đọc theo tương tự như câu 1. - GV đàn 2 câu (1 và 2) HS đọc ghép cả 2 câu. - 2 câu còn lại tiến hành như trên. - GV hướng dẫn HS đọc nối 2 câu (3 và 4). - GV đàn cả bài HS đọc hoàn chỉnh cả bài, chú ý dấu nhắc lại - GV hướng dẫn cho HS ghép lời ca. - GV động viên HS lên bảng trình bày bài TĐN, GV nhận xét, sửa sai. - HS trình bày: đọc nhạc và ghép lời. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - HS thuộc lời bài tập đọc nhạc để ứng dụng trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. - GV hướng dẫn cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG - Hãy tìm một số bài TĐN viết ở nhịp. - Giới thiệu về bài TĐN số 1 : Chiếc đèn ông sao. Bài hát cho thấy thiếu nhi VN luôn gắn bó và thể hiện lòng biết ơn, tình cảm sâu sắc đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu. *Tấm Gương đạo đức Bác Hồ kính yêu: - Sự quan tâm, chăm sóc và tình cảm của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng Tiết 3 - Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ ” * Nội dung 1: Ôn tập bài hát: - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp: - Cả lớp hát tập thể 1 bài hát Bốn phương trời - HS trình bày một số bài TĐN mà các em đã sưu tầm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV đàn cho HS khởi động giọng - Học sinh đọc lại bài đọc nhạc số 1với tình cảm, sắc thái nhịp nhàng kết hợp với hát lời bài hát. - HS nhận xét các nhóm, GV đánh giá và điều chỉnh những hạn chế trong bài các em thực hiện. - GV chỉ định cá nhân HS lên đọc nhạc và kết hợp hát lời bài TĐN số 1 (khoảng 3 em) qua đó đánh giá nhận xét tiếp thu và thực hiện bài ở nhà của HS. - GV kết thúc nội dung 1 sau khi nhận xét chung từng cá nhân HS thực hiện, giúp HS tự điều chỉnh sữa chữa nếu còn đọc sai nhạc, hoặc hát lời chưa đạt yêu cầu. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV tiến hành kiểm tra việc HS sưu tầm bài TĐN ở nhịp . - Tiến hành cho HS xung phong lên trình bày những bài sưu tầm của mình trước lớp như gv đã dặn. - Sau khi HS trình bày GV cho HS có ý kiến nhận xét theo ý kiến của mình. - GV nhận xét chung,đồng thời nhắc nhở những HS chưa thực hiện (nếu có) E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG - Các em HS tạo thành nhóm 5 em cùng suy nghĩ nêu cảm nhận khi hát bài Mùa thu ngày khai trường. - Đại diện nhóm lên trình bày suy nghĩ của nhóm mình - Các em hãy vẽ một bức tranh về mùa thu hoặc quang cảnh của trường em ngày khai trường. * Nội dung 2 : Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ ” HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV cho HS nghe một đoạn nhạc ngắn của nhạc sĩ Trần Hoàn và giới thiệu cho học sinh sơ nét về nhạc sĩ Trần Hoàn - GV cho HS xem tranh ảnh về nhạc sĩ Trần Hoàn mà GV đã chuẩn bị. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung : + GV gọi 1 HS đọc bài viết trong SGK về nhạc sĩ Trần Hoàn, cả lớp theo dõi. + GV cho HS nghe bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” (Đã chuẩn bị) . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung : + Các em xem lại baì viết và trả lời các câu hỏi sau đây: * Nhac sĩ Trần Hoàn tên thật là gì? Bút danh là…? * Nhạc sĩ Trần Hoàn sinh năm nào? Quê quán ở đâu? * Nhạc Sĩ Trần Hoàn đã viết những ca khúc nổi tiếng nào? * Ông bắt đầu tham gia hoạt động âm nhạc vào thời kỳ nào? * Nhạc sĩ Trần Hoàn mất ngày tháng năm nào? Ông đã đượcnhà nước trao tặng giải thưởng gì? Hoạt động cá nhân: + HS lầ
File đính kèm:
- GIAO AN AM NHAC LOP 8 MAU.doc