Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 19: Học hát bài “Đi cắt lúa” - Nhạc lý: Sơ lược về quãng - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : HS biết bài “Đi cắt lúa” là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung của bài hát nói lên niềm vui của dân bản khi đón lúa về.

HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca .

- HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hoà âm; gọi được tên một số quãng.

2. Kỹ năng : HS biết tên tác giả,nội dung của bài hát.Tập hát đúng giai điệu lời ca của bài hát. Tập hát kết hợp gõ đệm.

3. Thái độ : Qua nội dung bài hát hướng các em biết yêu thích lao động và người lao động.

II.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Nhạc cụ ( đàn organ )

Đàn và hát bài “ Đi cắt lúa”

Tập một vài động tác phụ họa.

2. Học sinh : Bút ,vở ,Sgk lớp 7

3. Phương pháp : Thực quan, thực hành, vấn đáp, diễn giảng.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định – kiểm tra sĩ số

Lớp 7A1 . Lớp 7A4

Lớp 7A2 . Lớp 7A5

Lớp 7A3 . Lớp 7A6

2. Kiểm tra bài cũ ( không thực hiện )

3. Bài mới: Học hát “Đi cắt lúa”

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 19: Học hát bài “Đi cắt lúa” - Nhạc lý: Sơ lược về quãng - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
TIẾT 19
Học hát : Bài “ĐI CẮT LÚA”
Nhạc lý : SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG
 Ngày soạn : 21/ 12/ 2014
 Ngày dạy : 02/ 01/ 2015
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : HS biết bài “Đi cắt lúa” là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung của bài hát nói lên niềm vui của dân bản khi đón lúa về.
HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. 
- HS biết định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hoà âm; gọi được tên một số quãng.
Kỹ năng : HS biết tên tác giả,nội dung của bài hát.Tập hát đúng giai điệu lời ca của bài hát. Tập hát kết hợp gõ đệm.
Thái độ : Qua nội dung bài hát hướng các em biết yêu thích lao động và người lao động. 
II.CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Nhạc cụ ( đàn organ )
Đàn và hát bài “ Đi cắt lúa”
Tập một vài động tác phụ họa.
Học sinh : Bút ,vở ,Sgk lớp 7
Phương pháp : Thực quan, thực hành, vấn đáp, diễn giảng.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định – kiểm tra sĩ số
Lớp 7A1.. Lớp 7A4
Lớp 7A2.. Lớp 7A5 
Lớp 7A3.. Lớp 7A6
Kiểm tra bài cũ ( không thực hiện )
Bài mới: Học hát “Đi cắt lúa”
HĐ của GV
NỘI DUNG
HĐ của HS
GV giới thiệu và ghi bảng
GV chỉ định
GV diễn giảng
GV hướng dẫn
GV đàn
GV thực hiện
GV tập hát
GV yêu cầu
GV hướng dẫn và đàn
GV hướng dẫn và làm mẫu
GV ghi bảng
GV diễn giảng và ghi bảng
GV giới thiệu và đàn
GV ghi bảng và giải thích
GV giới thiệu
Nội dung 1 :
I.Học hát
Bài “Đi cắt lúa”
 Dân ca Hrê ( Tây Nguyên )
- Sưu tầm : Lê Toàn Hùng
- Đặt lời mới : Lê Minh Châu
1.Giới thiệu bài hát :
- Đọc sách giáo khoa trang 38
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết thêm về công việc cắt lúa.
- Bài hát Đi cắt lúa là một trong những bài hát dân ca của dân tộc Hrê đã trở nên quen thuộc với nhân ta. Bài hát ngắn gọn, mạnh lạc có tính chất hồn nhiên, lạc quan, trong sáng. Đi cắt lúa là một trong những công việc lao động của người nông dân. 
2. Tập hát từng câu ( dịch giọng – 2 )
Chia câu : Bài hát gồm có 4 câu. Câu 2 và 4 bắt đầu từ chữ “ đón lúa mới về . . .”
Luyện thanh – khởi động giọng 
Trình bày bài hát mẫu : Hát cho học sinh nghe hai lần.
+ Tiến hành tập :
- Mỗi câu tập từ 2 đến 3 lần ( chú ý những chữ hát luyến )
- Giáo viên hát mẫu, học sinh chú ý thực hiện
- Tiếp tục tập các câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
- Hát đầy đủ cả bài hai lần
Trình bày hoàn chỉnh bài hát : Thể hiện sự hồn nhiên, lạc quan, sôi nổi
- Lần 1 : Cả lớp cùng hát
- Lần 2 : Mỗi dãy hát 2 câu
- Hát kết hợ gõ đệm
Nội dung 2 :
 II. Nhạc lý : Sơ lược về quãng
1. Quãng là gì ? Quãng là khoảng cách cao độ giữa hai âm, âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm ngọn.
- Hai âm vang lên cùng một lúc gọi là quãng hòa âm.
- Hai âm lần lượt vang lên gọi là quãng giai điệu
* Giáo viên đàn minh họa cho học sinh nghe.
2. Cách gọi tên quãng :
Căn cứ vào số âm có trong khoảng cách từ âm gốc đến âm ngọn để xác định tên quãng.
VD: Đồ – rê : Quãng 2
 Đồ - mi : Quãng 3
 Đồ - Son : Quãng 5
 Đồ - si : Quãng 7
 Đồ – đồ : Quãng 1 ( Quãng đồng âm )
HS ghi bài
HS đọc sách
HS nghe
HS chú ý 
HS luyện thanh
HS nghe và cảm nhận
HS học hát
HS thực hiện
HS thực hiện
HS chú ý thực hiện
HS ghi bài
HS nghe và ghi bài
HS nghe 
HS theo dõi và ghi bài
HS chú ý và ghi bài
 4. Củng cố : Gọi một số em trình bày lại bài hát theo các hình thức dơn ca, song ca, tốp ca.
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định tên quãng trong bài tập trang 40.
Giáo viên yêu cầu cả lớp trình bày lại bài hát “ Đi cắt lúa” hai lần.
 5. Nhận xét, dặn dò :
Học thuộc lời bài hát và tập thể hiện với các động tác phụ họa.
Chuẩn bị bài tập đọc nhạc số 6. chép bài – điền tên nốt.
 6. Rút kinh nghiệm và bổ sung.
.

File đính kèm:

  • docAN 7 T19.doc
Giáo án liên quan