Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 1 đến 10

 I. MỤC TIÊU

 * HS có những hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc.

 HS biết được nội dung của môn Âm nhạc ở trường THCS.

 HS biết tên tác giả của bài hát Quốc Ca .

 * HS hát thuộc bài hát Quốc ca.

 * HS thấy được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

 II.ĐỒ DÙNG :

 - Gv :Nhạc cụ quen dùng,đài

 - HS :SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, thuyết trình, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm.

 - Kỹ thuật dạy học :

 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức:3

 - GV kiểm tra sĩ số lớp:6a: 6b: 6c:

2. Kiểm tra đầu giờ:6

 -GV kiểm tra đồ dùng,sách vở của HS

3. Bài mới:32

 

doc22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 1 đến 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giới thiệu về những thuộc tính của âm thanh, GV hát bài “ Làng tôi” gồm tám nhịp đầu tiên để minh hoạ về cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc.
- Khi giới thiệu đến thuộc tính nào GV cần nhấn mạnh thuộc tính đó trong lúc hát.
- Vậy bốn thuộc tính của âm thanh là gì ?
+Cao độ : ( độ cao thấp của âm thanh )
+Trường độ : ( độ dài, ngắn của âm thanh)
+ Cường độ : ( mạnh, nhẹ ,to nhỏ của âm thanh)
+ âm sắc : ( màu âm khác nhau của âm thanh)
( GV chú ý nghe và điều chỉnh câu trả lời cho đúng )
+ Các kí hiệu âm nhạc.
- Để âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải biết ghi chép nhạc bằng văn bản ( giống như chép chính tả ). Do đó các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá Sol và nhớ vị trí các nốt trên khuông.
GV hướng dẫn HS tập kẻ khuông nhạc ( gồm 5 dòng kẻ song song, cách đều nhau) các dòng kẻ phụ,cách viết khoá Sol và vị trí các nốt trên khuông.
 - Gv đàn nốt sol và các nốt GAHC,GFEDC,CDEGAHC cho HS nghe
 HS ghi bài
Chú ý nghe
Luyện thanh
HS thực hiện
HS ghi bài
 Chú ý nghe
 HS trả lời
 HS chú ý nghe
HS theo dõi ghi bài
HS theo dõi
4.Củng cố: 2’
 Gv gọi 2 HS lên hát và biểu diễn bài Tiếng chuông và ngọn cờ
5.Dặn dò: 1’
 HS về học bài ,chép bài TĐN số 1
 Đọc trước bài các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
Ngày soạn: 
 Ngày giảng: 
 Tiết 4
- Nhạc lí : các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
	 Tập đọc nhạc số 1 	
I. Mục tiêu
- HS biết các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh.
- Cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc,đọc đúng tên nốt nhạc của bài TĐN số 1.
- HS yêu thích môn học.
II. đồ dùng
- Nhạc cụ : Đàn oocgan.
- Bảng phụ
III. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm.
IV. tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức : 1’
 - Hát đầu giờ,sĩ số :6a : 6b : 6c:
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
 - Cao độ ?
 - Trường độ ?
 - Âm sắc ?
 - Kẻ khuông nhạc ? viết khoá sol và vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông ?
3.Bài mới: 38’
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV hỏi
GV ghi bảng
GV giới thiệu
GV lấy ví dụ
GV ghi bảng
GV giới thiệu 
GV hướng dẫn
GV hỏi
GV đàn
GV chỉ định
GV đàn và hướng dẫn
GV chỉ định
GV tổng kết
Nội dung 1: Nhạc lí 
 a. Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
- Các kí hiệu : ♪,♫.và giải thích
Quy định về trường độ trong âm nhạc
1 0 ngân dài = 2 nốt trắng
2 nốt trắng ngân dài = 4 nốt đen =8 nốt ♪ = 16 móc kép
VD : Trong khi một người đang hát một nốt tròn, một người khác có thể hát được 16 nốt móc kép.
b.Cách viết nốt nhạc trên khuông.
-GV cho HS quan sát bảng phụ và rút ra quy ước(nốt nhạc có hình bầu dục hơi nghiêng về bên phải)
- GV lấy ví dụ cụ thể về cách viết nốt nhạc trên khuông.
c. Dấu lặng .
-GV hát trích đoạn 1 số bài hát có dấu lặng đen ,lặng đơn để HS nhận biết nó có tác dụng nghỉ bằng một nốt đen, một nốt móc đơn.
Nội dung 2:. TĐN số 1
GV giới thiệu bài TĐN : Đây là bài “ Biết nói gì với mẹ đây” nhạc của Mozart, người ta đã dựa vào giai điệu này để đặt rất nhiều lời hát. Riêng tiếng Anh đã có nhiều lời khác nhau.
GV hát ví dụ bài “ ABC”.
- Chia từng câu : Cả bài có 6 câu nhưng SGK chỉ giới thiệu hai câu đầu tiên, mỗi câu có bảy nốt nhạc.
- Hình nốt ? tên nốt ?
HS luyện thanh và đọc gam Cdur
GV chú ý sửa sai cho HS
- Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu, hình nốt, tên nốt.
- GV đánh đàn từng câu một ba lần sau đó bắt nhịp cho cả lớp cùng đọc.
- Làm tương tự với những câu còn lại.
- Chia đôi lớp , một nửa ghép lời, một nửa đọc nhạc.
- Gọi một số em đọc bài.
- GV nhận xét.
HS trả lời
HS ghi bài
HS nghe và ghi chép
HS nghe
HS tập viết nốt nhạc
HS ghi bài
HS chú ý nghe
HS theo dõi
HS trả lời
HS thực hiện
HS đọc bài
Nghe và đọc nhẩm theo
HS thực hiện
Chú ý nghe
4. Củng cố: 3’
- Tổng kết phần nhạc lí.
- Đánh đàn cho HS đọc lại bài TĐN.
5. Dặn dò: 1’
Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Tiết 5
 Học bài hát: “ vui bước trên đường xa”
Theo điệu Lí con sáo Gò Công (Dân ca Nam Bộ)
 Đặt lời mới : Hoàng Lân
I. Mục tiêu
- HS biết bài “ Vui bước trên đường xa” do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công (dân ca Nam Bộ ) 
- HS hát đúng giai điệu ,lời ca của bài hát .Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách,theo nhịp ,theo tiết tấu lời ca. 
- HS biết yêu quý các làn điệu dân ca.
Ii.đồ dùng
 - Đàn, bảng phụ.
III. Phương pháp:
	- Hỏi đáp, thuyết trình, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm.
IV. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức: 3’
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Đọc bài TĐN số 1.
? Viết và gọi tên các hình nốt đã học,nêu cách viết hình nốt trên khuông?
3. Bài mới : 33
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
Gv thuyết trình
GV trình bày
GV hát mẫu
GV đàn
GV hướng dẫn
GV thực hiện
GV điều khiển
Gv chỉ định
GV điều khiển
Nội dung 1: Giới thiệu bài hát :
- GV giới thiệu vài nét về Lí và 1 vài điệu Lí của Nam Bộ.
- GV hát 1vài điệu Lí cho HS nghe:Lí cây bông,Lí ngựa ô,Lí chiều chiều,...
- Bài hát Vui bước trên đường xa là lời mới dựa theo điệu Lí con sáo Gò Công xuất sứ từ huyện Gò Công đông tỉnh Tiền Giang
- Gv hát cho HS nghe bài Lí con sáo Gò Công.
Nội dung 2: Dạy hát
a.Hát mẫu :
GV đánh đàn và hát bài “ Vui bước trên đường xa”.thể hiện tình cảm sắc thái của bài.
b. Luyện thanh :1->2’
c.Chia câu :GV hướng dẫn HS chia bài hát thành từng câu nhỏ cho dễ hát.
d.Tập hát từng câu.
câu 1 : “ Đường dài.gần”, tập từng câu, mỗi câu từ hai đến ba lần, kết nối các câu thành bài ( chú ý : dịch giọng -5 )
câu 2 : “ muôn người..tâm..”
- Học xong câu hai quay lại từ câu một
Vì bài ngắn nên khi học xong cho HS hát đầy đủ cả bài một đến hai lần.
e.Hát trọn vẹn cả bài:
- Cho HS hát và gõ đệm theo phách
- Chia đôi hai dãy, mỗi bên hát một lần kết hợp nhún nhẹ theo nhịp của bài.
- Gọi một số em trình bày lại bài hát, GV đệm đàn, (TP: 120)
- HS thể hiện tình cảm, trong sáng, nhip nhàng sử dụng lối hát hoà giọng.
- Cả lớp hát lại toàn bộ bài.
- Hát lại bài, kết thúc bằng cách nhắc lại câu 
 Muôn người chung 1 lời quyết tâm..bước chân, thêm một lần nữa.
HS Theo dõi 
HS nghe cảm nhận
Luyện thanh
Đánh dấu câu
HS tập hát
HS thực hiện
HS trình bày bài
4.Củng cố: 4’
- Cho Hs hát kết hợp vỗ tay theo phách (sửa sai)
- Gọi 1 vài em lên bảng trình bày bài hát
5. Dặn dò: 1’
- HS về học bài ,tập biểu diễn bài hát
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tiết 6
Ôn bài hát: “ vui bước trên đường xa”
 Nhạc lí: nhịp và phách, nhịp 2/4
 Tập đọc nhạc: số 2
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu,lời ca của bài hát “ Vui bước trên đường xa”. HS biết về nhịp và phách trong âm nhạc,ý nghĩa của số chỉ nhịp , nhịp 2/4.
- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4, đọc đúng giai điệu ,ghép lời ca bài TĐN số 2 “ Mùa xuân trong rừng”.
II. đồ dùng:
- Nhạc cụ : Đàn oocgan.
- Bảng phụ.
II. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thuyết trình, thực hành luyện tập, trình bày tác phẩm.
Iv. Tiến trình dạy học :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi một em trình bày lại bài “ Vui bước trên đường xa”
- GV nhận xét và cho điểm
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV điều khiển
GV chỉ định
GV ghi bảng
GV lấy ví dụ
GV hỏi và hướng dẫn HS ghi khái niệm
GV ghi bảng
GV thuyết trình
GV hỏi
GV chỉ định
GV đàn
GV yêu cầu
GV đánh đàn
GV hướng dẫn
Nội dung 1: Ôn bài hát : 
 Vui bước trên đường xa
GV đệm đàn và hát lại bài hát một lần.
- Cả lớp hát hai lần cả bài, GV chú ý nghe và sửa những chỗ còn sai và yêu cầu các em hát với sắc thái nhịp nhàng, sôi nổi, yêu cầu HS hát thuộc lời bài hát.
- Mời bốn HS lên bảng kiểm tra ( không xem SGK) , cả bốn em cùng hát, sau đó bốn em hát riêng.
- GV đánh giá, cho điểm, có thể kiểm tra hai, ba nhóm như vậy.
Nội dung2: Nhạc lí 
 Nhịp và phách, nhịp 2/4
- Ví dụ về nhịp - phách : Bài TĐN số 2, khuông nhạc đầu tiên có 5 nhịp ( ô nhịp ) mỗi nhịp đều có hai phách.
- Vậy nhịp là gì ? phách là gì ?
- HS ghi khái niệm về nhịp - phách và nhịp 2/ 4.
*Nhịp:Là phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn tronh bản nhạc,giữa các ô nhịp có vạch nhịp.
*Phách:mỗi nhịp có 1 phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian gọi là phách.
*Số chỉ nhịp,nhịp 2/4:
?Em hãy cho biết số chỉ nhịp trong bài vui bước trên đường xa?(nhịp 2/4)
-Số chỉ nhịp viết giống 1 phân số ,đặt ở đầu bản nhạc(chỉ ghi 1 lần)
- Nhịp 2/4:có 2 phách,giá trị 1 phách =1 nốt đen,phách 1 mạnh,phách 2 nhẹ.
-ứng dụng:nhịp 2/4 thường dùng cho các bài dân ca,bài hát tập thể ,hành khúc,
Nội dung 3:. TĐN số 2 :
 “ Mùa xuân trong rừng”
- GV giới thiệu bài TĐN, nội dung, xuất xứ
- GV hỏi bài TĐN có những nốt gì ? hình nốt ? đọc tên nốt ?, hình nốt ?
- Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu.
- Đọc gam C trưởng.
- GV đánh đàn bài TĐN hai lần.
- GV đánh đàn từng câu sau đó nối các câu lại với nhau.
- Đọc cả bài một đền hai lần.
- Hs ghép lời : Một bên đọc nhạc, một bên ghép lời.
GV hướng dẫn cho HS trình bày kết hợp với gõ phách, cần nhấn mạnh nốt nhạc ở phách một, nốt nhạc cuối ngân hai phách phải goc sang phách thứ ba mới hết ngân.
HS ghi bài
Lên bảng trình bày 
HS theo dõi
Bốn em HS hát, số còn lại theo dõi
HS ghi bài
HS theo dõi
HS trả lời và ghi khái niệm
HS trả lời : có hình nốt : đen, đơn..
Có nốt : Đồ, Rê..Mi
Cả lớp đọc bài
Đọc gam C dur
Cả lớp chú ý nghe
HS đọc 2 - 3 lần
HS đọc cả bài
HS thực hiện
Chú ý nghe
4. Củng cố:
- Hát lại bài TĐN.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài TĐN.
Ngày soạn
Ngày giảng: 
Tiết 7
 tập đọc nhạc số 3 
	 cách đánh nhịp 2/4
 Ântt: nhạc sĩ văn cao và bài hát “ làng tôi”
I. Mục tiêu
- HS biết bài TĐN số 3 Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác.Thông qua bài hát Làng tôi ,HS biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao.
- Biết đọc đúng giai điệu ,ghép lời ca bài TĐN số 3. HS biết cách đánh nhịp 2/4.
- HS hiểu được những khó khăn,làm than của dan tộc khi đất nước bị xâm lược.
II. Đồ dùng
- Nhạc cụ quen dùng : Đàn oocgan.
III.Phương pháp
- Phương pháp : Thực hành,thuyết trình, luyện tập,hỏi đáp.
- Kĩ thuật:khăn trải bàn.
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức:1’
	Hát,KT sĩ số: 6a: 6b: 6c:
2. Kiểm tra bài cũ:
	KT xen trong quá trình dạy 

File đính kèm:

  • docamnhac 6 tiet 110co chuan KTKN xin.doc