Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 3

I- MỤC TIÊU

- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài, tập hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp 

- Biết trình bày bài Nụ cười theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,

 - Qua bài hát giáo dục tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống và tình thân ái, hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt - Nga

- HS biết một bài hát tập thể để hát trong các buổi sinh hoạt, các buổi tập trung đông người.

- Thể hiện đúng về trường độ, sắc thái bài hát: hào hứng, sôi nổi.

- Có khái niệm sơ bộ về dịch giọng: sự nâng cao hay hạ thấp giọng của bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng người hát.

- Nhận biết chính xác giọng Pha trưởng qua hóa biểu.

- Đọc đúng cao độ và tiết tấu bài TĐN số 3.

- Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 2, tập đọc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 

- Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức về nhạc lí và ứng dụng trong thực tiễn.

- Biết thêm 1 nhạc sĩ nổi tiếng của nước Nga nhạc sĩ Trai - cốp - xki và nghe một tác phẩm của ông.

- Nêu được những đóng góp tiêu biểu của nhạc sĩ Trai - cốp - xki, nêu cảm nhận về bài hát Cô gái miền đồng cỏ.

II- NỘI DUNG

- Học hát: Bài Nụ cười

- Ôn tập bài hát: Nụ cười

- Tập đọc nhạc: TĐN sô 2

- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai - cốp - xki và bài hát Cô gái miền đồng cỏ

 

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cười… xóa nhòa
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
- HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát. 
- Tập hát từng câu:
+ Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai, GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại.
+ Tập những câu hát tiếp theo tương tự.
Hoạt động nhóm
- Tập hát cả bài:
	+ HS tự luyện tập bài hát.
	+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
	+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
	+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
	Hoạt động cả lớp
	- Củng cố bài hát
	+ HS tập hát đối đáp và hòa giọng:
Người hát
Câu hát
HS nữ
Cho trời… nụ cười.
HS nam
Cầu vồng… khắp trời
HS nữ
Nụ cười… niềm vui
HS nam
Trong cuộc…tiếng cười
HS nam và nữ
Để làn… xóa nhòa
HS nữ
Cho trời…tươi hồng
HS nam
Đẩy lùi… bão bùng
HS nữ
Rừng âm u… ngày mới
HS nam
Trong làn… yêu đời
HS nam và nữ
Để làn…lòng ta
	+ HS tập hát nối tiếp và hòa giọng:
Nhóm hát
Câu hát
Nhóm 1
Cho trời… tiếng cười.
Cả lớp 
Để làn… xóa nhòa
Nhóm 2
Cho trời… yêu đời
Cả lớp
Để làn…lòng ta
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm 
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
	- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:
	+ Hát bài Nụ cười kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo Dịch giọng.
	+ Hát bài Nụ cười kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
	- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Nụ cười trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động nhóm
	Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động bổ sung sau:
	- Kể tên một vài bài hát của Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
	- Vẽ bức tranh minh họa cho bài Nụ cười. 
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải tinh thần lạc quan yêu đời nhau khi gặp khó khăn?
TIẾT 2
- ÔN TẬP BÀI HÁT: NỤ CƯỜI
- TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG MI THỨ - TĐN SỐ 2
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Nụ cười
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động cả lớp
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát
	GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Nụ cười, HS nhận biết và hát câu hát đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
	- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
	- Trình bày bài Nụ cười, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
	- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
	- Tập hát nối tiếp và hòa giọng.
	- Tập hát có lĩnh xướng. 
	- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cả lớp
	Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp:
	- Hát bài Nụ cười kết hợp gõ đệm.
	- Hát bài Nụ cười vận động theo nhạc.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
Trình bày bài hát theo phong cách cá nhân. Có động tác minh họa cho bài hát.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: giọng Mi thứ - TĐN số 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	 Hoạt động cả lớp
	GV đàn giai điệu bài TĐN số 2, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.
	Hoạt động cá nhân
	HS nêu cảm nhận về bài tập đọc nhạc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động cặp đôi
	HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
	+ Bài TĐN viết ở loại nhịp nào?
	+ Bài TĐN có hình nốt nào?
	+ Trong bài TĐN, nốt nhạc nào cao nhất và nốt nhạc nào thấp nhất?	
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	 Hoạt động cả lớp
- Hãy nhắc lại cấu tạo gam thứ?
- Em hãy thành lập gam Mi thứ? 
- Hãy rút ra kết luận về giọng Mi thứ?
- Hãy so sánh với giọng Son trưởng đã học? 
- Luyện tập cao độ (kết hợp tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN):
- Luyện tập tiết tấu:
- Tập đọc từng câu (từng nét nhạc):
+ HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng trường độ) trong câu 1 để cả lớp cùng đọc (GV có thể đàn giai điệu để hổ trợ).
+ Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc câu 1.	
+ Đọc câu tiếp theo tương tự.
- Tập đọc cả bài:
+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo.
+ HS đọc cả bài TĐN và gõ phách. GV lắng nghe và sửa chỗ sai cho HS.
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ phách.
- Ghép lời ca:
+ GV đàn giai điệu, HS hát lời của bài TĐN, vừa hát vừa gõ phách. 
+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong hát lời.
- Củng cố, kiểm tra:
+ GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ phách. Phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ.
+ Tổ, nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ phách.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm
	- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách.
	- Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	HS chọn một trong 2 hoạt động sau:
	+ Tập chép những nốt nhạc trong bài TĐN.
	+ Giọng mi thứ hòa thanh có đặc điểm gì?
TIẾT 3
- ÔN TẬP BÀI HÁT: NỤ CƯỜI
- ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 2
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ TRAI – CỐP - XKI VÀ BÀI HÁT CÔ GÁI MIỀN ĐỒNG CỎ
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Nụ cười
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Hoạt động cả lớp
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát
	- GV đàn giai điệu một vài câu hát trong bài Nụ cười, HS nhận biết và hát câu hát đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
	- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
	- Trình bày bài Nụ cười, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
	- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
	- Tập hát nối tiếp và hòa giọng.
	- Tập hát có lĩnh xướng. 
	- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cả lớp
	Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp:
	- Hát bài Nụ cười kết hợp gõ đệm.
	- Hát bài Nụ cười vận động theo nhạc.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	Trình bày bài hát theo phong cách cá nhân. Có động tác minh họa cho bài hát.
Nội dung 2: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	 Hoạt động cả lớp
	Cả lớp nghe GV đàn hoặc hát bài TĐN số 2.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	(Nội dung ôn, không hình thành kiến thức mới)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	 Hoạt động cả lớp
	- Đọc bài TĐN số 2, đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN.
	- Đọc bài TĐN số 2, kết hợp gõ đệm:
	+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động nhóm
- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hặc vỗ tay theo nhịp.
	- Đọc bài TĐN số 2 kết hợp với đánh nhịp.
	Các nhóm tự luyện tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: Một nhóm đọc nhạc, một nhóm dùng thanh phách gõ đệm theo. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện.
	Hoạt động cá nhân:
	Một vài cá nhân trình bày lời mới của bài TĐN số 2.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động cá nhân
	HS chọn một trong 2 hoạt động sau:
	+ Tập chép bài TĐN số 2.
	+ Đặt lời mới cho 1-2 câu trong bài TĐN theo chủ đề tự chọn.
Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai - cốp - xki và bài hát Cô gái miền đồng cỏ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	 Hoạt động cả lớp
	- HS xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Trai - cốp - xki.	
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động cá nhân
	HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
	- Kể tên một số sáng tác của nhạc sĩ Trai - cốp - xki?
	- Giới thiệu vài nét về bài hát Cô gái miền đồng cỏ? 	
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	 Hoạt động cả lớp
	- HS lắng nghe và nêu cảm nhận về bài Cô gái miền đồng cỏ.
	- Trình bày 1-2 câu hát trong bài Cô gái miền đồng cỏ.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
	Hoạt động cá nhân
	HS lựa chọn 1 trong 2 hoạt động sau:
	- HS liệt kê một vài hình ảnh yêu thích trong bài Cô gái miền đồng cỏ.
	- HS viết lời giới thiệu về bài Cô gái miền đồng cỏ.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
	Hoạt động nhóm
	- Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai - cốp - xki qua các phương tiện thông tin, sách báo, qua mạng Internet,…	
ÔN TẬP 
(1 Tiết)
I. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
	HS trả lời hoặc thực hiện 1-2 câu hỏi và bài tập sau:
1. Câu hỏi
Câu hỏi 1- Bài hát Nụ cười là nhạc của nước nào?
A. Việt Nam
B. Nga
C. Pháp
D. Lào
	Hướng dẫn đánh giá: Đáp án B. Nga
Câu hỏi 2-Bài TĐN số 2 được viết ở giọng gì?
A. Giọng Fa thứ hòa than

File đính kèm:

  • docxCHỦ ĐỀ TIÊNG CƯỜI TUỔI THƠ ( Nhóm Phương, Khá, Hiếu).docx