Giáo án Âm nhạc 6 - Tiết 6 ôn tập bài hát: Vui bước trên đường xa - Nhạc lí: Nhịp và phách - Nhịp 2/4 - Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Hoạt động của GV - HS
HĐ 1 : Hướng dẫn HS ôn tập bài hát
- GV hướng dẫn - HS luyện thanh
- GV chỉ định - HS trình bày
- GV nhận xét sửa sai
- GV yêu cầu kiểm tra nhóm - HS thực hiện
HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhịp và phách- nhịp 2/4
- GV giới thiệu - HS lắng nghe
+ Trong khoảng thời gian bằng nhau ta nghe như có tiếng đệm mạnh nhẹ người ta gọi đó là nhịp
+ Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một gạch ngang gọi là vạch nhịp
+ Kết thúc bản nhạc là 2 vạch , một đậm , một nhạt
GV minh họa bằng ví dụ cụ thể
- GV giới thiệu - HS lắng nghe
- Các chỉ số 2/4 , 3/4,4/4, gọi là các số chỉ nhịp đứng ở đầu khuông nhạc ( sau khoá Son )
-Gv minh hoạ , hs quan sát
-Gv giới thiệu , Hs lắng nghe
-Gv hỏi, hs trả lời
?Trong nhịp 2/4, tử số chỉ số mấy? mẫu số chỉ số mấy?
Hs:
Ngày soạn : 17/9/08 Ngày dạy: 22/09/08 Tuần 6 Tiết 6 ÔN TẬP BÀI HÁT : VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA NHẠC LÍ : NHỊP VÀ PHÁCH - NHỊP 2/4 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 I. M ỤC TI ÊU: Trong tiết học này sẽ giúp học sinh: 1. Kiến thức: - HS có hiểu biết cơ bản về nhịp và phách, số chỉ nhịp. - Hiểu được khái niệm nhịp 2/4. 2. Kỹ năng : - Luyện tập kỹ năng hát tập thể, hát hòa giọng. - Luyện tập kỹ năng đọc nhạc 3. Thái độ : - Hs hiểu được ý nghĩa của các khái niệm nhịp phách II.PHƯƠNG PHÁP : - Diễn giải - thực hành. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan ) 2. Học sinh : - Sách giáo khoa, thanh phách. III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ : KT đan xen trong quá trình giảng dạy. 3. Bài mới : - Giáo viên giới thiệu và dẫn dắt vào bài học. Hoạt động của GV - HS Nội dung HĐ 1 : Hướng dẫn HS ôn tập bài hát - GV hướng dẫn - HS luyện thanh - GV chỉ định - HS trình bày - GV nhận xét sửa sai - GV yêu cầu kiểm tra nhóm - HS thực hiện HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về nhịp và phách- nhịp 2/4 - GV giới thiệu - HS lắng nghe + Trong khoảng thời gian bằng nhau ta nghe như có tiếng đệm mạnh nhẹ người ta gọi đó là nhịp + Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một gạch ngang gọi là vạch nhịp + Kết thúc bản nhạc là 2 vạch , một đậm , một nhạt GV minh họa bằng ví dụ cụ thể - GV giới thiệu - HS lắng nghe - Các chỉ số 2/4 , 3/4,4/4,gọi là các số chỉ nhịp đứng ở đầu khuông nhạc ( sau khoá Son ) -Gv minh hoạ , hs quan sát -Gv giới thiệu , Hs lắng nghe -Gv hỏi, hs trả lời ?Trong nhịp 2/4, tử số chỉ số mấy? mẫu số chỉ số mấy? Hs: ? Hãy nêu KN nhịp 2/4 dựa trên những hiểu biết của mình? Hs: - Gv nhận xét, sửa sai . – HS ghi bài HĐ 3 : Hướng dẫn HS tập đọc nhạc - Gv giới thiệu, hs lắng nghe -Gv mở băng mẫu, hoặc tự trình bày -Gv hỏi? Hs trả lời ?Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp mấy? -Hs: ?Có thể chia thành mấy câu? -Hs: -Cao độ gồm những nốt nào? Trường độ gồm những hình nốt gì ? -Hs: - Gv nhận xét, sửa sai - Gv hướng dẫn, hs thực hiện +Mỗi câu tập đọc từ 2- 3 lần, sau đó nối các câu lại với nhau +Cả lớp trình bày + Nhóm , tổ trình bày + Cá nhân trình bày - Gv nhận xét, sửa sai I. Ôn tập bài hát :Vui bước trên đường xa II. Nhạc lí : 1. Nhịp và phách : -Nhịp là khoảng thời gian đều nhau giữa 2 vạch nhịp, khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp VD: 2. Số chỉ nhịp : - Số chỉ nhịp được ghi ở đầu bản nhạc, cho ta biết bản nhạc đó viết ở nhịp gì - Ý nghĩa: + Tử số: Chỉ số phách có trong mỗi ô nhịp + Mẫu số: Chỉ giá trị trường độ của mỗi phách tương ứng bằng một phần bao nhiêu nốt tròn VD: 3. Nhịp 2/4: a. Khái niệm: Nhịp 2/4 là loại nhịp có 2 phách , giá trị trường độ của mỗi phách tương ứng bằng 1/4 nốt tròn (tức là bằng 1 nốt đen ) phách 1 mạnh , phách 2 nhẹ. b. Tính chất và ứng dụng: - Tính chất: Hành khúc - Ứng dụng : Thường dùng trong các bài hát , bản nhạc hành khúc, bài hát tập thể, nhạc múa, một số làn điệu dân ca III. Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Mùa xuân trong rừng 1. Giới thiệu bài TĐN 2. Nghe mẫu 3. Tìm hiểu bản nhạc 4. Tập đọc từng câu 5. Trình bày hoàn chỉnh 4. Củng cố : - GV điều khiển cả lớp đọc nhạc bài TĐN và hát lời 5. Dặn dò : Các em về nhà - Ôn tập nội dung bài học và xem trước bài học tiết sau. V. RÚT KINH NGHIỆM .........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an am nhac(11).doc