Giảng dạy và giáo dục Địa lý xã Bình Minh

I/ Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Bình Minh

Xã Binh Minh quê tôi có từ rất xa xưa. Vị trí địa lý xã Bình Minh là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội, cách huyện lỵ 5 km về phía Nam, cách quận Hà Đông 10 km và cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía Bắc. Trên bản đồ, xã Bình Minh có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp xã Bích Hòa ; Đông Bắc giáp xã Cự Khê, Phía Nam giáp xã Tam Hưng và xã Thanh Mai, Phía Đông giáp xã Mỹ Hưng

- Phía Tây giáp xã Cao Viên và Thanh Cao

Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Bình Minh thế mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ nhất, địa thế đất tương đối bằng phẳng, nằm trên đồng bằng màu mỡ, khí hậu ấm áp. Bình Minh là vùng đất sinh thái tốt cho con người định cư phát triển. Thứ hai nằm ở vành đai thủ đô Hà Nội, lại là nơi giao nhau giữa đường 21B và đường 71. Giúp cho việc giao lưu với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện. Bình Minh là một địa bàn quan trọng nằm trong âm mưu chiếm đóng, đánh phá của địch, mọi diễn biến về chình trị, quân sự, kinh tế - xã hội từ Hà Nội, Hà Đông đều tác động trực tiếp tới Bình Minh.

Về mặt địa hình, Bình Minh là một xã đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3,2 m đến 5,5 m so với mực nước biển, có xu thế hơi dốc, nghiêng dần theo 2 hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình được chia làm 2 vùng chính, vùng vàn và vùng vàn trũng. Vùng vàn gồm toàn bộ diện tích phía Tây đường 22 và phần phía Bắc giáp đương 71 chạy dọc theo quốc lộ 21B. Vùng vàn trũng là phần diện tích giáp xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng và phần diện tích dọc theo đường 21B thuộc phía Nam đường 71. Trong quá trình chinh phục và cải tạo tự nhiên, nhân dân Bình Minh đã huy động sức người, sức của để tôn cao nhiều vùng vàn trũng, đào ao vượt thổ làm điểm cư trú, bồi đắp kênh mương Những hoạt động này góp phần tạo ra những ao, hồ mới, là một trong những nét đặc trưng của địa hình Bình Minh.

 

doc57 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giảng dạy và giáo dục Địa lý xã Bình Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ dịch vụ hàng năm khoảng 31 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 27,4% cơ cấu kinh tế.
TM NHÀ TRƯỜNG	TM UBND XÃ 
 PHẠM VĂN CẦU
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HƯNG
BÀI VIẾT VỀ GIẢNG DẠY VÀ GIÁO DỤC LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI VIẾT VỀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
1.Vị trí địa lý: 
Mỹ Hưng là xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm ở phía bắc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội. Mỹ Hưng có tổng diện tích là 632,46 ha, bao gồm 5 thôn: Quảng Minh, Đan thầm, Thiên Đông, Phượng Mỹ, Thạch Nham. Nhìn trên bản đồ, Mỹ Hưng phía Bắc giáp trung tâm thành phố Hà Nội, phía Nam giáp xã Thanh Thùy và xã Tam Hưng, phía Đông giáp huyện Thường Tín và một phần trung tâm thành phố Hà Nội, phía Tây giáp xã Bình Minh và xã Cự Khê.
Trong tiến trình phát triển lich sử, địa giới và đơn vị hành chính của xã có nhiều thay đổi. Trước cách mạng tháng 8 trên địa bàn Mỹ Hưng hiện nay gồm có 5 thôn, được phân bố trong 2 tổng của Huyện Thanh oai. Quảng Minh và Đan Thầm thuộc tổng Đại Định, Phượng Mỹ, Thiên Đông, Thạch Nham thuộc tổng Bối Khê. Sau cách mạng tháng 8, chính quyền lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bãi bỏ đơn vị hành chính cấp tổng. Năm 1945, 5 xã được tổ chức thành 2 xã: Tân Hưng và Phượng Thạch Thiên. Tháng 10 năm 1948, liên khu ủy 2 ra quyết định sát nhập huyện Thanh Oai và Thanh Trì thành huyện Liên Nam, cùng thời gian đó huyện ủy ra chủ trương sát nhập nhiều xã nhỏ thành xã lớn, theo đó Tân Hưng và Phượng Thạch Thiên được hợp thành Mỹ Hưng, từ đó Mỹ Hưng được giữ cho đến tận ngày nay.
	Là xã không có các tuyến đường lớn chạy qua, nhưng có vị trí địa lý tiếp giáp trung tâm thủ đô Hà Nội, cách quận Hà Đông 14km, Thị trấn Kim Bài 10km. Mỹ Hưng có điều kiện tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
2. Tài nguyên thiên nhiên
	Là một xã đồng bằng, Mỹ Hưng có địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2,5m đến 3,3m so với mực nước biển. Địa hình xã thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có vùng trũng ở giữa Đông, mang đặc trưng của vùng đồng bằng chiêm trũng, tuy nhiên độ cao giữa các vùng chênh lệch không lớn.
	Địa hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống tưới tiêu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở của nhân dân. Đồng thời, đây cũng là tiền đề quan trọng để Mỹ Hưng mở hướng bước vào lĩnh vực đa canh trong nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang mô hình lúa – cá – chăn nuôi kết hợp với mô hình trang trại.
	*Tài nguyên đất: 
 Hiện nay tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 632,46ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 66,83% tổng diện tích đất tự nhiên với 422,68ha đất phi nông nghiệp là 181,78ha chiếm 28,74% tổng diện tích đất tự nhiên (đất ở: 35,32ha; đất chuyên dùng 98,16ha) và đất chưa sử dụng là 28ha chiếm 4,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất đai ở Mỹ Hưng chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng do sông Nhuệ mang vào. Đây là loại đất có độ màu mỡ tương đối cao, thuận lợi cho việc phát triển đầu tư thâm canh tăng vụ. Đất phù sa của Mỹ Hưng được chia làm 2 loại:
	- Đất phù sa không được bồi hàng năm ( p): Đây là loại đất chủ yếu của xã, được phân bố ở khắp các cánh đồng, từ lâu loại đất này đã được cải tạo nhiều lần cho phù hợp với nhiều mô hình canh tác có hiệu quả như lúa- màu, lúa – cá, lúa – vịt, vườn trại.
	- Đất phù sa Glây (pg): cũng là loại đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa nhưng được phân bổ ở những khu vực úng trũng và có mực nước ngầm nông. Loại đất này phù hợp với mô hình lúa – cá, lúa – vịt.
	*Tài nguyên nước:
 Mỹ Hưng có nguồn nước dồi dào và phong phú do sông Nhuệ, sông Thạch Nham, sông Thiên Đông chảy qua địa bàn xã. Ngoài ra trong xã còn có hệ thống ao, hồ, kênh mương dày đặc với trữ lượng nước lớn rất thuận tiện cho việc tưới tiêu và bồi đắp phù sa cho khắp cánh đồng.
	Khí hậu là một bộ phận của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Mỹ Hưng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
	Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1700mm- 1800mm. mưa lớn thường tập trung vào tháng 6,7,8. mưa phùn thường sảy ra từ tháng 1 đến tháng 4.
	 Nhìn chung, lượng nhiệt và độ ẩm dồi dào, cộng với nguồn nước thổ nhưỡng đa dạng, là điều kiện rất thích hợp cho việc xây dựng một nền nông nghiệp đa canh, đặc biệt là thâm canh, tăng vụ.
	Tuy nhiên, do xã nằm trong khu vực úng, trũng của sông Nhuệ nên hàng năm thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Thêm vào đó, hệ thống kênh mương của xã chủ yếu là kênh đất nên hiện nay một số đoạn đã bị sạt lở. Những khó khăn này đang dần được khắc phục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân xã nhà.
3. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
	Trước đây người dân Mỹ Hưng sống chủ yếu dựa vào các cánh đồng lúa nước mỗi năm chỉ trồng được vụ. Từ khi thay đổi cơ chế sản xuất nông nghiệp người nông dân đã có động lực để đầu tư thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
	Cây trồng chính ở xã gồm có lúa, khoai lang, khoai tây…trong đó, cây lúa chiếm khoảng 65% diện tích đât nông nghiệp, cây khoai lang, khoai tây chiếm khoảng 35% diện tích đất nông nghiệp. Từ lâu nhân dân thôn Phượng Mỹ đã trồng thêm cây trạch tả vào vụ đông. Đây là một loại cây thuốc quý được xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… 
	Bên cạnh đó chăn nuôi chiếm 38% giá trị của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ của hầu hết các gia đình.
	 Trước đây, nhân dân Mỹ Hưng có nhiều nghề phụ nghề dệt đan thuyền nan, thợ xẻ, thợ mộc, thợ nề…. Nhưng sau khi Pháp xây dựng nhà máy dệt ở Nam Định 1936 thì nghề dệt cũng dần mất đi. Nghề thợ xẻ nghề đan thuyền nan nay đã không còn. Hiện nay trong xã chỉ còn nghề mộc, nề là vẫn còn được duy trì và phát triển. Một số xưởng mộc ở Thiên Đông, Quảng Minh, Đan Thầm đã mở được sản xuất và tạo việc làm từ 5 – 7 thợ. 
	Các xưởng cơ khí ở Thiên Đông đã được thu hút nhiều lao động trong xã. Các tổ thợ nề được xây dựng nhà cửa trong thôn và một số công trình của các cơ quan, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nâng cao thu nhập cho các gia đình. 
	Do thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phát triển tiểu thủ công nghiệp, cùng với việc cho vay vốn ưu đãi….
nên Mỹ Hưng đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho hàng trăm lao động của xã, đời sống nhân dân càng ổn định và từng bước được cải thiện.
Để giữ gìn an ninh trật tự, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ xã, Ban Công an xã và các tổ chức an ninh thôn đã được kiện toàn. Các đội dân quân tự vệ thường xuyên được luyện tập, nâng cao ý thức cảnh giác sẵn sàng chiến đấu.
	Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Mỹ Hưng đang bước sang giai đoạn phát triển mới đó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm theo chủ trương của Đảng và nhà nước thì cần phải dành quỹ đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Chuyển đổi mô hình canh tác mới trong ngành nông nghiệp, tiến hành dồn ô, đổi thửa nhằm phá vỡ thế độc canh cây lúa nước đảm bảo an toàn lương thực, phát triển một nền nông nghiệp bền vững gắn với sản xuất hàng hóa.
 Mỹ Hưng, ngày 13 tháng 8 năm 2012
 Xác nhận của lãnh đạo xã Xác nhận của lãnh đạo trường	
BÀI VIẾT VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
XÃ TAM HƯNG
 Qua tiến trình lịch sử hàng ngàn năm, kể từ khi bắt đầu định cư lập nghiệp đến thời kì đổi mới hiện nay, bằng lao động cần cù và sáng tạo, các thế hệ nhân dân Tam Hưng đã biến một vùng đất đầm lầy, gò, đống trở thành đồng ruộng tươi tốt, làng mạc trù phú. Sức sáng tạo và lòng quả cảm của nhân dân Tam Hưng không chỉ thể hiện trong công cuộc trinh phục thiên nhiên, mở rộng địa bàn cư trú và canh tác, mà còn khẳng định trong cuộc đấu tranh với ngoại xâm để bảo tồn các giá trị mà chính mình đã tạo dựng. Qua các tài liệu thu thập được về địa lí xã Tam Hưng đã có giá trị trong hiện tại và tương lai Đảng bộ và nhân dân Tam Hưng đã lưu giữ lại và ghi trong sử sách.
 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ.
 Xã Tam Hưng nằm ở phía bắc huyện Thanh Oai Tỉnh Hà Tây (Từ 1/8/ 2008 là Thành phố Hà Nội). Phía bắc giáp Bình Minh, phía đông giáp Mỹ Hưng và Thanh Thùy, phía tây giáp Thanh Mai và phía nam giáp Thanh Văn, Kim Bài.
 Vị trí địa lí của xã Tam Hưng chứa đựng cả yếu tố thuận lợi và không thuận lợi đối với sự phát triển. Tam Hưng nằm gần Thị trấn Kim Bài trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Thanh Oai nên có ảnh hưởng nhất định đối với việc bảo vệ huyện lị, cũng như tác động nhiều mặt với các xã khác trong huyện. Xét trong quan hệ với các huyện xung quanh Tam Hưng nằm ở phía nam Thành Phố Hà Nội và giáp với Thường Tín có tỉnh lộ 427 chạy qua địa bàn và cách đường 21B 3 km về phía tây. Cách quốc lộ 1A 7 km về phía đông. Nên khá thuận tiện khi giao lưu với các vùng miền khác trên cả nước.
 Ngày nay, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện không thể tách rời với vị trí của Tam Hưng từ thủy lợi, giao thông đến phân vùng kinh tế. Chính nhờ vị trí địa lí thuận lợi ấy mà Tam Hưng có khả năng trao đổi kinh tế và giao lưu văn hóa với nhiều xã khác của Thanh Oai, Thường Tín và rộng hơn là quan hệ với Thị xã Hà Đông và trung tâm Thủ đô Hà Nội.
 II. PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 
 * Trước cách mạng tháng 8 năm 1945. 
 Xã Tam Hưng được cấu tạo bởi sự liên kết của 8 thôn gồm: Thôn Tê Quả, Đại Định, Hưng Giáo, Lê Dương, Bối Khê, Phúc Khê, Văn Khê, Bùi Xá. Lúc đó địa bàn xã Tam Hưng có 8 thôn đồng thời là 8 xã được phân bổ trong 4 tổng của hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì. Thôn Tê Quả
Thuộc tổng Bình Đà, Đại Định, Hưng Giáo, Lê Dương thuộc Tổng Đại Định. Bùi Xá thuộc Tổng Hà Liễu ( huyện Thanh Trì). Bối Khê, Phúc Khê, Văn Khê thuộc Tổng Bối Khê.
 * Sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
 Cơ cấu hành chính cấp Tổng bị thủ tiêu, tại mỗi thôn hình thành lên bộ máy hành chính quyền lâm thời dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của huyện, riêng Bối Khê và Phúc Khê thành lập chung một bộ máy chính quyền cơ sở và hợp nhất mang tên Song Khê.
 - Năm 1946 trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã lần thứ nhất, 7 thôn được tổ chức thành 2 xã Đạ

File đính kèm:

  • docDia li Thanh Oai.doc
Giáo án liên quan