Giải pháp nâng cao chất lượng môn toán trong kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông

Hiện nay, thực tế giảng dạy bộ môn Toán diễn ra trong bối cảnh như sau:

- Về chương trình và sách giáo khoa: Chương trình và sách giáo khoa trình bày theo hình thức chương, bài cụ thể và có quy định mức phân bố thời gian khá chặt chẽ. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải phân bố thời lượng hợp lý cho từng chương, bài, từng tiết học và cân nhắc khối lượng kiến thức cần triển khai. Khung thời gian hạn chế nên việc vận dụng giảng dạy cho từng đối tượng cụ thể không tính toán chính xác được mà phải dựa theo trình độ chung của toàn thể lớp, những học sinh có học lực trung bình và yếu có khi không thể tiếp thu bài ngay tại lớp dẫn đến việc phân hóa ngày càng rõ giữa các học sinh có mức độ tiếp thu nhanh và chậm. Hậu quả là, có những học sinh yếu kém kéo dài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng môn toán trong kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN
TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG
I. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÔN TOÁN TRONG TRƯỜNG THPT
Môn Toán là một môn khoa học tự nhiên có những đặc thù chuyên môn cao như đòi hỏi năng lực tư duy logic, tính chính xác khoa học, sự tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập. Kết quả học tập bộ môn Toán có các mức độ nhận thức như sau:
1. Nhận biết: nhớ hay nhận ra các sự kiện, thuật ngữ, nguyên lý, định lý dưới dạng mà chúng đã được học (chưa cần phải giải thích hoặc sử dụng định lý ấy). Đây là mức độ thành quả thấp nhất trong lĩnh vực kiến thức vì nó chỉ cần đoài hỏi vận dụng trí nhớ.
2. Thông hiểu: liên quan đến ý nghĩa và các mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, đã học, giải thích được ý nghĩa của những khái niệm quan trọng có trong kiến thức đó.
3. Vận dụng: Đo lường khi học sinh phải quyết định áp dụng kiến thức nào và áp dụng như thế nào trong tình huống cụ thể. Mức độ nhận thức này đòi hỏi khả năng so sánh các phương pháp giải quyết vấn đề, phát hiện lời giải có sai lầm và chỉnh sửa, giải quyết tình huống mới bằng cách vận dụng các kiến thức đã biết, khái quát hóa, trừu tượng hóa từ những cái đã biết sang tình huống mới.
4. Phân tích: là khả năng phân tách toàn thể thành các bộ phận cấu tàhnh, xác định ácc mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết được nguyên lý cấu trúc của các bộ phận, đòi hỏi sự thấu hiểu về cả nội dung lẫn kết cấu của mạch kiến thức.
5. Tổng hợp: là khả năng sắp xếp các bộ phận riêng lẻ lại với nhau để hình thành một toàn thể mới. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra một chủ đề mới, một vấn đề mới, một mạng lưới các quan hệ mới. Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi sáng tạo đặc biệt là trong quá trình hình tàhnh các mô hình hoặc cấu trúc mới.
Việc nắm vững các mức độ nhận thức có tầm quan trọng đặc biệt, nó giúp người giáo viên bám sát chuẩn kiến thức chương trình của Bộ quy định nhưng đồng thời cũng vận dụng linh hoạt vào tình huống giảng dạy thực tế từng bài, từng chương, từng lớp học và từng đối tượng học sinh cụ thể. 
II. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TOÁN THPT
Hiện nay, thực tế giảng dạy bộ môn Toán diễn ra trong bối cảnh như sau:
- Về chương trình và sách giáo khoa: Chương trình và sách giáo khoa trình bày theo hình thức chương, bài cụ thể và có quy định mức phân bố thời gian khá chặt chẽ. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải phân bố thời lượng hợp lý cho từng chương, bài, từng tiết học và cân nhắc khối lượng kiến thức cần triển khai. Khung thời gian hạn chế nên việc vận dụng giảng dạy cho từng đối tượng cụ thể không tính toán chính xác được mà phải dựa theo trình độ chung của toàn thể lớp, những học sinh có học lực trung bình và yếu có khi không thể tiếp thu bài ngay tại lớp dẫn đến việc phân hóa ngày càng rõ giữa các học sinh có mức độ tiếp thu nhanh và chậm. Hậu quả là, có những học sinh yếu kém kéo dài. 
- Về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị: Hầu hết các trường THPT hiện nay được trang bị khá tốt về phòng học bộ môn, phòng máy vi tính để dạy học bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên do số lượng thiết bị còn hạn chế, trình độ sử dụng thiết bị không đồng đều giữa các giáo viên cùng bộ môn nên khả năng sử dụng thiết bị triển khai đến học sinh không đồng đều, mức độ tiếp thu vì vậy cũng rất khác nhau. 
- Ý thức đổi mới phương pháp dạy học cũng còn những bất cập, việc kéo dài các phương pháp thuyết trình, đọc chép  đã làm giảm khả năng tích cực theo dõi của học sinh, dẫn đến tình trạng học sinh không tự ghi bài được, làm giảm khả năng chú ý và do vậy việc tiếp thu kiến thức có phần hạn chế lớn. 
- Một phần lớn học sinh ở cấp THCS chưa thích ứng cách học ở phương pháp mới, mất kiến thức cơ bản. Kết thúc quá trình học THCS, học sinh không được trãi qua kỳ thi cuối cấp (thi tốt nghiệp THCS)
- Do vấn đề phổ cập THCS, duy trì sĩ số học sinh nên chưa thực hiện đúng theo quy định hai không và bốn nội dung
- Một số học sinh có thói quen ỷ lại nên chưa xác định đúng đắn việc học
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, dẫn đến các em cũng thờ ơ trong việc học của mình
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TOÁN
Chúng ta cần phải quan tâm:
+ Chia thành nhóm nhỏ từ 10 đến 15 em học sinh yếu kém để phụ đạo
+ Giáo viên phải có sự nhiệt tình, không nóng vội, ôn hoà trong khi hướng dẫn học tập cho những học sinh này 
+ Phòng học phải thoáng mát vì đối với những em này khả năng rèn luyện thấp nên môi trường không tốt dễ gây buồn ngũ, mất tập trung.
+ Dạy ôn tập cho học sinh phải dựa vào cấu trúc đề thi của Bộ GD & ĐT 
+ Không dạy quá nhiều chủ đề cho các em yếu kém. Chúng ta chỉ xoay quanh khoảng 3 đến 4 chủ đề. Đồng thời phải biết lắng nghe xem học sinh thích học những chủ đề gì, có như vậy thì khi học các em mới có sự hứng thú trong học tập
+ Giáo viên quy định công việc cụ thể cho học sinh bao gồm: phương pháp học, sắp xếp thời gian học hợp lý, hoàn thành các bài tập mà giáo viên giao cho
+ Và đặc biệt một điều, giáo viên hướng dẫn đến khi nào tự tay các em làm hoàn chỉnh bài tập trong các chủ đề mình dạy 
+ Kiểm tra đánh giá phải có ma trận đề đầy đủ 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra không quá khó nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh
+ Chúng ta trong khi truyền đạt kiến thức cho học sinh nên tôn trọng hướng dẫn chấm của Bộ GD & ĐT vì đối với môn Toán thi với hình thức tự luận 
- Nắm vững chương trình và sách giáo khoa, nhất là chuẩn kiến thức của từng bài dạy, tiết dạy. Hiện nay có nhiều giáo viên chưa phân biệt giữa các cấp độ nhận thức như đã nêu trên, phần bài giảng, bài tập và bài kiểm tra thường có yêu cầu cao hơn thực tế của chuẩn kiến thức, vượt quá khả năng tiếp thu trung bình của toàn thể học sinh. Việc nắm vững mức độ phân hóa trong từng lớp cũng chưa thật chặt chẽ nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu thường làm tập trung, đại trà, chưa chú ý phân loại học sinh để có biện pháp cụ thể phù hợp.
+ Các em học sinh học chung lớp trong tiết chính khóa. Phân chia nhóm trong tiết phụ đạo. 
+ Thời lượng tăng tiết phù hợp là 4 tiết phụ đạo trong 1 tuần
IV. KIẾN NGHỊ:
+ Đối với năm học vừa qua 2008 – 2009, đôi khi một số giáo viên có kinh nghiệm lại trình bày kiến thức cho học sinh mình một cách chủ quan dẫn đến kết quả không mong muốn, chính vì vậy tôi xin kiến nghị với Sở phải có mẫu trình bày chung khuyến khích sử dụng cho bộ môn, tạo thương hiệu chung cho cả Tỉnh
+ Đối với Sở GD & ĐT Đồng Tháp, công văn gởi đến các trường không chỉ đạo chung chung mà phải có công văn riêng cho từng môn, ví dụ công văn cho môn Toán là gì?, đường lối thực hiện?, phương hướng thực hiện như thế nào để tỉ lệ đổ tốt nghiệp môn Toán trong tỉnh ngày càng cao?

File đính kèm:

  • docbai tham luan(2).doc
Giáo án liên quan