Giải bài tập Hóa học 10 cơ bản (2 cột đầy đủ)

1. Electron: e, điện tích: 1-, khối lượng rất nhỏ.

- Lớp thứ 1 có tối đa 2e.

- Lớp thứ 2 có tối đa 8e.

- Lớp thứ 3 có tối đa 18e .

2. Hạt nhân:

Nằm ở tâm nguyên tử, gồm có hạt proton và nơtron.

+ Hạt proton: P điện tích 1+, có khối lượng lớn hơn khối lượng e khoảng 1836 lần.

- Trong nguyên tử, số hạt proton bằng số hạt e.

+ Hạt nơtron: n không mang điện, có khối lượng bằng khối lượng hạt p.

- Khối lượng được coi là khối lượng của hạt nhân.

 

doc51 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giải bài tập Hóa học 10 cơ bản (2 cột đầy đủ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 4:
tính chất của oxi- lưu huỳnh 
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh:
 Oxi, lưu huỳnh là các đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Lưu huỳnh còn biến đổi trạng thái theo nhiệt độ.
2. Kỹ năng:
Rèn thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: - Dụng cụ: ống nghiệm, lọ thủy tinh miệng rộng, kẹp, muôi đốt hóa chất, đèn cồn, cặp ống nghiệm, giá thí nghiệm, giá ống nghiệm.
- Hoá chất : Dây thép, S, than gỗ, bột Fe, khí oxi
2. Trò:
- Ôn tập tính chất của oxi và lưu huỳnh.
- Nghiên cứu trước nội dung thí nghiệm.
C. các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài thực hành: 
*Hoạt động 1: Nội dung và cách tiến hành thí nghiệm
- GV: Hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm theo SGK.
- Học sinh làm thí nghiệm theo các bước
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học.
- GV: Gợi ý học sinh xác định SOXH của các nguyên tố để xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
- GV: Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm trong SGK.
GV lưu ý học sinh: Trong khi thí nghiệm phải thường xuyên hướng miệng ống nghiệm về phía không có người để tránh hít phải hơi lưu huỳnh độc hại.
GV yêu cầu học sinh quan sát sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
GV giải thích nguyên nhân.
ở nhiệt độ cao hơn 150 – 160 độ c, cấu trúc vòng của lưu huỳnh S8 bắt đầu bị phá vỡ. Các chuỗi nguyên tử tạo thành kết hợp với nhau tạo thành những chuỗi dài, do đó độ nhớt của thể nóng chảy tăng lên mạnh. Nếu đun nóng tiếp tục sẽ dẫn đến việc làm đứt các mạch này và độ nhớt của lưu huỳnh bị giảm xuống. Khi tăng nhiệt độ thì số nguyên từ trong phân tử hơi lưu huỳnh giảm xuống: S 8 -> S6 -> S4 -> S2 -> S. ở 800 – 1.400 độ c hơi lưu huỳnh chủ yếu gồm các phân tử S2 . ở nhiệt độ 1.700 độ c gồm các nguyên tử.
tỏa nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp thì phải dừng đun ngay.
GV: Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm:
Lưu ý:
- Kẹp chặt ống nghiệm trên giá thí nghiệm, đun nóng bằng đèn cồn.
- Bột sắt phải được bảo quản trong lọ kín (tốt nhất là bột sắt mới), khô.
- Hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh được tạo theo tỷ lệ 7:4 về khối lượng.
- Phải dùng ống nghiệm thủy tinh trung tính, khô.
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học.
- GV lưu ý HS: Khi phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh xảy ra mãnh liệt,
- GV: Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm theo SGK.
-GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học
Lưu ý: Khí SO2 mùi hắc, gây ho và khó thở, cần phải cẩn thận khi làm thí nghiệm và tránh không hít phải khí này.
* Hoạt động 2: Viết tường trình
- GV yêu cầ HS viết tường trình (theo mẫu sau)
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi.
- Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn ( có gắn mẫu than ở đầu để làm mồi) trên ngọn lửa đèn cồn.
- Đưa nhanh vào bình đựng khí oxi.
* Hiện tượng:
- Dây thép cháy trong oxi sáng chói không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu bắn tung tóe ra xung quanh như pháo hoa.
đó là những hạt Fe3 O4 .
- Phương trình hóa học:
 Fe:Chất khử.
 O2: Chất oxi hóa.
2.Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ
- Kẹp ống nghiệm chứa một ít bột lưu huỳnh vào cặp gỗ hoặc trên giá thí nghiệm.
- Đun nóng liên tục trên ngọn lửa đèn cồn.
* Hiện tượng: Chất rắn màu vàng -> chất lỏng màu vàng linh động -> quánh nhớt màu đỏ nâu -> hơi màu da cam.
3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của lưu huỳnh
- Cho một ít bột sắt và bột lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm.
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra.
HS: Mô tả hiện tượng quan sát được và ghi vào vở thí nghiệm.
- Hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm có màu vàng xám nhạt. Khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt làm đỏ rực hỗn hợp và tạo thành hợp chất FeS màu xám đen.
- Phương trình hóa học:
Fe + S -> FeS
4. Thí nghiệm 4: Tính khử của lưu huỳnh
- Cho một lượng S bằng hạt ngô vào muỗng lấy hóa chất hoặc dùng đũa thủy tinh hơ nóng, nhúng đầu đũa vào bột S. Đốt cháy S trên ngọn lửa đèn cồn.
- Mở nắp lọ thủy tinh đựng đầy khí oxi, cho nhanh muỗng (hoặc đũa thủy tinh) có lưu huỳnh đang cháy vào lọ.
* Hiện tượng:
- Lưu huỳnh cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí, tạo thành khói màu trắng đó là SO2 .
- Phương trình hóa học:
S + O2 -> SO2.
II. Viết tường trình
1. Họ và tên..... lớp: 
2. Tên bài thực hành: ..Nhóm.. 
TT
Tên thí nghiệm
Nội dung và cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích, viết phương trình hóa học
4. Kết thúc giờ thực hành:
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành và yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, hóa chất và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS viết tường trình giờ sau nộp.
5. Hướng dẫn học tập: Đọc trước bài mới.
D. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 53, 54: Hiđrosunfua - lưu huỳnh đioxit - lưu huỳnh trioxit
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S .
- Hiểu ngoài tính axxit yếu, H2S còn có tính khử mạnh, tính SO2, SO3.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính oxi hóa, tính khử và nhận biết các chất khí.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Tài liệu tham khảo.
2. Trò: Đọc trước bài.
C. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 10 phút.
3. Bài giảng: Tiết 53
* Hoạt động 1: Hiđrosunfua
- Cho HS tự đọc thông tin SGK -> nêu tính chất vật lí của H2S.
- GV lưu ý tính độc của H2S.
- GV: Giới thiệu khí H2S tan vào nước.
-> dung dịch axxit sunffuđric là axit yếu, yếu hơn cả axit H2CO3.
- Cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra những muỗi nào? viết phương trình hóa học.
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét: Khi nào tạo ra muối trung hòa và khi nào tạo ra muối axit?
- Nhận xét về số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S? H2S có tính oxi hóa hay tính khử?
- Giáo viên bổ sung: Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà H2S ( S-2) có thể bị oxi hóa -> S0, S+4, S+6.
- GV thông báo SGK và yêu cầu HS viết PTHH để chứng minh tính khử của H2S?
- Kết luận về tính chất của H2S trong các phản ứng oxi hóa - khử trên?
- Cho học sinh đọc SGK -> nêu trạng thái tự nhiên và cách điều chế H2S?
Tiết 54
* Hoạt động 2: Lưu huỳnh đioxit
- Nêu tính chất vật lí của SO2?
- Lưu ý: Độc tính của SO2?
- SO2 tác dụng với các chất nào? viết phương trình phản ứng hóa học?
- Giáo viên hướng dẫn cách biện luận sản phẩm muối dựa vào tỉ lệ?
- Vì sao SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa?
- Viết phương trình hóa học, nhận xét sự thay đổi số oxi hóa, tìm chất O, chất K? ứng dụng của phản ứng?
( Phản ứng với brom -> nhận biết SO2, phản ứng SO2 + H2S thu hồi H2S làm sạch không khí).
- Nêu tính chất vật lí của SO3.
- GV: SO2 tác dụng với oxi khi đun nóng và có chất xúc tác SO3.
- Cho biết tác dụng hóa học của SO3? viết phương trình?
- Nêu ứng dụng và sản xuất SO3?
A. Hiđrosunfua: H2S.
I. Tính chất vật lí:
Là chất khí, không màu, mùi trứng thối, rất độc.
II. Tính chất hóa học
1. Tính axit yếu
- Hiđrosunfua tan vào nước tạo thành dung dịch axit yếu đó là axit sufuhiđric. H2S ( H2S < H2CO3).
- H2S là đa axit: Có thể tạo ra hai loại muối là muối trung hòa và muối axit.
H2S + NaOH NaHS + H2O
H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O
Tỉ lệ số mol:
+Nếu : 
+ Nếu : 
+ Nếu 1 < T < 2 2 muối NaHS và Na2S.
2. Tính khử mạnh
H2S có tính khử mạnh:
Đặc điểm: H2S để lâu trong không khí -> vẩn đục màu vàng ( hoặc đốt khí H2S trong điều kiện thiếu oxi hoặc nhiệt độ thấp).
- Đốt H2S trong điều kiện đủ oxi:
* Kết luận: H2S là chất khử mạnh, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng và chất oxi hóa mà H2S có thể bị oxi hóa -> S0, S +4 hoặc S+6.
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế (xem SGK)
B. Lưu huỳnh đioxit: SO2
I. Tính chất vật lí ( SGK).
II. Tính chất hóa học
1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit.
Axit sunffurơ là axit yếu(H2SO3,>H2S, H2CO3) không bền.
- Tác dụng với oxit bazơ.
Na2O + SO2 Na2SO3
- Tác dụng với NaOH tạo thành muối axit hoặc muối TH:
SO2 + NaOH NaHSO3
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
+ Nếu 
+ Nếu 
+ Nếu 1< T < 2 2 muối.
2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
a. SO2 là chất khử:
SO2 đã khử Br2 có màu HBr không màu.
b. SO2 là chất oxi hóa:
S+4O2 + 2H2S-2 3S0 + 2H2O
III. ứng dụng và điều chế SO2.
1. ứng dụng ( SGK)
2. Điều chế:
- Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2 
- Trong công nghiệp: Đốt S hoặc FeS2
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8 SO2 
C. Lưu huỳnh trioxit: SO3
I. Tính chất
1. Tính chất vật lí 
Là chất lỏng không màu tan vô hạn trong H2O và trong H2SO4.
2. Tính chất hóa học:
- Tác dụng rất mạnh với H2OH2SO4.
 SO3+H2OH2SO4
- Tác dụng với H2SO4: nSO3 + H2SO4 H2SO4. nSO3.
- Tác dụng với dung dịch bazơ và oxit bazơ SO3 là một oxit mạnh:
SO3 + Na2O Na2SO4
SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
II. ứng dụng và sản xuất: (SGK)
4. Củng cố: Giáo viên cho học sinh nêu kiến thức trọng tâm về tính chất của H2S, SO2, SO3.
5. Hướng dẫn học tập: Đọc trước bài mới. Bài tập SGK T 138, 139.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 55, 56: Axit sunfuric - muối sunfat
A. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:
- Biết: Tính chất vật lí, cách pha loãng H2SO4, H2SO4 loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của một axit. H2SO2 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh.
- Hiểu: H2SO4 loãng có tính axit gây ra bởi ion H+, H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh gây ra bởi gốc SO2-4.
- Biết ứng dụng các công đoạn chính sản xuất H2SO4, tính chất của nước sunfat và nhận biết ion SO42-.
 2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng viết phương trình hóa học , phân biệt muối sunfat, H2SO4.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, sơ đồ sản xuất H2SO4.
- Hóa chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, Cu.
2. Trò: Ôn tập bài HCl. Đọc trước bài mới.
C. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Tính chất hóa học của hiđrosunfua? Dẫn ra phương trình để minh họa?
3. Bài giảng: Tiết 55
* Hoạt đ

File đính kèm:

  • docGIAO AN 1O CB NGON NGHE.doc