Đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử 7 - THCS - Đinh Thị Thu Hằng
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Cơ sở khoa học
1. Những vấn đề chung về nội dung chương trình SGK Lịch sử 7
2. Chương trình và SGK Lịch sử 7
3. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với các thành tố khác trong
quá trình dạy học
Vận dụng đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử 7 THCS
1. Các loại thiết bị dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
2. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học Lịch sử.
3. Vận dụng đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử 7 THCS
3.1 Xác định nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học.
3.2. Lập danh mục thiết bị dạy học Lịch sử 7
3.3. Định hướng phát triển thiết bị dạy học Lịch sử 7 THCS
3.4. Hiệu quả của quá trình vận dụng thực tế.
Hiệu quả của quá trình vận dụng thực tế
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Danh mục và tài liêu tham khảo
g các phương tiện kỹ thuật trong dạy học Lịch sử. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật giáo dục và dạy học lịch sử ngày càng tăng. Nói đến phương tiện kỹ thuật giáo dục trước hết phải kể đến các phương tiện dùng việc giảng dạy như: Truyền hình, phim ảnh, máy ghi âm, máy chiếu... Hiện nay hầu hết các trường THCS đều có TV, đầu VCD, Radiocasset... một số trường có máy chiếu - những phương tiện này cần có trong dạy học lịch sử, song không thể thay thế hoàn toàn cho các đồ dùng trực quan đã có, càng không thể thay thế vai trò của giáo viên trên lớp. Qua thực tế dạy học lịch sử ở trường THCS, bản thân tôi và các đồng nghiệp đã trao đổi về sự phối hợp các đồ dùng trực quan vốn có và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giờ học lịch sử và vai trò của giáo viên trong việc tổ chức dạy học sao cho hiệu quả. Việc sử dụng băng, đĩa hình... trong dạy học lịch sử không phải để giải trí, minh hoạ mà chủ yếu là bổ sung kiến thức, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học. Sau khi học sinh xem (hoặc nghe), chúng tôi đã tổ chức những cuộc trao đổi ngắn, làm các bài tập thu hoạch nhỏ ngay trên lớp. 3. Vận dụng đổi mới phương pháp sử dụng Thiết bị dạy học Lịch sử 7 - THCS. Ngay sau khi nhận được phân công nhiệm vụ giảng dạy Lịch sử 7, tôi bắt tay ngay vào việc nghiên cứu tìm hiểu mục tiêu nội dung và chương trình, sách giáo khoa; định hướng về phương pháp dạy học; cách đánh giá học sinh... Từ đó vận dụng vào thực tế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Sau đây tôi xin trình bày một số thao tác mà bản thân tôi đã thực hiện về việc sử dụng Thiết bị dạy học Lịch sử 7 trong thời gian vừa qua tại trường THCS Cửu Long - Lương Sơn - Hoà Bình. 3.1. Xác định nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học. Khi thực hiện chương trình Lịch sử 7, việc sử dụng Thiết bị dạy học là một yêu cầu bắt buộc để đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu đề ra.Trong điều kiện cụ thể, nhà trường đã có một số đồ dùng trực quan như: Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh... và một số phương tiện kỹ thuật như TV, đầu VCD... chúng tôi đã xác định một số nguyên tắc sử dụng Thiết bị dạy học như sau: - Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử. - Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh. - Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan (không chỉ để cụ thể hoá kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện). - Đảm bảo kết hợp lời nói với trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật...) 3.2. Lập danh mục Thiết bị dạy học Lịch sử 7: Sau khi xác định các nguyên tắc sử dụng Thiết bị dạy học Lịch sử 7, tôi tiến hành thống kê và lập danh mục Thiết bị dạy học Lịch sử 7. Thao tác này giúp cho giáo viên nắm được một cách tổng thể về Thiết bị dạy học bộ môn. Từ đó tôi tiếp tục phân loại theo các nhóm đồ dùng trực quan (như đã nêu ở mục (1) phần II) . Tôi cũng đã đối chiếu với phân phối chương trình THCS môn Lịch sử để lên kế hoạch sử dụng Thiết bị dạy học cho từng bài, từng tiết. Điều đó sẽ giúp cho người giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy học. Ngoài việc nắm rõ số lượng, chủng loại thiết bị hiện có để có kế hoạch sử dụng hiệu quả, thao tác này còn giúp giáo viên xây dựng định hướng phát triển Thiết bị dạy học bộ môn. Trước hết tôi tiến hành thống kê, phân nhóm, hệ thống hoá kênh hình trong sách giáo khoa. Đây là tài liệu cần được sử dụng khai thác triệt để vì nó phản ánh một sự kiện, một nhân vật, một quá trình lịch sử, hoặc chụp lại các công trình kiến trúc, hoặc là những tranh minh hoạ về sự kiện, nhân vật để học sinh có biểu tượng cụ thể, hay bản đồ, sơ đồv.v.. Kênh hình trong sách giáo khoa không phải để minh hoạ mà tạo điều kiện cũng như đòi hỏi học sinh làm việc tích cực với loại tài liệu trực quan này. Phụ lục 1: Danh mục kênh hình trong SGK Lịch sử 7 Tranh ảnh lịch sử STT Nội dung Số lượng 1 - ảnh chụp các công trình kiến trúc, di tích lịch sử ... 21 2 - ảnh chụp về nghệ thuật gốm, sứ, điêu khắc... 13 3 - Tranh minh hoạ về sự kiện lịch sử 07 4 - Tranh minh hoạ về nhân vật lịch sử 07 5 - Tranh dân gian 01 Lược đồ 1 Lược đồ, bản đồ về lịch sử thế giới Trung đại 02 2 Lược đồ, bản đồ về lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỳ XIX. 19 Phụ lục 2: Danh mục Thiết bị dạy học bộ môn Lịch sử 7 (Đã được Bộ GD&ĐT quy định theo quyết định số:13/2003/QĐ/BG- ĐT ngày 24/03/2003) Tranh ảnh STT Nội dung Dạy học tiết/PPCT 1 Chữ nôm, ấn triện và tiền thời Tây Sơn T. 57 2 Kinh thành, Lăng tẩm thời Nguyễn T. 61 Bản đồ Lược đồ 1 Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I T. 12 2 Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II T. 15,16 3 Cuộc kháng chiến lần thứ I chống quân xâm lược Mông cổ T. 24 4 Cuộc kháng chiến lần thứ II chống quân xâm lược Nguyên ( 1285) T. 25 5 Cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng T. 26 6 Chiến Thắng Chi Lăng - Xương Giang T. 39 7 Khởi nghĩa Lam Sơn T. 35,38 8 Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động T. 39 9 Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa T. 56 3.3 Định hướng phát triển Thiết bị dạy học Lịch sử 7: Như trên đã trình bày, danh mục thiết bị dạy học có từ nguồn cấp phát còn hạn chế về số lượng và chủng loại. Cần bổ sung thêm từ phong trào tự làm, tự tạo để có thêm Thiết bị dạy học . Qua thực tế dạy học tại trường THCS Cửu Long, Lương Sơn, Hoà Bình - bản thân tôi và các đồng nghiệp cùng các em học sinh đã phát huy khả năng tính tích cực của mình để tạo các loại Thiết bị dạy học bộ môn. Để phong trào tự làm, tự tạo Thiết bị dạy học đạt hiệu quả, tôi đã căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình và danh mục Thiết bị (đã được lập ở phần trên); căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch tự tạo, tự làm Thiết bị dạy học phục vụ dạy học bộ môn Lịch sử 7. Chúng tôi tập trung vào các loại Thiết bị dạy học sau: - Bản đồ trống. - Bản đồ tự vẽ. - Tập tranh, ảnh lịch sử thế giới - Tập tranh, ảnh lịch sử Việt Nam. Để có bản đồ đảm bảo tính chính xác và yếu tố thẩm mỹ nhất định, mang tính giáo dục cao, chúng tôi xác định giáo viên thực hiện là chính (có sự cố vấn cộng tác của những người có trình độ mỹ thuật). Đối với công việc sưu tầm tranh, ảnh lịch sử tôi tổ chức cho học sinh thực hiện theo kế hoạch cụ thể: Mục đích; yêu cầu; nội dung; hình thức trình bày; số lượng; chất lượng, thời gian thực hiện... Bởi vậy các em rất hào hứng thực hiện và đạt kết quả tốt. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện được một số tập tranh ảnh Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam với nội dung khá phong phú. Sau khi hoàn thành các bộ sưu tập tranh ảnh theo chủ đề, tôi tổ chức cho các em làm việc khai thác thông tin, tìm hiểu để giải quyết các vấn đề Lịch sử mà bài học đã đặt ra. Dưới đây là danh mục tranh ảnh lịch sử do học sinh lớp 7 trường THCS Cửu Long, Lương Sơn, Hoà Bình sưu tầm trong năm học 2005 - 2006, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của tôi. Tranh ảnh Lịch sử thế giới - sưu tầm sau khi học xong tiết 10 Tranh ảnh Lịch Việt Nam giới - sưu tầm sau khi học xong tiết 62 Phụ lục 3: Danh mục tranh ảnh lịch sử thế giới trung đại STT Nội dung Số lượng 1 Trang trại thời phong kiến, lâu đài của lãnh chúa phong kiến 15 2 Sinh hoạt, mua bán, sản xuất ở thành thị Trung đại 05 3 Các loại tàu đi biển (tàu buôn, tàu thám hiểm) các cuộc phát kiến địa lý 05 4 Các nhân vật, tác phẩm nổi tiếng thời văn hoá Phục hưng 30 5 Trang phục của kị sĩ. 03 6 Kiến trúc và hành lễ ở nhà thờ thiên chúa thời phong kiến 15 7 Cảnh săn bắn, buôn bán và sử dụng nô lệ da đen. 05 8 Nghệ thuật kiến trúc nổi tiếng ở quốc gia phong kiến (Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á...) 30 9 Các phát minh khoa học ở các nước phong kiến Châu á. 05 Phụ lục 4: Danh mục tranh ảnh lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) STT Nội dung Số lượng 1 Nghệ thuật gốm sứ, điêu khắc thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn 50 2 Nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu từ TK XI đến giữa TK XIX 45 3 Cảnh sinh hoạt, lao động, chiến đấu...thể hiện qua các loại hình nghệ thuật: Điêu khắc gỗ, đá, gốm; tranh dân gian , tranh vẽ khác... 30 4 ấn triện, tiền của thời Lê 10 5 Tranh ảnh về các di tích lịch sử, nhân vật lịch sử liên quan đến bài dạy. 30 TS 165 3.4 Phương pháp sử dụng Thiết bị dạy học Lịch sử 7 - THCS Qua nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành cũng như xuất phát từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: Phải tuỳ theo yêu cầu của bài học mà có cách sử dụng khác nhau: - Thứ nhất: Cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình, sa bàn lớn... - Thứ hai: Cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như: át lát lịch sử, an bom tranh ảnh lịch sử, minh họa trong sách giáo khoa, báo chí, tài liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ... - Thứ ba: Cách sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước và hình vẽ trên bảng đen. - Thứ tư: Cách sử dụng các Thiết bị dạy học hiện đại như: TV, đầu VCD, máy chiếu, phần mềm dạy học trên máy vi tính. - Thứ năm: Sử dụng trực quan hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng Trung ương và địa phương, các di tích lịch sử, khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hoặc nơi diễn ra sự kiện. Do điều kiện thực tế, tôi đi sâu tìm hiểu phương pháp sử dụng một số Thiết bị dạy học phổ biến. Đó là: Bản đồ, tranh ảnh lịch sử, trực quan quy ước, mô hình, sa bàn. Loại Thiết bị dạy học treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu... T rước khi sử dụng loại thiết bị này tôi thường chuẩn bị kỹ: Nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học. Trong tiến
File đính kèm:
- SKKN-Dinh Thi Thu Hang.doc