Điều chế kim loại theo pp nhiệt luyện

ĐT1. Hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, CuO, Fe3O4. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào ddNaOH dư, thu được ddC và chất rắn D. Cho ddHCl dư vào ddC. Hoà tan chất rắn D vào ddHNO3(l)(phản ứng tạo khí NO). Các chất trong B, C, D là trường hợp nào trong các trường hợp sau và viết các ptpư xảy ra.

ĐT2. Nung nóng 20,3 gam hhA gồm Al2O3, CuO, FeO rồi cho 1 luồng khí CO dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 17,1 gam chất rắn và hh khí B.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chế kim loại theo pp nhiệt luyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gam thì m là:
ĐT19. Thổi từ từ V(l) hh khí(CO, H2) đi qua 1 ống sứ đựng 16,8 gam hh 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, ta thu được hh khí và hơi nặng hơn hh(CO, H2) ban đầu là 0,32 gam.
1/ V(đktc)? 
2/ Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng?
ĐT20. Thổi rất chậm 1,12(l)(đktc) khí CO qua một ống sứ đựng hh gồm Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 12 gam(dư) đang được nung nóng, hh khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ hoàn toàn vào ddCa(OH)2 dư, ta thấy có 2,5 gam kết tủa trắng. Khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là:
ĐT21. Cho 4,48(l) CO(đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được chất rắn A có khối lượng nhỏ hơn 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu. Xác định khối lượng Fe thu được và tính %V của hh CO và CO2 thu được.
ĐT22. 16 gam hhA gồm MgO và CuO. Khi cho A tác dụng với H2 dư ở nhiệt độ cao, còn lại một chất rắn B. B tan vừa đủ trong 1(l) ddH2SO4 0,2M. Tính %m của các chất trong hhA.
ĐT23. Khử 6,4 gam CuO bằng H2 ở nhiệt độ cao. Hỗn hợp khí và hơi thu được cho qua H2SO4 đậm đặc thì khối lượng của H2SO4 tăng 0,9 gam. Tính % CuO đã bị khử bởi khí H2 và thể tích H2(đktc) đã dùng, biết rằng hiệu suất phản ứng khử này là 80%.
ĐT24. Khử 1,6 gam Fe2O3(cho ra Fe) bằng khí CO lấy dư ở nhiệt độ cao. Hỗn hợp khí CO và CO2 khi qua nước vôi trong dư cho 3 gam kết tủa. Tính %Fe2O3 đã bị khử và V(đktc) CO đã dùng.
ĐT25. Có 2,88 gam hhA gồm Fe, FeO, Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn hhA bằng ddH2SO4 loãng thu được 0,224(l) H2(đktc). Mặt khác lấy 5,76 gam hhA khử bằng H2 đến khi hoàn toàn thu được 1,44 gam H2O. Phần trăm khối lượng từng chất trong hhA là:
ĐT26. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 13,92 hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng được 5,824 lít NO2 (đktc).
1/ Viết các phản ứng xảy ra.	
2/ Định m.
ĐT27. X là hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung 4,5 gam X với C trong điều kiện không có không khí cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít (đktc). Hỗn hợp Y gồm CO và CO2. Cho tỷ khối của Y đối với oxi là 1.
1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.	
2/ Tính % khối lượng các chất trong X.
ĐT28. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được 5,22g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 dư. Hoà tan hết X bằng HNO3 thu được 1,68 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Biết tỷ khối của Y so với hidro là 21,8.
1/ Tím m.
2/ Nếu hoà tan hết X bằng H2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc). Định V1.
3/ Để hoà tan hết X cần 150ml dung dịch HCl 1M thu được V2 lít H2 (đktc). Định V2.
ĐT29. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc).
1/ Tớnh m.
2/ Nếu hoà tan hết X bằng 150ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thấy bay raV lít H2(đkc). Định V.
ĐT30. X là hỗn hợp gồm CuO và FeO. Nung 14g X với cacbon trong điều kiện không có không khí cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,29 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm CO và CO2. Dẫn Y qua nước vôi trong dư thấy xuất hiện 1,75g kết tủa. Tính % khối lượng các oxit trong X.
ĐT31. Để khử 6,4 gam 1 oxit kim loại cần 2,688(l) khí H2(đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với ddHCl dư thì thu được 1,792(l) khí(đktc). Kim loại đó là:
A. Mg 	B. Al 	C. Fe 	D.Cr 
ĐT32. Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41% theo khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hoà tan hoàn toàn lượng M bằng HNO3 đặc, nóng thu được muối của M hoá trị III và 0,9 mol khí NO2. Công thức của oxit trên là:
ĐT33. Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0,84 gam Fe và 448 ml CO2(đktc). Công thức của oxit sắt là:
ĐT34. Cho V(l) khí CO qua ống sứ đựng 5,8 gam oxit sắt nóng đỏ một thời gian thì thu được hh khí X và chất rắn Y. Cho Y tác dụng với axit HNO3 loãng được dd Z và 0,784(l) khí NO. Oxit sắt có công thức là:
ĐT35. Cho kim loại M tác dụng với ddH2SO4 loãng để lấy khí H2 khử oxit của kim loại N(các phản ứng đều xảy ra). M và N lần lượt là những kim loại nào sau đây:
A. Đồng và sắt 	B. Bạc và đồng 	C. Đồng và bạc 	D. sắt và đồng
ĐT36. Cho kim loại X tác dụng với ddHCl để lấy khí H2. Nếu dùng khí này để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể lần lượt là kim loại nào sau đây:
A. Sắt và magie 	B. Sắt và canxi 	C. Đồng và sắt 	D. Tất cả đều sai
ĐT37. Cho m gam FexOy vào 1 bình kín chứa 4,48(l) CO(đktc). Nung bình 1 thời gian cho đến khi oxit sắt bị khử hoàn toàn thành 1 oxit sắt khác.
1/ Xác định công thức của 2 oxit sắt. Biết %Fe(theo khối lượng) trong FexOy là 70% và trong oxit sắt thu được là 77,78%.
2/ Tính m, biết rằng tỉ khối hơi của hh CO và CO2 thu được sau phản ứng so với H2 là 18.
ĐT38. Hoà tan hoàn toàn 12 gam hh gồm sắt và 1 oxit sắt vào ddHCl dư thì thu được 4,982(l) khí ở 27,30C, 1 atm. Nếu hh trên dùng H2 dư để khử thì thu được 0,2 gam nước.
1/ Viết các ptpư xảy ra và tính %m mỗi chất trong hh ban đầu.
2/ Xác định công thức của oxit sắt.
ĐT39. Khử hoàn toàn 4,06 gam 1 oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thu được kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng ddCa(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào ddHCl dư thì thu được 1,176(l) H2(đktc).
1/ Xác định công thức của oxit kim loại.
2/ Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml ddH2SO4 đặc, nóng, dư thu được ddX và có khí SO2 thoát ra. Tính CM của muối trong dd X(coi thể tích dd thay đổi không đáng kể).
ĐT40. Hỗn hợp A gồm 2 oxit sắt. Khử hoàn toàn 15,68 gam hhA bằng CO thì thấy khối lượng hh giảm đi 4,48(g).
1/ Xác định CT của các oxit sắt. Biết số mol của 2 oxit trong A bằng nhau.
2/ Tính thể tích dd NaOH 1M cần lấy ít nhất đủ để hấp thụ hoàn toàn lượng khí sinh ra do phản ứng trên.
ĐT41. R là kim loại hoá trị II. Đem hoà tan a gam oxit của kim loại R vào 48 gam ddH2SO4 6,125%(loãng) thành ddA, trong đó nồng độ H2SO4 chỉ còn 0,98%. Biết rằng a gam oxit trên phản ứng hoàn toàn với 2,8(l) CO được kim loại R và khí B. Nếu lấy 0,7(l) khí B cho qua ddCa(OH)2 dư thì thu được 0,625 gam kết tủa(các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc, muối sunfat của kim loại R tan hoàn toàn).
1/ Tính a và tìm kim loại R.
2/ Cho 0,54 gam bột Al vào 20 gam ddA. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Tính m.
ĐT42. Nung 16,2 gam hhA gồm MgO, Al2O3, MO trong 1 ống sứ rồi cho luồng H2 đi qua. ở điều kiện thí nghiệm, H2 chỉ khử MO với H = 80%, lượng hơi nước tạo ra chỉ được hấp thụ 90% bởi 15,3 gam ddH2SO4 90%, kết quả thu được ddH2SO4 86,34%. Chất rắn còn lại trong ống sứ được hoà tan trong một lượng vừa đủ dd axit không có tính oxi hoá(ví dụ HCl) thu được ddB và còn lại 2,56 gam kim loại M không tan. Lấy 1/10 ddB cho tác dụng với ddNaOH dư, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 0,28 gam một oxit. Xác định kim loại M và tính % khối lượng các chất trong A.
ĐT43. Khử 2,4 gam hh gồm CuO và một oxit sắt(có số mol bằng nhau) bằng H2. Sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn, đem hoà tan chất đó bằng ddHCl thấy bay ra 0,448(l) khí(đktc). Công thức của oxit sắt là:
ĐT44. Khi khử 5 gam oxit của một kim loại thu được 3,995 gam kim loại. Khi oxi hoá 1,270 gam kim loại này tạo thành 1,590 gam oxit tương ứng. Kim loại này là:
A. Zn 	B. Fe 	C. Al 	D. Cu
ĐT45. Hoà tan hoàn toàn a gam một oxi sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng a gam oxit sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm nói trên. Viết các phương trình phản ứng trong hai thí nghiệm trên và xác định công thức của oxit sắt.
ĐT46. Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư cho 1,008 lít H2 (đktc). Tìm kim loại M và oxit của M.
ĐT47. Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H2O. Hòa tan hoàn toàn A cần dùng 170ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, được 5,2 gam chất rắn.
Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong A.
ĐT48. Khi khử 2,32 gam một oxit sắt A bằng lượng H2 dư thành Fe thu được 0,72 gam nước. Xác định công thức phân tử của A và hoàn thành các phản ứng (1) và (2): 
ĐT49. Để khử 4,06 g một oxit kim loại thành kim loại phải dùng 1,568 lít H2 (đktc). Hoà tan hết lượng kim loại tạo thành ở trên bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,176 lít H2 (đktc). Tìm công thức oxit kim loại.
ĐT50. Để khử 6,4g một oxit kim loại cần 2,688 lít H2 (đktc). Nếu lấy lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 1,792 lít H2 (đktc). Gọi tên kim loại.
ĐT51. Nung hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Hoà tan trong d2 H2SO4 dư thu được 2,24(l) khí(đktc).
Phần 2: Hoà tan trong d2 KOH dư thì khối lượng chất rắn không tan là 8,8(g). Biết các pư xảy ra hoàn toàn.
Xác định khối lượng các chất trong hỗn hợp A và B.
ĐT52. Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thu được hhA. Nếu cho A tác dụng với d2KOH dư thì thu được 0,672(l) khí(đktc). Nếu cho A tác dụng với d2H2SO4 đ, to, dư thì thu được 100ml d2B và 1,428(l) SO2 duy nhất (đktc).
1/ Xác định các chất trong A và tính %m mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
2/ Để thu được kết tủa nhỏ nhất trong d2B người ta phải dùng 500ml d2KOH 0,5M. Tính số mol của H2SO4 có trong d2B.
ĐT53. Hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Thực hiện pư nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành 2 phần. P1: Cho tác dụng với d2 NaOH dư thu được 4,48(l) H2(đktc), trong phần 1 khối lượng Fe bằng 0,4705 lần khối lượng 

File đính kèm:

  • docDieu che KL_Nhiet luyen(hoan thanh).doc
Giáo án liên quan