Bài giảng Tiết 6 - Tuần 6: Bài tập: Amin

Mục tiêu bài học

- củng cố cách viết đồng phân các amin

- củng cố cách xác định bậc amin, cách gọi tên amin

- rèn luyện kĩ năng xá định công thức phân tử các amin

II. chuẩn bị

1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập

2. Học sinh: học bài, làm bài tập amin

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6 - Tuần 6: Bài tập: Amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP: AMIN
I. Mục tiêu bài học
- củng cố cách viết đồng phân các amin
- củng cố cách xác định bậc amin, cách gọi tên amin
- rèn luyện kĩ năng xá định công thức phân tử các amin
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài, làm bài tập amin
III. Tiến trình dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: củng cố lý thuyết
- amin là gì?
- công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là gì?
- amin được phân loại như thế nào?
- bậc amin được xác định như thế nào?
- amin có các đồng phân nào?
- gọi tên amin như thế nào?
- amin là hợp chất hữu cơ được tạo thành jhi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon.
- CnH2n+3N ( n 1)
- amin được phân loại dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc H-C hay dựa vào bậc amin.
- bậc amin: xác định dựa vào số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bởi các gốc H-C
- đồng phân: mạch C, vị trí nhóm amin, bậc amin
- gọi tên amin dựa vào dang pháp gốc-chức, danh pháp thay thế
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1: viết công thức cấu tạo các đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N. gọi tên theo danh pháp gốc-chức, danh pháp thay thế.
Xác định bậc amin
- gv nhận xét, bổ sung
- học sinh làm bài
CH3-CH2-CH2-NH2 : n-propyl amin ( bậc I)
Propan-1- amin
CH3-CH-NH2 : isopropyl amin ( bậc I)
 CH3 propan-2-amin
CH3-CH2-NH-CH3: etylmetyl amin ( bậc II)
N-metyletan amin
CH3-N-CH3 : tri metyl amin ( bậc III)
 CH3 N,N-đimetyl metan amin
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là gì?
Công thức amin là (CxHyNt )n
- ta có tỉ lệ: x : y : t = nC : nH : nN 
 = 0,75: 2, 25: 0, 25
 = 3 : 9 : 1
CTPT: (C3H9N)n vì là amin đơn chức no nên n = 1 => CTPT C3H9N
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở X thu được tỉ lệ khối lượng của CO2 so với nước là 44 : 27. Công thức phân tử của amin đó là gì?
Ta có 
=> X là amin no đơn chức mạch hở có CTC là CnH2n+3N ( n 1)
CnH2n+3N + O2 nCO2 + H2O + N2
 n (n+1,5)
 1 1,5
Ta có tỉ lệ: => n = 3
CTPT: C3H9N
Bài 4: đốt cháy hoàn toàn 2,79 gam hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm cháy đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng 1,89 gam, bình KOH tăng 7,92 gam. Oxi hóa 2,79 gam Y thu được 336 ml khí N2 ở đktc. Biết Y chie chứa một nguyên tử N. tìm CTPT của Y.
Gv hướng dẫn học sinh làm bài
- thấy bình CaCl2 tăng 1,89 gam => 
=> 
- bình KOH tăng 7,92 gam => 
Y chỉ chứa C, H, N có CTPT : (CxHyNt)n 
Ta có: x: y: t = nC :nH :nN = 0,18: 0,21: 0,03
 = 6: 7: 1
CTĐGN: C6H7N vì Y có 1 nguyên tử N nên CTĐGN cũng là CTPT
Hoạt động 3: củng cố
- gv củng cố toàn bài
- học sinh lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm- bổ sung
BÀI TẬP THÊM
1. Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là : 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
2. Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là: 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
3. Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là: 	
A. 5. 	B. 7. 	C. 6. 	D. 8.
4. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là: 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
5. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là: 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
6. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?: 
A. 3 amin. 	B. 5 amin. 	C. 6 amin. 	D. 7 amin. 

File đính kèm:

  • doctiet 6 tu chon hoa 12.doc
Giáo án liên quan