Đềcương ôn tập học kì 1 môn: Hóa học 9

A. Lý thuyết:HS cần nắm ñược:

- Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối.

- Tính chất hóa học chung của kim loại và một sốkim loại cụthểAl, Fe

- Tính chất hóa học chung của phi kim và một sốphi kim cụthểClo, cacbon, các oxit của cacbon.

- Phương pháp ñiều chếmột sốchất vô cơcụthể: CaO, SO

2; H

2SO4

; NaOH, Al, Fe, Cl2

pdf2 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đềcương ôn tập học kì 1 môn: Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Hóa 9 – kì 1 GV: Trương Thế Thảo 
Website:  Chúc các em ôn tập và thi đạt kết quả cao 1 
TRƯỜNG THCS NHƠN HẬU 
TỔ: HÓA – SINH 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 
MÔN: HÓA HỌC 9 
A. Lý thuyết: HS cần nắm được: 
- Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối. 
- Tính chất hóa học chung của kim loại và một số kim loại cụ thể Al, Fe 
- Tính chất hóa học chung của phi kim và một số phi kim cụ thể Clo, cacbon, các oxit của cacbon. 
- Phương pháp điều chế một số chất vô cơ cụ thể: CaO, SO2; H2SO4; NaOH, Al, Fe, Cl2 
B. Bài tập: 
I. Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa: 
a. Al → Al2O3 → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al(NO3)3 → Al → Al2(SO4)3 → Al(OH)3 → 
Al2O3 → Al→ NaAlO2 
 FeCl3 → Fe(NO3)2 →Fe(OH)3→ Fe2O3→ Fe 
b. Fe FeCl2 → Fe → FeSO4 → Fe(OH)2 → FeO → Fe 
 Fe3O4 → Fe → Fe2(SO4)3→ FeCl3 → NaCl → NaOH → Na2CO3 
c. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4 → Na2SO4 → NaOH → Na2ZnO2. 
d. KMnO4 Nước clo 
 MnO2 → Cl2 → NaCl → H2 → HCl → AgCl 
 Nước Gia-ven 
e. CaCO3 → CO2 → CO → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → BaCO3 
g. Mg → MgSO4 → Mg(OH)2 → MgO → MgCl2 → Mg(NO3)2 → MgCO3 → MgO 
II. Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học: 
a. Các chất rắn: Na2O, CaO, ZnO 
b. Các dung dịch: HNO3, H2SO4, HCl, K2SO4, KNO3, KOH, Ba(OH)2. 
c. Các chất khí: CO2, H2, N2, CO, O2, Cl2 
d. Các kim loại: Al, Fe, Cu, Zn 
III. Bài toán hỗn hợp: 
1. Hòa tan 8,9 gam hỗn hợp Mg, Zn vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 0,2M thu được dung dịch A 
và 4,48 lít khí H2 ở đktc. 
a. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại? 
b. Tính thể tích dung dịch axit đã dùng? 
2. Cho 27gam hỗn hợp Al và ZnO vào dung dịch HCl 29,2% (vừa đủ) thì thu được 13,44 lít khí (đktc) 
a. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? 
b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng? 
c. Tính nồng độ % các muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng? 
3. Dẫn 10 lít hỗn hợp khí CO và SO2 qua dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 81,375 gam 
kết tủa. Tính thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu? (Biết thể tích các khí đo ở 
đktc). 
IV. Xác định công thức hóa học của các chất vô cơ: 
1. Trong thành phần oxit của kim loại R hóa trị III có chứa 30% Oxi theo khối lượng. Hãy xác định tên 
kim loại và công thức oxit? Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để hòa tan 6,4 gam oxit kim loại nói 
trên? 
2. Biết rằng 300ml dung dịch HCl vừa đủ hòa tan hết 5,1 gam một oxit của kim loại M chưa rõ hóa trị. 
Hãy xác định tên kim loại và công thức oxit? 
Đề cương ôn tập Hóa 9 – kì 1 GV: Trương Thế Thảo 
Website:  Chúc các em ôn tập và thi đạt kết quả cao 2 
V. Phản ứng tạo muối axit – muối trung hòa: 
1. Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100ml dung dịch KOH 0,2M. Tính khối lượng của 
muối tạo thành? 
2. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kếttủa. Các phản 
ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của V? 
VI. Bài toán có lượng chất dư: 
1. Cho 180 gam dung dịch H2SO4 15% vào 320 gam dung dịch BaCl2 10%. 
a. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng? 
b. Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng? Giả sử thể tích dung dịch là 
500ml. 
2. Trộn 100ml dung dịch MgCl2 2M với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M được dung dịch A 
(D=1,12g/ml) và kết tủa B. Đem kết tủa B nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu 
được chất rắn D. 
a. Tính khối lượng rắn D. 
b. Xác định nồng độ mol/l và nồng độ % của dung dịch A (xem thể tích dung dịch thay đổi không 
đáng kể) 
VII. Bài toán sử dụng hiệu suất: 
1. Cho 1,12 lít khí SO2 (đktc) lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được một kết tủa. Tính khối lượng kết 
tủa này biết hiệu suất phản ứng là 80%? 
2. Tính khối lượng axit sunfuric 96% thu được từ 60Kg quặng Pirit sắt nếu hiệu suất quá trình là 85%? 
VIII. Điều chế: 
1. 
a. Viết 4 loại phản ứng tạo thành NaOH 
b. Viết 6 loại phản ứng tạo thành CaSO4 
c. Viết 6 loại phản ứng tạo thành CO2 
2. Từ quặng Pyrit FeS2, O2, H2O và các chất xúc tác thích hợp. Hãy viết các PTHH điều chế sắt (III) 
sunfat 
3. Từ Đá vôi, Muối ăn, nước. Hãy viết các PTHH điều chế dung dịch HCl, Na2CO3, Ca 
4. Từ Cu, O2, Cl2 và dung dịch HCl. Hãy viết các PTHH điều chế CuCl2 bằng 2 cách khác nhau. 
IX. Tinh chế: Làm thế nào để tách riêng mỗi chất sau đây ra khỏi hỗn hợp: 
a. Fe và Cu 
b. Fe, Ag và Al 
c. CuO, Fe2O3 và Al2O3 
X. Mô tả hiện tượng hóa học: 
 Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi: 
a. Cho lá kẽm vào dung dịch Đồng sunfat. 
b. Cho lá nhôm vào dung dịch axit clohidric. 
c. Cho Na kim loại vào nước. 
d. Cho dd Natrihidroxit vào dd Sắt (II) clorua. 
e. Cho Canxi cacbonat vào dd axit sunfuric. 
f. Đốt dây sắt trong bình đựng khí Clo 
g. Cho lá đồng vào dung dịch AgNO3 
h. Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 
i. Cho Cu kim loại vào dung dịch HCl 
Viết các PTHH xảy ra (nếu có). 
GV bộ môn Tổ trưởng chuyên môn 
 Trương Thế Thảo Trương Thế Thảo 

File đính kèm:

  • pdfde cuong hoc ki 1 Hoa 9.pdf