Đề thi tuyển vào lớp chọn khối 10 (2011-2012) môn: hóa học

Câu 1: (2đ) Bổ túc các phản ứng sau: (chỉ cần xác định các chất: A, B, C, ., H, I, J không cần cân bằng phương trình). Các điều kiện để xảy ra phản ứng coi như có đủ.

1) FeS2 + O2  A + B 5) J  B + D

2) A + H2S  C + D 6) B + L  E + D

3) C + E  F 7) F + HCl  G + H2S

4) G + NaOH  H + I 8) H + O2 + D  J

Câu 2:(2đ) Cho các kim loại sau: Au, Ag, Cu, Fe, Al. Hãy lựa chọn kim loại nào có tính chất phù hợp với dữ kiện cho dưới đây:

a) Đẩy được kim loại Cu ra khỏi dung dịch CuSO4.

b) Không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

c) Tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH.

d) Tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng và tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 3:(1đ) Có 3 bình chứa riêng biệt 3 khí: axetilen, metan, cacbonic. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí. Viết phương trình phản ứng minh họa

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển vào lớp chọn khối 10 (2011-2012) môn: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Tuấn ĐỀ THI TUYỂN VÀO LỚP CHỌN KHỐI 10 (2011-2012)
Tổ: Hóa học MÔN: HÓA HỌC
 Thời gian: 60 phút(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2đ) Bổ túc các phản ứng sau: (chỉ cần xác định các chất: A, B, C,…., H, I, J không cần cân bằng phương trình). Các điều kiện để xảy ra phản ứng coi như có đủ.
FeS2 + O2 ® A­ + B 5) J ® B + D
A + H2S ® C¯ + D 6) B + L ® E + D
C + E ® F 7) F + HCl ® G + H2S­
G + NaOH ® H¯ + I 8) H + O2 + D ® J¯
Câu 2:(2đ) Cho các kim loại sau: Au, Ag, Cu, Fe, Al. Hãy lựa chọn kim loại nào có tính chất phù hợp với dữ kiện cho dưới đây:
Đẩy được kim loại Cu ra khỏi dung dịch CuSO4.
Không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH.
Tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng và tác dụng với dung dịch NaOH.
Câu 3:(1đ) Có 3 bình chứa riêng biệt 3 khí: axetilen, metan, cacbonic. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết mỗi khí. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 4:(3đ) Hòa tan hoàn toàn 5 g hỗn hợp gồm một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III (đều đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học) cần dùng 18,25 g dung dịch HCl 30%.
Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn(đktc).
Tính khối lượng muối khan được tạo thành.
Câu 5:(2đ) Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và propilen đi qua bình đựng dung dịch nước brom làm mất màu hoàn toàn một dung dịch có chứa 16 g brom.
Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp(ở đktc).
Tính thể tích O2(đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí ban đầu.
 Cho biết: H=1; C=12; O=16; Cl=35,5; Br=80.
 HẾT.
ĐÁP ÁN :
Câu 1: (2đ) Bổ túc các phản ứng sau: (chỉ cần xác định các chất: A, B, C,…., H, I, J không cần cân bằng phương trình). Các điều kiện để xảy ra phản ứng coi như có đủ.
 1.FeS2 + O2 ® SO2­ + Fe2O3 5) Fe(OH)3 ® Fe2O3 + H2O
2.SO2 + H2S ® S¯ + H2O 6) Fe2O3 + H2 ® Fe + H2O
3. S + Fe ® FeS 7) FeS + HCl ® FeCl2 + H2S­
4. FeCl2 + NaOH ® Fe(OH)2¯ + NaCl 8) Fe(OH)2 + O2 + H2O ® Fe(OH)3 ¯
1ftrình đúng 0,25đ ® 8ftrình đúng 2đ.
Câu 2:(2đ) Mỗi câu đúng 0,5đ.
a/ Fe, Al b/ Cu, Ag c/ Fe d/ Al
Câu 3:(1đ) Nêu ppháp nhận biết đúng 0,5đ. Viết ptrình đúng 0,5đ.
Nhận biết axetilen bằng dd brom dư , nhận biết CO2bằng nước vôi trongcòn lại là metan.
Ptrình: C2H2 + Br2 ® C2H2Br4 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O.
Câu 4:(3đ) nHCl = 0,15mol(0,5đ)
A + 2HCl ® ACl2 + H2 (1) 2B + 6HCl ® 2 BCl3 + 3 H2(2) Đúng 2ptrình 0,5đ.
a/ (1)&(2)®nHCl= 2nH2 ® nH2 = 0,075mol ® VH2 = 0,075*22,4=1,68lít(1đ)
b/ c1: m muối= mKloại + mCl- = 5+(0,15*35,5)=10,325g(1đ)
 c2: m muối = mKloại + mHCl – mH2 = 5 + 36,5*0,15 – 0,075*2 = 10,325g
Câu 5:(2đ) 
a/ (1đ) nhh=0,5mol; nBr2 = 0,1mol 
C3H6 + Br2 ® C3H6 Br2 ®VC3H6 =0,1*22,4= 2,24lít ® VCH4 = 11,2-2,24=8,96lít
 0,1 0,1
b/(1đ) CH4 + 2O2 ® CO2 + 2H2O C3H6 + 9/2O2 ® 3CO2 + 3H2O
 0,4 ® 0,8 0,1 ® 0,45
VO2 = (0,8 + 0,45)*22,4=28lít

File đính kèm:

  • docde kiem tra.doc
Giáo án liên quan