Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Cao An (Có đáp án)
Câu 1( 2,0 điểm)
“ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng”
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
b. Từ gạch chân trong câu văn sau là thành phần gì?
“Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”
c.Cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn văn?.
PGD&ĐT CẨM GIÀNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS CAO AN Môn thi: NGỮ VĂN Mã đề:V- 06-TS10-CA-PGDCG Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề) ( Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1( 2,0 điểm) “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. b. Từ gạch chân trong câu văn sau là thành phần gì? “Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.” c.Cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn văn?. Câu 2( 3,0 điểm) “ Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.” ( A-mi-xi-“ Những tấm lòng cao cả”, Ngữ văn 7 tập 1) Suy nghĩ của em về lời nhắc nhở trên. Câu 3( 5 điểm) “ Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có cả hình ảnh con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. ----------------- Hết ---------------- PGD&ĐT CẨM GIÀNG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG: THCS CAO AN BÀI THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Mã đề:V- 06-TS10-CA-PGDCG Môn thi: NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm Câu 1 a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” 0,25 đ Tác giả là Lê Minh Khuê 0,25đ b. “ Chắc có” trong câu văn giữ vai trò là thành phần tình thái 0,5đ c. Học sinh trình bày cảm nhận về nhân vật tôi có nhiều cách diễn đạt, cơ bản phải đảm bảo các ý sau: - Đoạn văn thể hiện tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom. - Sau trận ném bom, không khí trên cao điểm ngột ngạt, vắng lặng, cái vắng lặng đầy đe doạ. -Bước tới gần quả bom, bước vào toạ độ chết, Phương Định cảm nhận được ánh mắt của đồng đội đang dõi theo mình, độngviên khích lệ, cô “ Không sợ nữa”, cô nhất định “ Không đi khom”. -> Cô gái nhỏ bé ấy đã trở lên cứng cỏi, mạnh mẽ, dũng cảm kiên cường, dày dạn bản lĩnh chiến đấu. Tình đồng chí đồng đội và những thử thách của chiến tranh đã giúp cô vững vàng hoàn thành nhiệm vụ. 1 đ Câu 2 Bài văn nghị luận xã hội, bài viết phải có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mất lỗi chính tả và đảm bảo được các ý sau: 1.Mở bài:- Dẫn dắt vấn đề: . - Nêu vấn đề: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. - Trích dẫn. 0,5 đ Thân bài: - Giải thích: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ:Là biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm đến niềm vui nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng chăm sóc khi cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ; không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình... - Khẳng định: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: Không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp ngã trên đường đời, thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta..... - Chứng minh:Mối quan giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng gần gũi, nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người. Một người không biết yêu thương, kính trọng cha mẹ thì không phải là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.( dẫn chứng) + Từ xưa đến nay, ở phương đông cũng như phương tây, biểu hiện của tình yêu thương kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là nền tảng của đạo đức. + Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu ( Lấy dẫn chứng trong thơ ca... trong cuộc sống) - Mở rộng vấn đề: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ không chỉ là tình cảm thiêng liêng mà còn là đạo đức, đạo lý, là cuội nguồn của bao tình cảm tốt đẹp khác. + Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc chắn xã hội loài người sẽ trở lên tốt đẹp hơn nhiều. + Phê phán những ai chưa yêu thương, kính trọng cha mẹ ( con cái không nghe lời, lười học, nói dối, bất hiếu...) 3.Kết bài - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp - Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn càng có giá trị bấy nhiêu. Đây là liều thuốc giúp moị người chống lại bệnh vô cảm và ích kỉ. 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 Thuộc và nắm được giá trị bài thơ. Hiểu yêu cầu, trình bày phân tích bài thơ trên hai luận điểm lớn Bố cục gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm Khái quát nội dung vấn đề của bài thơ . - Trích lời nhận định của đề: “ Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có cả hình ảnh con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.. 0,5đ 2 .Thân bài Bài thơ miêu tả hình ảnh đất trời nên thơ vào thời khắc giao mùa từ hạ sang thu - Khổ 1: Những dấu hiệu thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa được gợi ra từ hình ảnh: Hương thu, gió thu, sương thu: Hương ổi, gió se và làn sương chùng chình qua ngõ. Thu đến bất ngờ nhưng còn mơ hồ chưa rõ nét. - Khổ 2: Cảnh thiên nhiên sang thu cao rộng dần và rõ nét: Sông thu, trời thu, cánh chim mùa thu, cách miêu tả và sử dụng từ ngữ đặc biệt khiến người đọc cảm nhận được thật rõ ràng những đặc trưng của thiên nhiên giao mùa. - Khổ 3: Thiên nhiên đất trời sang thu khoác trên mình vẻ trẩm tư sâu lắng: Nắng, mưa, sấm vơi dần, bớt dần, hàng cây qua mùa dông bão cũng cứng cáp, vững chãi hơn. -> Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên giao mùa đẹp đẽ, nên thơ. . b.Bài thơ không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có cả hình ảnh con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa. - Sang thu của thiên nhiên hay cũng là “sang thu” của đời người. -Hình ảnh “ hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ sáng tạo chỉ con người khi tuổi đã xế. “ Nắng, mưa,sấm” là những biến động của ngoại cảnh, những biến cố của cuộc đời-> Con người khi đã từng trải thì vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời. -> Thơ Hữu Thỉnh giàu triết lý, nhân sinh, sâu xa, thấm thía. 3. Kết bài: - Khái quát nghệ thuật bài thơ - Khẳng định lại: Bài thơ không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có cả hình ảnh con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa. Và nâng giá trị tư tưởng của bài thơ. * Lưu ý: Bài viết thể hiện sự hiểu biết về giá trị bài thơ cũng như yêu cầu của đề bài. Nắm được phương pháp làm bài, luậnđiểm rõ ràng, diễn đạt mượt mà giàu cảm xúc. Cho điểm tối đa. - Nếu chỉ đi vào phân tích từ đầu đến cuối bài thơ, hấp dẫn nhưng không tách vấn đề để nhấn mạnh nhận định cho tối đa 4 điểm. - Còn lại tuỳ thực tế làm bài để cho điểm. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5 NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU (Ký, đóng dấu)
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_cao_an.doc