Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề dự phòng - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
( Theo Ngữ văn 9, tập 1)
a. Câu văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
b. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu văn trên.
c. Từ “ anh” trong câu văn trên chỉ nhân vật nào ?
d. Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ PHÒNG KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm : 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. ( Theo Ngữ văn 9, tập 1) a. Câu văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. b. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu văn trên. c. Từ “ anh” trong câu văn trên chỉ nhân vật nào ? d. Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì? Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) ------------------------------Hết------------------------------ Họ tên thí sinh: Số báo danh: . Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: ... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN Đáp án gồm : 03 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm) a. (0,5 điểm) - Tác phẩm: “Chiếc lược ngà” (0,25 điểm) - Tác giả: Nguyễn Quang Sáng ( 0,25 điểm) b.(0,5 điểm) - Thành phần khởi ngữ trong câu văn trên là: anh (0,5 điểm) c.(0,5 điểm) -Từ “ anh” trong câu văn trên chỉ nhân vật ông Sáu ( 0,5 điểm) d. (0,5 điểm) - Câu văn trên gợi cảm xúc xót xa, thương cảm trước nỗi đau đớn của ông Sáu khi đứa con gái gặp ông mà lại hoảng sợ, không nhận ông là cha. ( 0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau: Nội dung Điểm tối đa 1. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0,5 2. Giải thích được nội dung vấn đề 0,5 - Đồng cảm là có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó. 0,25 - Sẻ chia (chia sẻ) là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu. Là san sẻ cho người khác những gì mình có để họ cùng hưởng 0,25 3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: 2,0 - Đồng cảm và sẻ chia đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác. Mỗi con người không thể sống tách rời người thân, tập thể, cộng đồng. Vì vậy cần biết đồng cảm sẻ chia. 0,5 - Biết đồng cảm, sẻ chia sẽ giúp con người có điểm tựa, sự động viên, giúp đỡ khi vấp ngã, khi thất bại thậm chí kể cả khi ta lỡ mắc sai lầm trong cuộc sống. 0,25 - Người biết đồng cảm, sẻ chia sẽ nhận được tình yêu thương, cảm phục, biết ơn của chính người nhận được sự sẻ chia, đồng cảm và nhận được sự tin yêu, quý mến của mọi người. 0,25 - Đồng cảm, sẻ chia giúp mọi người gắn bó, gần gũi nhau hơn. (Gia đình êm ấm, hạnh phúc; Tập thể đoàn kết, xã hội tốt đẹp). 0,25 - Đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là truyền thống tương thân tương ái của người Việt. ( dẫn chứng về truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách..) 0,5 - Trái với đồng cảm, sẻ chia là thái độ vô trách nhiệm, là sự thờ ơ, vô cảm, là ích kỷ, nhỏ nhen. Cần biết phê phán, loại bỏ lối sống vô cảm. 0,25 4. Liên hệ bản thân 0,5 - Nhận thức được giá trị nhân văn cao đẹp của lẽ sống đẹp biết đồng cảm, sẻ chia. 0,25 - Bồi dưỡng lối sống đồng cảm, sẻ chia từ nhận thức đến hành động. 0,25 Câu 3 (5,0 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm tối đa 1. Giới thiệu khái quát 1,0 - Giới thiệu tên bài thơ, đoạn thơ, tác giả 0,5 - Khái quát được giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn, ca ngợi sự giàu đẹp của biển Đông. 0,5 2. Phân tích hai khổ thơ 3,0 - Cảnh mặt trời lặn được miêu tả độc đáo, ấn tượng, với nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Cảnh biển vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Cảnh biển đẹp tạo cảm giác gần gũi, gắn bó với con người, làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Đoàn thuyền gợi không khí lao động tập thể, đông vui, tấp nập. 0,5 - Nhịp điệu câu thơ, nhịp điệu lao động của những người dân chài sôi nổi, khẩn trương, đối lập với sự nghỉ ngơi của vũ trụ ( mặt trời xuống biển, sóng đã cài then, đêm sập cửa), lôi cuốn người đọc vào âm hưởng của không khí ra khơi. 0,5 - Tác giả đã tạo ra một hình ảnh mới lạ nhưng rất thực từ sự gắn kết ba sự vật và hiện tượng: câu hát, cánh buồm, gió khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn đã góp phần tái hiện: niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì họ tìm thấy niềm vui trong lao động, trong tình yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. 0,5 - Người dân chài hát khúc hát ca ngợi sự giàu có biển cả, họ hát bài ca gọi cá vào lưới và mong muốn công việc thu được nhiều kết quả tốt đẹp. 0,5 - Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đoàn cá là đoàn thoi đang vun vút qua lại. 0,5 - Cảnh biển từ sự quan sát, miêu tả sáng tạo, với liên tưởng độc đáo của nhà thơ đã kết nối thiên nhiên với con người. Thiên nhiên như một người bạn thân thiết , đồng hành cùng cuộc sống của con người. 0,5 3. Kết luận 1,0 - Khái quát nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ. 0,5 - Nêu suy nghĩ của bản thân về hình ảnh những người lao động trên biển. 0,5 .Hết
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_du_phong_nam_ho.doc