Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Môn Sinh học - Năm học 2009-2010

Câu 1 (1. 5 điểm ):

Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST kép trong nguyên phân. Sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST có ý nghĩa gì?

Câu 2 (1. 0 điểm ):

So sánh cấu tạo của mARN với cấu tạo của gen.

Câu 3 (1. 0 điểm ):

Kỹ thuật gen là gì? Nêu nội dung cơ bản của các khâu trong kỹ thuật gen.

Câu 4 (1. 0 điểm ):

a) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho 1 ví dụ minh họa.

b) Phân tích mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học.

Câu 5 (1. 0 điểm ):

Hãy giải thích và nêu ví dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các cá thể khác loài.

Câu 6 (1. 0 điểm ):

Giải thích cơ sở sinh học của những quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình:

- Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng.

- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với

nhau.

Câu 7 (1. 5 điểm ):

Ở mèo, gen D quy định màu lông đen, gen d quy định màu lông hung, kiểu gen Dd quy định màu lông tam thể. Các gen này nằm trên NST giới tính X (không có gen tương ứng trên Y).

a) Khi không có đột biến xảy ra. Hãy xác định:

- Các kiểu gen quy định tính trạng màu lông ở mèo.

- Kết quả kiểu gen, kiểu hình của F1 khi cho mèo cái lông tam thể giao phối với mèo đực lông hung.

b) Giải thích tại sao trong thực tế mèo đực tam thể lại rất hiếm?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Môn Sinh học - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: Ngày 8 tháng 7 năm 2009
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (1. 5 điểm ):
Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST kép trong nguyên phân. Sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST có ý nghĩa gì?
Câu 2 (1. 0 điểm ):
So sánh cấu tạo của mARN với cấu tạo của gen.
Câu 3 (1. 0 điểm ): 
Kỹ thuật gen là gì? Nêu nội dung cơ bản của các khâu trong kỹ thuật gen.
Câu 4 (1. 0 điểm ): 
a) Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Cho 1 ví dụ minh họa.
b) Phân tích mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân bằng sinh học.
Câu 5 (1. 0 điểm ):
Hãy giải thích và nêu ví dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các cá thể khác loài.
Câu 6 (1. 0 điểm ):
Giải thích cơ sở sinh học của những quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình:
- Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng.
- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với
nhau.
Câu 7 (1. 5 điểm ):
Ở mèo, gen D quy định màu lông đen, gen d quy định màu lông hung, kiểu gen Dd quy định màu lông tam thể. Các gen này nằm trên NST giới tính X (không có gen tương ứng trên Y).
a) Khi không có đột biến xảy ra. Hãy xác định:
- Các kiểu gen quy định tính trạng màu lông ở mèo.
- Kết quả kiểu gen, kiểu hình của F1 khi cho mèo cái lông tam thể giao phối với mèo đực lông hung.
b) Giải thích tại sao trong thực tế mèo đực tam thể lại rất hiếm?
Câu 8 (2. 0 điểm ):
Gen A dài 4080 A0, có số nuclêôtít loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtít của gen. Gen A bị đột biến mất đi 3 cặp nuclêôtít trở thành gen a làm cho gen đột biến kém gen
ban đầu 7 liên kết hiđrô.
a) Tính số lượng từng loại nuclêôtít của gen A và gen a.
b) Cho cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtít trong các loại hợp tử được tạo thành (Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường).
---------------Hết----------------
Họ, tên thí sinh.............................................. Số báo danh........................................
Chữ kí giám thị 1............................................Chữ kí giám thị 2................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...............
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN THI: SINH HỌC
Câu	ý	Đáp án	Điểm
*Những biến đổi và hoạt động của NST kép trong nguyên phân.
-Trong nguyên phân NST kép tồn tại ở các kỳ : Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa và kỳ sau.
- Kỳ trung gian: Sau khi nhân đôi thành NST kép thì NST kép bắt đầu
1	xoắn và co ngắn.
- Kỳ đầu: NST kép tiếp tục xoắn và co ngắn lại
1	- Kỳ giữa: NST kép xoắn, co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt

0.25
0.25
(1.5đ)
phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.	0.25
- Kỳ sau: NST kép tách thành 2 NST đơn dàn đều thành 2 nhóm được
dây tơ vô sắc kéo về 2 cực của tế bào, tính chất kép mất đi.	0.25
* Ý nghĩa sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST là:
- Sự đóng xoắn của NSTgiúp NST dễ dàng phân ly về 2 cực của tế bào
2	và ức chế sự tự nhân đôi của NST.
- Sự tháo xoắn của NST tạo điều kiện thuận lợi cho NST nhân đôi ở lần
0.25
phân bào tiếp theo.	0.25
So sánh cấu tạo của mARN và gen.
* Giống nhau:
- Đều có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, được cấu tạo từ các nguyên
1	tố C,H,O,N,P	0.25
- Đơn phân là các Nu, có 3 trong 4 loại Nu giống nhau (A, G, X), giữa
các đơn phân có liên kết nối lại thành mạch.	0.25
2	* Khác nhau
Cấu tạo của gen	Cấu tạo của m ARN
(1đ)
- Gồm 2 mạch song song và xoắn lại với nhau.
2	- Có chứa Nu loại T, không có U
- Có liên kết H theo nguyên tắc bổ sung giữa các Nu trên 2 mạch đơn
- Kích thước và khối lượng lớn hơn
mARN
* Khái niệm kỹ thuật gen:
- Chỉ có 1 mạch đơn
- Có chứa Nu loại U, không có T
- Không có liên kết H
- Kích thước và khối lượng nhỏ hơn gen

0.25
0.25
3
(1đ)
Kỹ thuật gen là kỹ thuật thao tác tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền.
* Nội dung cơ bản của các khâu trong kỹ thuật gen:
- Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút.
- Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN của tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền nhờ enzim nối.
0.25
0.25
0.25
- Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện cho	0.25
gen đã ghép được biểu hiện.
* Hiện tượng khống chế sinh học là:
Số lượng cá thể của 1 quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác
kìm hãm.

0.25
* Ví dụ: HS lấy đúng 1 ví dụ.	0.25
b) Phân tích mối liên quan giữa khống chế sinh học và cân bằng
4	sinh học.
- Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn
(1đ)
5

dao động trong 1 thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
- Đảm bảo cho kích thước của mỗi quần thể trong quần xã trong chuỗi và lưới thức ăn giữ được mức tương quan chung đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
* Hãy giải thích và nêu ví dụ về các mối quan hệ đối địch giữa các cá thể khác loài.
- Quan hệ cạnh tranh khác loài: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau về thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. HS lấy được 1 ví dụ đúng
- Quan hệ ký sinh và nửa ký sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật
0.25
0.25
0.25
(1đ)
khác lấy chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. HS lấy được 1 ví dụ đúng.	0.25
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: Sinh vật của loài này sử dụng sinh
6
(1đ)
vật của loài khác làm thức ăn gồm: ĐV ăn TV, ĐV ăn TV, TV ăn sâu bọ. HS lấy được 1 ví dụ đúng.
- Quan hệ ức chế cảm nhiễm: SV này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài SV khác bằng cách tiết ra môi trường những chất độc. HS lấy được 1 ví dụ đúng.
* Giải thích cơ sở sinh học của những quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình:
- Nam chỉ được lấy một vợ, nữ chỉ được lấy một chồng vì: Trong cấu trúc dân số tỷ lệ nam : nữ nói chung xấp xỉ 1 : 1 và nếu xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ đó cũng xấp xỉ 1 : 1 .
-Nếu nam lấy nhiều vợ, nữ lấy nhiều chồng thì sẽ có người khác không có bạn để kết hôn.
- Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau vì di truyền học chỉ rõ hậu quả của việc kết hôn gần làm cho các đột biến gen lặn được biểu hiện ở cơ thể đồng hợ p thành kiểu hình gây hại.
Từ đó dẫn đến suy thoái nòi giống như tỷ lệ chết, mắc bệnh, tật di
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
truyền cao và làm giảm sức sống .	0.25
* Kiểu gen có thể có của mèo bình thường:
a	- Mèo cái: XDXD : Mèo cái lông đen
XDXd : Mèo cái lông tam thể
XdXd : Mèo cái lông hung
0.25
7
(1.5đ)
- Mèo đực: XDY : Mèo đực lông đen
XdY	: Mèo đực lông hung	0.25
* Cho mèo cái lông tam thể giao phối với mèo đực lông hung. Xác kết quả kiểu gen và kiểu hình của mèo con F1:
Sơ đồ lai:
P : ♀XDXd ( Lông tam thể)	X	♂ XdY (lông hung)
GP:	XD , Xd	Xd , Y F1 : XDXd	 ; 1XdXd	;	1 XDY	;	1XdY
* Tỷ lệ kiểu gen:
1XDXd	:	1XdXd	:	1 XDY	:	1XdY
* Tỷ lệ kiểu hình:
1♀ 1 tam thể: 1 ♀ Lông hung : 1 ♂ Lông đen :1 ♂ Lông hung
* Mèo đực tam thể rất hiếm vì:
- Khi giảm phân bình thường thì mèo cái chỉ tạo ra 2 loại giao tử XD, Xd, mèo đực chỉ tạo ra 3 loại giao tử XD, Xd , Y . Khi thụ tinh chỉ tạo ra
2 loại mèo đực là: XDY ( Lông đen) và XdY (Lông hung) nên không
b	có mèo đực tam thể.
- Mèo đực lông tam thể phải có kiểu gen XDXdY chỉ có thể được tạo ra do đột biến số lượng ở cặp NST giới tính mà trong thực tế đột biến ít xảy ra nên mèo đực lông tam thể rất hiếm.
* Tính số lượng từng loại nuclêôtít của gen A và gen a.
0.25
0.25
0.25
0.25
- Tổng số Nu của gen A = ( 2 x 4080): 3,4 = 2400 ( Nu)	0.25
- Số lượng từng loại Nu của gen A :
A = T = 2400 x 30% = 720 (Nu)
a	G = X = 2400 : 2 - 720 = 480 ( Nu)
0.25
- Gen a kém gen A 2 cặp A - T và 1 cặp G - X do (2 x 2) + (1x3) = 7 (lkH)	0.25
- Số lượng từng loại Nu của gen a( Gen đột biến) :
8
(2đ)
A = T = 720	- 2 = 718 (Nu)
G = X = 480 - 1 = 479 ( Nu)
* Cho cơ thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtít trong các loại hợp tử được tạo thành.
- Sơ đồ lai:
0.25
P :
Aa
x
Aa
GP:
A , a
A , a
0.25
F1 :	1AA	:	2 Aa	:	1 aa
b	- Số lượng từng loại Nu trong các loại hợp tử :
1 AA :	A = T = 720 x 2	= 1440 (Nu)
G = X = 480 x 2 = 960	( Nu)
2 Aa	:	A = T = 2 x ( 720 + 718) = 2876 (Nu)
G = X = 2 x ( 480 + 479) = 1918 ( Nu)
1 aa	:	A = T = 718 x 2	= 1436 (Nu)

0.25
0.25
G = X = 479 x 2 = 958 ( Nu)	0.25
Điểm cả bài làm tròn đến 0,25 điểm

File đính kèm:

  • docDe+DA chuyen Sinh Hai Duong (09-10).doc