Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 25+26 - Năm học 2011-2012

1.Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

- HĐ2: HS biết được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội, nhận dạng được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh.

1.2.Kỹ năng:

- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: nhận biết 1 số thể đa bội ở TV

 HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Hợp tác, ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực. Tự tin bày tỏ ý kiến. Thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan saùt tranh, ảnh, phim, internet.để hiểu sự phát sinh các dạng đột biến NST

1.3.Thái độ:

- HĐ2: Thói quen: Có ý thức bảo vệ môi trường đất (GDMT)

 Tính cách: Hướng nghiệp cho HS biết: Các nhà khoa học tạo ra các giống cây trồng cao sản trong nông nghiệp (GDHN)

2. Nội dung học tập:

-Hiện tượng đa bội thể

3.Chuẩn bị:

3.1.GV: Hình 24.1, 24.2SGK/ 69

3.2.HS: Tìm hiểu: Hiện tượng đa bội thể? Nguyên nhân phát sinh đa bội thể ?

4.Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

9A1 . 9A2

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu 1: Hiện tượng dị bội thể là gì? Gồm những dạng nào? Thể đa bội là gì? (10đ)

TL: - Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

 - Trong tế bào sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 dạng:

 + Khi có hiện tượng thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó tạo ra thể 3 nhiễm (2n +1))

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 25+26 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i số của n như 3n, 4n, 5n ....là hiện tượng đa bội hóa, còn cơ thể mang TB đó gọi là thể đa bội.
 -GVMR: Sự tăng gấp bội số NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào và tăng sức chống chịu gọi là hiện tượng đa bội hóa.
-GV: Cho HS quan sát hình 24.1 -> 24.4 SGK yêu cầu HS TLN, trả lời câu hỏi SGK/ 70 trong 4’ 
 *HS: 1/ Tăng số lượng NST, tăng rõ rệt về kích thước tế bào, cơ quan à tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận, có nghĩa là khi kích thước tế bào tăng -> kích thước cơ quan sinh sản tăng.
2/ Dấu hiệu: tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, tăng sức chống chịu. 
3/ Kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, tăng sức chống chịu đựng với các điều kiện môi trường, chống sâu bệnh, chống hạn, chống nóng, chống lạnh hơn thể lưỡng bội.
-GV: Cho các nhóm báo cáo, KL
? Nguyên nhân nào làm cho cơ thể đa bội có được các ưu điểm trên?
*HS: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn.
*GDHN: Các nhà khoa học tạo ra các giống cây trồng cao sản trong nông nghiệp.
 Các thể đa bội lẻ đều không thể tạo được giao tử do đó không sinh sản hữu tính
 VD: Chuối nhà (3n), dưa hấu tam bội không hạt...
 Thể 2n, 3n có kích thước gần tương tự, khó phân biệt, chỉ phân biệt với thể 6n, 9n, 12n. Sự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định.
? Nhắc lại kết quả của nguyên phân và giảm phân?
*HS: NP từ 1 tế bào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ; GP là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ.
? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thể đa bội? 
*HS: Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở ĐV, nhất là ĐV giao phối.
?Vì sao ĐB đa bội ở TV xem là nguồn nguyên liệu quan trọng của tiến hóa và chọn giống?
*HS: Vì TV đa bội có kích thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt, năng suất cao
*GDMT: Do tác động của tác nhân vật lí, hóa học hoặc ảnh hưởng phức tạp của MT và tế bào trong lúc NP hay GP gây rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng đa bội thể.
III. Hiện tượng đa bội thể:
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
-Dấu hiệu để nhận biết: tăng kích thước cơ quan
Ứng dụng:
+ Tăng kích thước thân cành -> tăng số lượng gỗ
+ Tăng kích thước thân, lá, củ -> tăng số lượng hoa màu.
 +Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt.
4.4. Tổng kết:
Câu 1: BT 1 SGK/ 71?
TL: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
Câu 2: BT 3 SGK/ 71?
TL: Có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây như thân, lá, cành. Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng; tăng kích thước thân, lá, củ đối việc tăng sản lượng rau, cải; đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt ứng dụng trong chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với điều kiện không thuận lợi của môi trường. 
4.5 Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết học này: 
- Học thuộc bài theo câu hỏi sgk. Trả lời câu hỏi vào vở bài tập
*Đối với bài học tiết học tiếp theo: Soạn bài: “Thường biến”.
 + Sưu tầm tranh ảnh về 1 số ĐV, TV khác nhau về kiểu hình ở các môi trường khác nhau. Chuẩn bị mẫu xương rồng mọc nơi có nước và nơi không có nước.
 + Tìm hiểu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
5. Phụ lục:
Tuần: 13-Tiết PPCT: 26
THƯỜNG BIẾN
ND: 17/11
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được khái niệm thường biến. Phân biệt được thường biến với đột biến
-HĐ3: HS biết được mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình qua VD cụ thể. Ảnh hưởng của MT đối với tính trạng số lượng.
-HĐ4: HS hiểu được KN mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
1.2.Kỹ năng: 
- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Nhận biết các kiểu thường biến trong thực tế ở giống cây trồng và vật nuôi
 HS thực hiện thành thạo kỹ năng: So sánh thường biến với đột biến
- HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: QS tranh ảnh, mẫu vật. Tìm kiếm thông tin
- HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Hợp tác, ứng xử giao tiếp trong nhóm
1.3.Thái độ:
-HĐ2: Thói quen: Am hiểu khoa học, chống mê tín dị đoan
-HĐ3: Thói quen: Có ý thức sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ TV tránh gây ô nhiễm môi trường (GDMT)
 Tính cách: Hướng dẫn HS vận dụng mối quan hệ KG, MT và KH vào sản xuất (GDHN)
-HĐ4: Thói quen: bảo vệ sinh vật trong chăn nuôi và trồng trọt.
2.Các nội dung học tập:
- Sự biến đổi của KH do tác động của môi trường. 
- Mối quan hệ giữa KG, môi trường và KH ứng, mối quan hệ giữa KG
- Mức phản ứng
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Cây rau dừa cạn (tranh hoặc mẫu vật)
3.2.HS: Sưu tầm cây rau mác, rau dừa ở 2 môi trường nước và cạn. 
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1 9A2 
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thể đa bội là gì? Cho ví dụ? Thường biến là gì? (10đ)
TL: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n)
Vd: Dưa hấu tam bội 3n
 *Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của MT
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết thể đa bội? Thường biến có di truyền không? (10đ)
TL:-Dấu hiệu để nhận biết: tăng kích thước cơ quan
 - Ứng dụng:
 + Tăng kích thước thân cành -> tăng số lượng gỗ
 + Tăng kích thước thân, lá, củ -> tăng số lượng hoa màu.
 + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt.
 *Thường biến không di truyền
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: (2 phút)Vào bài:
-GV: Ta đã biết KG qui định tính trạng. Trong thực tế người ta gặp hiện tượng 1 KG cho nhiều KH khác nhau khi sống trong điều kiện MT khác, đó gọi là thường biến. Thường biến là gì? Vào bài
*HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu sự biến đổi của kiểu hình do tác dụng của môi trường.
MT: HS biết được KN thường biến, phân biệt được thường biến với đột biến.
Tiến hành:
-GV: Cho HS QS cây xương rồng mọc ở 2 vị trí khác nhau, yêu cầu HS nêu sự khác nhau của 2 cây này:
*HS: Cây xương rồng ở sa mạc lá biến thành gai, còn ở điều kiện đủ nước thì lá không biến thành gai
-GV: Cho HS quan sát H25 + mẫu vật, chú ý kích thước và hình dạng của lá, yêu cầu HS đọc thông tin sgk và TLN trả lời câu hỏi sgk ( 3’).
? KG trong tế bào lá của cây sống trong nước, trên mặt nước, trong không khí có giống nhau không?
*HS: Giống nhau
? Lá cây rau mác trong MT nước có hình gì? 
*HS: Hình dài, mảnh do được nước nâng đỡ và tránh tác động của sóng
? Lá trên mặt nước có phiến lá như thế nào?
*HS: Bề mặt phiến lá rộng giúp cho lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng
? Lá của cây mọc trong không khí có phiến lá hình gì?
*HS: Có hình mũi mác nhưng nhỏ do không được nước nâng đỡ và tránh tác động của gió
? Ba đoạn thân này có cùng KG không? Nguyên nhân nào dẫn đến làm biến dị của 3 đoạn này?
*HS: Có. Do điều kiện MT, chủ yếu là độ ẩm
-GV: Gọi các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét
*HS: Phân tích Vd 2 SGK: Củ ở luống được tưới nước, bón phân và phòng trừ bệnh đúng kỹ thuật to hơn so với luống không làm đúng kỹ thuật, điều này nói lên tính đồng loạt theo 1 hướng ứng với điều kiện MT.
? Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong đó yếu tố nào được xem là không biến đổi? 
*HS: Phụ thuộc vào kiểu gen và yếu tố môi trường. Kiểu gen xem như không biến đổi.
? Thường biến là gì? 
*HS: KL
? Thường biến có di truyền không? Vì sao? 
*HS: Không, vì đây chỉ là biến đổi KH, không làm biến đổi KG
? Thường biến có lợi hay có hại cho cơ thể SV? Vì sao?
*HS: Có lợi, vì giúp SV thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường sống 
-GV: Yêu cầu HS TLN, câu hỏi:
? Phân biệt thường biến và đột biến? (KN, khả năng di truyền, sự biểu hiện trên KH, ý nghĩa)
*HS: TLN, báo cáo kết quả, nhận xét, KL
*HĐ3: (10 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa của kiểu gen môi trường và KH.
MT: HS biết được mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình qua VD cụ thể. Ảnh hưởng của MT đối với tính trạng số lượng.
Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS đọc TT SGK phần II cho biết:
? Sự biểu hiện ra KH của 1 KG phụ thuộc vào yếu tố?
*HS: Do tương tác giữa KG và MT
? Bản chất của mối quan hệ giữa KG môi trường và KH là gì?
*HS: Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn, mà truyền 1 kiểu gen quy định cách phản ứng trước MT. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa KG và MT
? Những tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào KG? Tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường?
*HS: Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG, tính trạng số lượng phụ thuộc vào MT
?Cho vd minh họa? ( sgk )
-GVMR: Trong mối quan hệ giữa KG, KH và MT thì KG quy định khả năng biểu hiện KH trước điều kiện khác nhau của môi trường. KH là kết quả tương tác giữa KG và MT. MT là điều kiện để KG biểu hiện KH
*GDHN: ? Người ta vận dụng mối quan hệ KG, MT,KH trong sản xuất như thế nào?
*HS: KG được hiểu là giống vật nuôi và cây trồng. MT là điều kiện chăm sóc, các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt, KH là năng suất thu được. Nếu có giống tốt mà biện pháp kỹ thuật không phù hợp thì không tận dụng năng suất của giống. Nếu biện pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao...-> Trong trồng trọt để thu được năng suất cao phải biết kết hợp giữa giống tốt với ứng dụng biện pháp kỹ thuật hợp lí nhất.
*GDMT: Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần bón phân hợp lí cho cây, chú ý tránh làm ô nhiễm môi trường.
*HĐ4: (13 phút) Tìm hiểu về mức phản ứng.
MT: HS hiểu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt.
Tiến hành:
-GV: Cùng 1 KG quy định tính trạng số lượng, nhưng có thể phản ứng thành nhiều dạng khác nhau tùy vào điều kiện MT. Tuy nhiên khả năng phản ứng khác nhau, có giới hạn do KG qui định
-GV: Hướng dẫn HS đọc TT phần III, trả lời 2 câu hỏi
? Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do nguyên nhân nào? 
*HS: Điều kiện môi trườn

File đính kèm:

  • docgiao an.doc