Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn Sinh học

Câu 1 (2 điểm):

a) Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử, người ta dùng những phương pháp nào? Nêu cách làm .

b) Ở lúa, cây thân cao (A) là trội hoàn toàn so với cây thân thấp (a) ; chín sớm (B) là trội hoàn toàn so với chín muộn (b). Cho giống lúa thân cao, chín sớm dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Biết rằng các gen đều liên kết hoàn toàn trên một nhiễm sắc thể (NST) thường.

Câu 2 (2 điểm)

 a) Đột biến số lượng NST là gì? Nêu tên và số lượng của các kiểu bộ NST bị đột biến.

 b) Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Câu 3 (1,5 điểm)

 Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ có dấu ở (1), (2), (3), (4), (5), (6) để hoàn chỉnh các câu sau :

 Gen là một đoạn mạch của (1) có chức năng di truyền xác định, được cấu tạo từ (2) nucleotit, mỗi loại nucleotit gồm (3) , trong đó thành phần cơ bản là (4)

 Trên mạch đơn, các nucleotit được liên kết với nhau bằng các liên kết (5) ; trên mạch kép, các cặp nucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết (6) theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X ).

Câu 4 (2,5 điểm)

 Ở cải bắp có bộ NST 2n = 18. Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cả NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 144. Hãy xác định:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
 Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2009
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC 
 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm):
a) Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử, người ta dùng những phương pháp nào? Nêu cách làm .
b) Ở lúa, cây thân cao (A) là trội hoàn toàn so với cây thân thấp (a) ; chín sớm (B) là trội hoàn toàn so với chín muộn (b). Cho giống lúa thân cao, chín sớm dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Biết rằng các gen đều liên kết hoàn toàn trên một nhiễm sắc thể (NST) thường.
Câu 2 (2 điểm)
	a) Đột biến số lượng NST là gì? Nêu tên và số lượng của các kiểu bộ NST bị đột biến.
	b) Trình bày sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Câu 3 (1,5 điểm) 
	Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ có dấu ở (1), (2), (3), (4), (5), (6) để hoàn chỉnh các câu sau :
	Gen là một đoạn mạch của (1) có chức năng di truyền xác định, được cấu tạo từ (2) nucleotit, mỗi loại nucleotit gồm (3), trong đó thành phần cơ bản là (4)
	Trên mạch đơn, các nucleotit được liên kết với nhau bằng các liên kết (5) ; trên mạch kép, các cặp nucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết (6) theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X ).
Câu 4 (2,5 điểm)
 	Ở cải bắp có bộ NST 2n = 18. Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cả NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 144. Hãy xác định:
	a) Các tế bào đang nguyên phân ở kỳ nào?
	b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu?
	c) Nếu nhóm tế bào trên đều có nguồn gốc từ 1 tế bào khởi đầu thì chúng đã trải qua mấy đợt phân bào?	 
Câu 5 (2 điểm)
 	Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Tại sao cần phải ban hành Luật bảo vệ môi trường?
Câu 6 (2 điểm)
	a) Thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?
	b) Việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7 (2 điểm)
	Trong phòng ấp trứng, người ta giữ nhiệt độ phòng ở 250C và cho thay đổi của độ ẩm không khí. Theo dõi kết quả tỉ lệ nở của trứng tằm tương ứng với độ ẩm thay đổi theo bảng sau :
Độ ẩm
74%
76%
78%
80%
82%
84%
86%
88%
90%
92%
94%
96%
Tỉ lệ nở
0
5
20
40
50
70
80
90
70
40
5
0
a) Vẽ sơ đồ tác động của độ ẩm lên sự phát triển của trứng tằm.
b) Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và điểm cực thuận.
Câu 8 (3 điểm)
 Một phân tử mARN dài 4080A0 có mA – mG = 100 ribonucleotit và mU – mX = 140 ribonucleotit. Hãy tính :
a) Số nucleotit mỗi loại của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
	b) Số nucleotit mỗi loại trên mỗi mạch của gen, biết mạch 2 mang mã gốc có T2 – A2 = 80.
	c) Số ribonucleotit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp nếu gen trên sao mã 3 lần.
Câu 9 (3 điểm)
	Ở người, gen chi phối nhóm máu có 3 alen : IA, IB trội hoàn toàn so với IO ; từ đó tạo nên 4 nhóm máu như sau:
	- Kiểu gen IAIA và IAIO cho nhóm máu A.
	- Kiểu gen IBIB và IBIO cho nhóm máu B.
	- Kiểu gen IAIB cho nhóm máu AB.
	- Kiểu gen IOIO cho nhóm máu O.
Giả sử có 3 cặp vợ chồng và 3 cháu bé. Trong đó:
	- Cặp 1: Chồng có nhóm máu B, vợ có nhóm máu A.
	- Cặp 2: Chồng có nhóm máu AB, vợ có nhóm máu B.
- Cặp 3: Chồng có nhóm máu AB, vợ có nhóm máu O.
- Cháu X có nhóm máu B.
- Cháu Y có nhóm máu O.
- Cháu Z có nhóm máu AB.
Vận dụng kiến thức di truyền, em hãy tìm cặp bố mẹ của 3 cháu bé trên.
-HẾT- 
____________________________________________________
HOÏ VAØ TEÂN THÍ SINH :Số báo danh:.
Chữ ký giám thị 1:.Chữ ký giám thị 2:..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
. Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2009
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn : SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
a) - Phương pháp lai phân tích: ( Cách làm – viết sơ đồ lai)
 - Phương pháp tự thụ phấn ( Cách làm – viết sơ đồ lai)
b) TH1: x => Tỉ lệ về KG: 1 : 2: 1 
 => Tỉ lệ về KH: 3 Thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn
 TH2: x => Tỉ lệ về KG: 1 : 2: 1 
 => Tỉ lệ về KH: 1thân cao, chín muộn : 2 thân cao, chín sớm : 1 thân thấp, chín sớm.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
(2đ)
a) - Là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
 - Thể dị bội : 2n +1, 2n – 1, 2n – 2 ( thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm, thể 0 nhiễm)
 - Thể đa bội : 3n, 4n, 
b) 
Thường biến
Đột biến
-Những biến đổi ở kiểu hình
-Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
-Không di truyền
-Đồng loạt, có hướng xác định
-Thích nghi với điều kiện môi trường
-Những biến đổi trong vật chất di truyền
-Do tác nhân vật lí, hóa học, rối loạn trao đổi chất 
-Di truyền
-Riêng lẻ, không định hướng
-Có hại, có lợi hoặc trung tính
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Mỗi cặp ý tương ứng đúng được 0,25đ
3
(1,5đ)
: phân tử ADN
: 4 loại
: 3 thành phần
: các bazơ nitơ
: hóa trị
: hiđrô
Mỗi
ý đúng được 0,25đ
4
(2,5đ)
a) Căn cứ vào dấu hiệu của NST:
- NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → các TB đang ở kỳ giữa
- NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào → các TB đang ở kỳ sau
b) Gọi x là số NST kép, y là số NST đơn (x, y phải nguyên,dương)
Theo bài ra: x + y = 720	x = 432
 x – y = 144	y = 288
=> Số tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân là : 432 : 18 = 24 tế bào
=> Số tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là : 288 : (18 x 2) = 8 tế bào
c) Tổng số tế bào của cả nhóm là: 24 + 8 = 32 tế bào
 Gọi k là số đợt phân bào => 2k = 32 => k = 5
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
(2đ)
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác
- Nêu đúng 5 tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường :
+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt (nguồn gốc, tác hại)
+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học (nguồn gốc, tác hại)
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ (nguồn gốc, tác hại)
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn (nguồn gốc, tác hại)
+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh (nguồn gốc, tác hại)
- Sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ môi trường:
+ Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
+ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. 
0,25đ
1,25đ
(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
0,25đ
0,25đ
6
(2đ)
a) Tháp dân số trẻ và tháp dân số già:
- Một nước có dạng tháp dân số trẻ là nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm nhiều, tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao, tuổi thọ trung bình thấp.
- Một nước có dạng tháp dân số già là nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hàng năm ít, tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi thấp, tuổi thọ trung bình cao.
b) Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí:
- Điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, môi trường của đất nước.
- Không để dân số tăng quá nhanh, vì thế sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nơi ở, thiếu nguồn thức ăn nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các nguồn tài nguyên khác.
- Để đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt. 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
7
(2đ)
a) Vẽ sơ đồ đúng, chính xác theo số liệu trong bảng
 Tỉ lệ nở
 90
 80
 70
 60
	50
	40
	30
	20
	10 Điểm gây hại thấp (74%) Điểm cực thuận(88%) Điểm gây hại cao (96%)
 0	 Độ ẩm (%)
 70 80 90 100
 Sơ đồ sự phát triển của trứng tằm theo độ ẩm
b) Điểm gây hại thấp : 74%, điểm gây hại cao : 96%, điểm cực thuận : 88%
(Trả lời đúng mỗi ý được 0,25đ)
1,25đ
(sai tỉ lệ và không có tên sơ đồ trừ 0,75đ)
0,75đ
8
(3đ)
a) Ngen = = 2400 nucleotit
- Theo bài ra: 
 mA – mG = 100
 mU – mX = 140 (mA + mU) – (mG + mX) = 240 Agen – Ggen = 240 (1)
- Theo NTBS: Agen + Ggen = = = 1200 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt: Agen – Ggen = 240 (1) Agen = Tgen = 720
 Agen + Ggen = 1200 (2) Ggen = Xgen = 480
b) 
- Xét mạch 2 ta có : T2 – A2 = 80 	 A2 = 320
 T2 + A2 = Agen = Tgen = 720 T2 = 400
 + Theo nguyên tắc sao mã: A2 = mU = 320 , T2 = mA = 400
 + Theo bài ra: mA – mG = 100 mà mA = 400 => mG = 300 = X2 
 mU – mX = 140 mà mU = 320 => mX = 180 = G2
Vậy: A1 = T2 = 400
 T1 = A2 = 320
 G1 = X2 = 300
 X1 = G2 = 180
c) Khi gen sao mã 3 đợt thì :
 mA = 400 x 3 = 1200 
 mU = 320 x 3 = 960 
 mG = 300 x 3 = 900 
 mX = 180 x 3 = 540
( Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )
0,25đ 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
9
(3đ)
 Vì bài ra không cho biết KG trong nhóm máu của mỗi người (đồng hợp tử hay dị hợp tử) nên phải xét ở trạng thái tối đa (dị hợp).
- Xét cặp vợ chồng thứ 3: P : IAIB x IOIO
 GtP : IA , IB IO
 F : IAIO IBIO
 Nhóm máu A Nhóm máu B
=> Con của cặp vợ chồng này phải thuộc nhóm máu A hoặc nhóm máu B, do đó bé Y và bé Z không phải là con của họ.Vậy bé X là con của họ
- Xét cặp vợ chồng thứ 2: P : IAIB x IBIO
 GtP : IA , IB IB , IO
 F : IAIB IAIO IBIB IBIO
 Nhóm máu AB Nhóm máu A Nhóm máu B
=> Con của cặp vợ chồng này phải thuộc nhóm máu AB, nhóm máu A hoặc nhóm máu B, do đó bé Y không phải là con của họ.Vậy bé Z là con của họ
 Đến đây có thể kết luận : 
 + Bé Y là con của cặp vợ chồng thứ 1
 + Bé Z là con của cặp vợ chồng thứ 2
 + Bé X là con của cặp vợ chồng thứ 3
( Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa )
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docDedap an tuyen sinh 10 chuyen Sinh Lam dong.doc