Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2004-2005 môn: hóa học
Câu I (4đ): 1/ Viết phương trình phản ứng của các chất sau đây với dung dịch axit clohydric: KMnO4, Fe2O3, RxOy.
2/ Nêu phương pháp hóa học để tách riêng các khí trong hỗn hợp gồm O2, HCl và CO2.
3/ Chỉ dùng bột sắt để làm thuốc thử, hãy phân biệt 5 dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4, BaCl2.
Câu II (4đ):
1/ Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình phản ứng để điều chế: etyl axetat, poli etilen (PE).
2/ Cho 10,1 (g) dung dịch rượu etylic trong nước tác dụng với natri dư thu được 2,8 lít khí (đktc). Xác định độ rượu, biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
3/ Hỗn hợp khí X gồm anken A, C2H2 và H2. Đun nóng 1,3 lít hỗn hợp X với niken xúc tác thu được sản phẩm là một hydrocarbon no duy nhất có thể tích là 0,5 lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của A và thể tích các chất trong hỗn hợp X.
Câu III (6đ):
1/ Cho 44,8 lít khí HCl (đktc) hòa tan hoàn toàn vào 327 gam nước được dung dịch A.
a/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
b/ Cho 50 gam CaCO3 vào 250 gam dung dịch A, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B.
2/ Hòa tan hoàn toàn a gam CuO vào 420 gam dung dịch H2SO4 40% ta được dung dịch X chứa H2SO4 dư có nồng độ 14% và CuSO4 có nồng độ C%. Tính a và C.
3/ Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại hóa trị II vào một lượng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ) ta được dung dịch muối Y có nồng độ 22,64%. Xác định nguyên tử lượng của M.
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b . Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2 . Cho hỗn hợp kim loại Mg, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp muối Cu(NO3)2, AgNO3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Trình bày phương pháp tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp A. Viết phương trình hóa học. Câu 2 (2 đ): Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y (chứa C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức đã học và có khối lượng mol phân tử đều bằng 46 gam. 1 . Xác định công thức cấu tạo của X, Y. Biết X,Y đều phản ứng với Na, dung dịch của Y làm quỳ tím hóa đỏ. 2 . Từ X viết các phương trình hóa học điều chế poli(vinyl clorua), polietilen. Câu 3 (2 đ): 1 . Hãy chọn các chất thích hợp và viết các phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: + (X) + (X) + .... Cho biết: (B) (D) (P) Các chất A, B, D là hợp chất của Na; + (Y) Các chất M và N là hợp chất của Al; +(X) +... + (Y) Các chất P, Q, R là hợp chất của Ba; (M) (N) (Q) (R) Các chất N, Q, R không tan trong nước. -X là chất khí không mùi, làm đục dung dịch nước vôi trong; -Y là muối Na, dung dịch Y làm đỏ quỳ tím. 2 . Từ 9 kg tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu (ancol) etylic 460. Biết hiệu suất của cả quá trình điều chế là 72%, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Câu 4 (2 đ): Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam một oxit sắt duy nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. 1 . Tìm công thức hóa học của oxit sắt. 2 . Cho 9,28 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Dẫn 448 ml khí Cl2 (đktc) vào B thu được dung dịch D. Hỏi D hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu ? Câu 5 (2 đ): Thủy phân hoàn toàn 19 gam hợp chất hữu cơ A (mạch hở, phản ứng được với Na) thu được m1 gam chất B và m2 gam chất D chứa hai loại nhóm chức. -Đốt cháy m1 gam chất B cần 9,6 gam oxi thu được 4,48 lít CO2 và 5,4 gam nước. -Đốt cháy m2 gam chất D cần 19,2 gam oxi thu được 13,44 lít CO2 và 10,8 gam nước. 1 . Tìm công thức phân tử của A, B, D. 2 . Xác định công thức cấu tạo của A, B, D. Biết thể tích các khí được đo ở đktc. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: HÓA HỌC (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07 / 07 / 2012 Đề thi này có 2 trang Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ Câu I ( 3 đ): 1 . Không cần lập luận, hãy xác định các chất A, B, C, D rồi hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau: a . FeS2 + O2 ® (A) + ... b . (A) + O2 ® (B) c . (B) + ... ® (C) ¯ + HCl d . Cu + ... ® (A) + ... e . CuSO4 + ... ® (D) + ... g . (D) + BaCl2 ® (C) ¯ + ... 2 . Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ, benzene, glucozơ. Chất nào phản ứng với: nước, Ag2O trong NH3, axit axetic, CaCO3, Cl2 (khi có ánh sáng tạo thành một sản phẩm duy nhất). Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (điều kiện phản ứng, chất xúc tác có đủ). Câu II (2 đ): 1 . Chỉ được dùng thêm nước làm thuốc thử, hãy nhận biết các chất rắn khan màu trắng được chứa trong các bình riêng biệt mất nhãn sau: NaOH, CuSO4, Ba, Ag, Mg(NO3)2. 2 . Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: Fe(OH)2, K2SO4, SiO2. Câu III (2 đ): 1 . Hỗn hợp A gồm rượu etylic, axit axetic và etyl axetat. Chia 7,84 gam A thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,672 lít khí (đktc). - Phần 2: tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính khối lượng và % khối lượng từng chất trong A. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 2 . Hỗn hợp X gồm 2 ancol có dạng ROH và R’OH (tỉ lệ mol 3 : 5). Hỗn hợp Y gồm 2 axit CH3COOH và C2H5COOH (tỉ lệ mol 2 : 3). -Cho 43,8 gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na, thu được 8,96 lít H2 (đktc). -Cho hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với NaHCO3, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Đun nóng 43,8 gam hỗn hợp X với lượng hỗn hợp Y như trên, có H2SO4 làm xúc tác. Giả sử các chất phản ứng với tốc độ như nhau, các phản ứng xảy ra với hiệu suất bằng nhau và đều bằng 80%. Tính tổng khối lượng este thu được. Câu IV (2 đ): 1 . Dẫn khí CO đến dư đi qua 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO và CuO nung nóng, thu được 10,4 gam chất rắn. Mặt khác, để hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X thì cần 450 ml dung dịch HCl 2M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính số mol của mỗi chất trong 12,8 gam hỗn hợp X. 2 . Cho hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch chứa 2 muối CuSO4 và FeSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trường hợp 1: sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa một muối và chất rắn B. Trường hợp 2: sau phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại. Xác định thành phần từng chất trong A, B, X, Y và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu V (1 đ): Khi nung quặng đolomit CaCO3 . MgCO3 (có lẫn 8% tạp chất trơ) ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp rắn có khối lượng bằng 67% khối lượng quặng trước khi nung. 1 . Tính hiệu suất phân hủy quặng. 2 . Tính % khối lượng từng chất có trong hỗn hợp rắn sau khi nung. TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AMSTERDAM Năm học : 2012 - 2013 Môn thi: HÓA HỌC (Dành cho thí sinh vào lớp chuyên Hóa học) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu I : 1 . Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hidro có làm được như thế không? Vì sao? 2 . Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: a/ Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. b/ Thêm H2SO4 đặc vào cốc đựng đường kính trắng. 3 . Đốt kim loại R trong khí oxi dư thu được chất rắn X1, trong phân tử X1 nguyên tố oxi chiếm 20% về khối lượng. Từ R hoặc X1 có thể điều chế trực tiếp các muối X2, X3. Từ X1 không thể điều chế trực tiếp được X4. Biết phân tử khối M của các chất thỏa mãn M X1 < M X4 < M X2 < M X3. Xác định R, chọn các chất X1, X2, X3, X4 phù hợp và viết các phương trình hóa học. Câu II : 1 . Khi hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol CO2 hoặc 0,35 mol CO2 vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l đều thu được m gam chất kết tủa. Tìm giá trị của m và a. 2 . Trộn V (l) dung dịch Pb(NO3)2 0,5M với V (l) dung dịch AgNO3 0,6M thu được dung dịch X. Đem 1,2 g bột Al tác dụng với 100 ml dung dịch X. Sau phản ứng lọc, làm khô tách được t gam chất rắn và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch Z chứa 0,2M NaOH và b mol/l Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì dùng hết 50 ml dung dịch Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm giá trị của t, b. Câu III : 1 . Chia 49,7 g một hỗn hợp A gồm bột MgO và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l đun nóng và khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp sau phản ứng, thu được 59,225 g muối khan. Phần 2 cho vào 750 ml dung dịch HCl x mol/l rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thu được 63,35 g muối khan. Tìm x và khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A. 2 . Hòa tan 6,94 g hỗn hợp X gồm bột Al và một oxit sắt trong 180 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Lượng axit lấy dư 20% so với phản ứng. Tìm công thức hóa học của oxit và khối lượng mỗi muối trong dung dịch Y. Câu IV : 1 . Các hợp chất X, Y, Z, T đều chứa C, H, O thỏa mãn: X + 6O2 t0 6CO2 + 6H2O X ? 2Y + 2CO2 Y + Z T + H2O T + 5O2 t0 4CO2 + 4H2O Xác định X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng. 2 . Hỗn hợp khí X gồm axetilen và hidro có tỉ lệ mol là 1 : 2. Cho V (l) (đktc) hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm 4 chất. Dẫn hỗn hợp Y từ từ qua dung dịch Br2 dư, sau phản ứng thấy tăng 5,4 g. Đốt cháy phần khí thoát ra thì thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 10,8 g H2O. Tìm V. 3 . Axit no đơn chức X tiến hành phản ứng este hóa với rượu etylic thu được este Z. Sau phản ứng tách hỗn hợp Y gồm este, axit, ancol. Chia 29,6 g Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng với 125 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m g muối và 6,9 g rượu. Đốt cháy phần 2 bằng khí oxi dư thu được 29,7 g CO2 và 13,5 g H2O. a/ Viết công thức cấu tạo của X, Z. b/ Tìm m và tính hiệu suất phản ứng este hóa. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 Năm học 2013-2014 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (1,5 đ) Chỉ dùng nước, một dung dịch axit và một dung dịch bazơ , hãy hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết 5 chất bột mất nhãn sau: Mg, MgCO3, MgSO4, Mg(NO3)2 và MgO.Viết các phương trình hóa học. Câu 2 (1,5 đ) Quặng Trona có công thức là xNa2CO3.yNaHCO3.zH2O (x,y,z là các số nguyên). Lấy hai mẫu quặng Trona có khối lượng bằng nhau, hòa tan mẫu 1 trong nước và cho phản ứng với HCl dư thu được V khí (đktc). Đem mẫu 2 nung tới khối lượng không đổi,thấy chỉ còn 70,35% khối lương bạn đầu,hòa tan vào nước và thêm HCl dư vào thu được 0,75V lít khí (đktc) (a) Viết các phương trình phản ứng. (b) Xác định x,y,z và viết công thức hóa học đúng của Trona. Câu 3 (1,0 đ): Kim loại đồng phản ứng với dung dịch HNO3 tạo thành dung dịch đồng nitrat và hỗn hợp khí nitơ oxit và nitơ đioxit có tỷ lệ thể tích là 2:3. (a). Viết phương trình hóa học. (b) Nếu sử dụng 10,0 gam đồng cho phản ứng này, tính thể tích hỗn hợp khí tạo thành ( đktc). Câu 4 (2,0 đ): Có bốn dung dịch khác nhau AgNO3,CuSO4,ZnSO4 và FeSO4 có nồng độ mol bằng nhau. Cho bốn mẫu kim loại X có khối lượng như nhau vào 4 dung dịch trên, mỗi dung dịch thể tích 200ml, sau một thời gian phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc phần chất rắn cân lại, thấy chỉ có một mẫu kim loại có khối lượng tăng thêm 3,04gam so với khối lượng ban đầu, còn ba mẫu kim loại còn lại có khối lượng không đổi. (a) Xác định kim loại X, cho biết X chỉ có thể là một trong các kim
File đính kèm:
- Tuyen tap de thi vao 10 chuyen hoa cac tinh.docx