Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012 môn: hóa học; khối a

Câu 1: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng

ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết

lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là:

A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH.

C. KNO3 và Cu(NO

3)2. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2

pdf6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2012 môn: hóa học; khối a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân cấu tạo 
thỏa mãn tính chất trên? 
 A. 5. B. 4. C. 6. D. 2. 
Câu 14: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? 
 A. Trùng hợp vinyl xianua. 
 B. Trùng ngưng axit -aminocaproic. 
 C. Trùng hợp metyl metacrylat. 
 D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. 
Câu 15: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg
2+
, Na
+
, Fe
2+
, Fe
3+. Số chất và 
ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: 
 A. 4 B. 5 C. 6 D. 8 
Câu 16: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện 
cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy 
nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol 
khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là 
 A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788. 
Câu 17: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? 
 A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). 
 C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). 
Câu 18: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên 
kết peptit. 
 B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
 C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
 D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit 
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với 
z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là 
 A. axit acrylic. B. axit oxalic. C. axit ađipic. D. axit fomic. 
Trang 2/6 – Mã đề thi 2012A 
Câu 20: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 
28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là 
 A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44. 
Câu 21: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. 
 - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). 
 - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn 
hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). 
 Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: 
 A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 0,54; 1,12. 
 C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 1,08; 0,56. 
Câu 22: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy 
có tính chất lưỡng tính là 
 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng 
nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một 
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công 
thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là: 
 A. CH C-CH3, CH2=CH-C CH. B. CH C-CH3, CH2=C=C=CH2. 
 C. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2. D. CH2=C=CH2, CH2=CH-C CH. 
Câu 24: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là 
 A. FeS2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeCO3. 
Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 (1) Đốt dây sắt trong khí clo. 
 (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). 
 (3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). 
 (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
 (5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). 
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ? 
 A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 
Câu 26: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ; H > 0. 
Cân bằng không bị chuyển dịch khi: 
 A. giảm áp suất chung của hệ. B. giảm nồng độ HI. 
 C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H2. 
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước 
(trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là 
 A. anđehit fomic. 
B. anđehit no, mạch hở, hai chức. 
 C. anđehit axetic. 
D. anđehit không no, mạch hở, hai chức. 
Câu 28: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu 
suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ 
trinitrat điều chế được là 
 A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn. D. 1,10 tấn. 
Câu 29: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng 
phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 30: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 
20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một 
chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. 
Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là 
 A. 42,31%. B. 59,46%. C. 19,64%. D. 26,83%. 
Trang 3/6 – Mã đề thi 2012A 
Câu 31: Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng 
dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu 
đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là 
 A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít. 
Câu 32: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung 
dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là 
 A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. 
Câu 33: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, 
ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch 
NaOH loãng, đun nóng là 
 A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. 
Câu 34: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với 
NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X 
cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là 
 A. 0,3. B. 0,8. C. 0,2. D. 0,6. 
Câu 35: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300ml dung dịch H2SO4 
0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448ml khí 
(điều kiện tiêu chuẩn) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết 
thúc thì thể tích khí NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối 
lượng trong dung dịch là: 
A. 0,224 lít và 3,750 gam B. 0,112 lít và 3,750 gam 
C. 0,122 lít và 3,865 gam D. 0,224 lít và 3,865 gam 
Câu 36: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể 
canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. 
Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là 
 A. 0,155nm. B. 0,185 nm. C. 0,196 nm. D. 0,168 nm. 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat 
và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng 
thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 
ban đầu đã thay đổi như thế nào? 
A. Tăng 2,70 gam. B. Giảm 7,74 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,38 gam. 
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
 (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. 
 (2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). 
 (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. 
 (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. 
 (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). 
 (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. 
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? 
 A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. 
Câu 39: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân 
tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với 
dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là 
 A. 14,5. B. 17,5. C. 15,5. D. 16,5. 
Câu 40: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit 
axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn 
toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là 
 A. 0,72. B. 0,48. C. 0,96. D. 0,24. 
II. PHẦN RIÊNG (10 câu) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
Trang 4/6 – Mã đề thi 2012A 
A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến 50) 
Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 
dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được 
kết tủa: 
 A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2 B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2 
 C. Fe(OH)3 D. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 
Câu 42: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là : 
 A. [Ar]3d
9
 và [Ar]3d
3
 . B. [Ar]3d
7
4s
2
 và [Ar]3d
1
4s
2
. 
 C. [Ar]3d
9
 và [Ar]3d
1
4s
2
. D. [Ar]3d
7
4s
2
 và [Ar]3d
3
. 
Câu 43: Cho buta-1,3 - đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom 
(đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là: 
 A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 
Câu 44: Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y 
(số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo 
cùng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu 
được 10,752 lít CO2 (đktc) . Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: 
A. CH3-COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH 
 C. H-COOH và HOOC-COOH D. CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH 
Câu 45: X, Y ,Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O . X tác dụng 
được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng với Na nhưng có phản ứng 
tráng bạc, Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z 
lần lượt là: 
 A. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3. 
 B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO. 
 C. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH. 
 D. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH. 
Câu 46: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành mà

File đính kèm:

  • pdfde thi dai hoc on tap.pdf