Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2014 môn: Sinh học; khối B - Mã đề thi 538
Câu 1:Một tếbào sinh tinh có kiểu gen AaX
B
X
b
giảm phân bình thường sẽtạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 2:Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệtếbào và ứng dụng chủyếu của mỗi
phương pháp:
Phương pháp Ứng dụng
g không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên? A. 36. B. 21. C. 18. D. 42. Câu 16: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%? (1) AaBb × Aabb. (2) AaBB × aaBb. (3) Aabb × aaBb. (4) aaBb × aaBb. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 17: Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nước trên Trái Đất luân chuyển theo vòng tuần hoàn. B. Nguồn nước sạch không phải là vô tận mà đang bị suy giảm nghiêm trọng. C. Nước là nguồn tài nguyên không tái sinh. D. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật. Câu 18: Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (3) và (4). Câu 19: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. Cho biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên? A. AB ab × Ab ab . B. Ab aB × Ab aB . C. AB ab × Ab aB . D. Ab ab × aB ab . Trang 2/6 – Mã đề 538 Câu 20: Trong quá trình dịch mã, A. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN. B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN. C. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’. D. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm. Câu 21: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình tự đúng là A. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới. B. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. C. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới. Câu 22: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do A. trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép. B. trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng. C. trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng. D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 23: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là A. AaBb × aabb. B. AABb × aaBb. C. AaBB × Aabb. D. Aabb × aaBb. Câu 24: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước: (1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp. (2) Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp. (3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt. (4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. (5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Thứ tự đúng của các bước trên là: A. (1) → (4) → (3) → (5) → (2). B. (3) → (2) → (4) → (1) → (5). C. (4) → (3) → (2) → (5) → (1). D. (3) → (2) → (4) → (5) → (1). Câu 25: Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò: A. Quy định chiều hướng tiến hoá. B. Làm cho một gen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. C. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Có thể làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 26: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là A. 64. B. 32. C. 8. D. 16. Câu 27: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con, số cây dị hợp tử về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 10%. C. 5%. D. 50%. Câu 28: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên. B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống. C. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội. D. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau. Trang 3/6 – Mã đề 538 Trang 4/6 – Mã đề 538 Câu 29: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí. B. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật. C. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên. D. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. Câu 30: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ A. 42%. B. 49%. C. 21%. D. 61%. Câu 31: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho ruồi thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài (P), thu được F1 gồm 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là A. 1 con thân xám, cánh dài : 1 con thân đen, cánh cụt. B. 1 con thân xám, cánh dài : 2 con thân xám, cánh cụt : 1 con thân đen, cánh dài. C. 2 con thân xám, cánh dài : 1 con thân xám, cánh cụt : 1 con thân đen, cánh dài. D. 3 con thân xám, cánh dài : 1 con thân đen, cánh cụt. Câu 32: Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau: Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng? A. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. B. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi. C. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao. D. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cạnh tranh. Câu 33: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Di - nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể. B. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể. D. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Câu 34: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin. B. Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin. C. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. D. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin. Câu 35: Bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào? A. Hội chứng Đao. B. Bệnh hồng cầu hình liềm. C. Hội chứng Tớcnơ. D. Bệnh ung thư. Câu 36: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này A. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con. B. không thể sinh sản hữu tính. C. có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau. D. có kiểu gen giống nhau. Thực vật nổi Động vật nổi Cá mè hoa Cá mương Cá măng Câu 37: Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp tử gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là A. 96% cây thân cao : 4% cây thân thấp. B. 84% cây thân cao : 16% cây thân thấp. C. 36% cây thân cao : 64% cây thân thấp. D. 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. Câu 38: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY? A. Gà, chim bồ câu, bướm. B. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Trâu, bò, hươu. Câu 39: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu v
File đính kèm:
- SINH_CD_B_CT_14_538.pdf