Đề thi tự luyện môn: Sinh học 6

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Có phải tất cả các loại rễ cây đều có miền hút? Tại sao?

2. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?

Câu 2: (2,0 điểm)

1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?

2. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?

Câu 3: (1,5 điểm)

Muốn củ khoai lang không mọc mầm ta phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?

Câu 4: ( 1,0 điểm)

Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác động gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?.

Câu 5: (1,5 điểm)

Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?

Câu 6: (2,0 điểm)

 

docx3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tự luyện môn: Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TỰ LUYỆN
MÔN: SINH HỌC 6
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Có phải tất cả các loại rễ cây đều có miền hút? Tại sao?
2. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
2. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
Câu 3: (1,5 điểm)
Muốn củ khoai lang không mọc mầm ta phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?
Câu 4: ( 1,0 điểm)
Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác động gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?.
Câu 5: (1,5 điểm)
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Câu 6: (2,0 điểm)
1. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
2. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ nguồn nước, hạn chế ngập lụt, hạn hán?
ĐỀ THI TỰ LUYỆN
MÔN: SINH HỌC 6
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Có phải tất cả các loại rễ cây đều có miền hút? Tại sao?
2. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
2. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
Câu 3: (1,5 điểm)
Muốn củ khoai lang không mọc mầm ta phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?
Câu 4: ( 1,0 điểm)
Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác động gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?.
Câu 5: (1,5 điểm)
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Câu 6: (2,0 điểm)
1. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
2. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ nguồn nước, hạn chế ngập lụt, hạn hán?
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
1. Không phải tất cả các cây đều có lông hút. Vì những cây rễ ngập trong nước thì nước và muối khoáng hòa tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ không cần lông hút.
2. – Nước: rất cần cho các hoạt động sống của cây, cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngưng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kỳ phát triển của cây và điều kiện sống.
- Muối khoáng: rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (Đạm, lân, kali) nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và thời kỳ phát triển của cây.
Ví dụ: Cây lấy quả, hạt cần nhiều kali, đạm
Cây lấy thân lá cần nhiều đạm.
Cây lấy củ cần nhiều lân.
2
1. Ta tiến hành thí nghiệm:
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối khoảng 2 – 3 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đặt chậu cây đó ra ngoài sáng( có nắng gắt) sau một thời gian ngắt chiếc là, bỏ băng giấy đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy, dể tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, rồi bỏ lá vào dung dịch thuốc thử tinh bột (dd iot loãng) ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen ( không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2. Ta phải trông cây nơi có đủ ánh áng vì:
- Lá mới chế tạo được chất diệp lục
- Lá mới có đủ ánh sáng chế tạo chất hữu cơ cho cây.
3
- Muốn củ khoai lang không mọc mầm ta phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Người ta trồng khoai lang bằng dây: Sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ, cắt thành từng đoạn ngắn có ngọn hoặc chồi mầm rồi giâm các đoạn đó xuống đất đã được chuẩn bị trước.
- Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm, và thời gian thu hoạch ngắn.
4
Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ có thể phát hiện ra hoa từ sa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho hoa được thụ phấn. Quả sẽ đậu được nhiều hơn.
5
- Do sự biến đổi về điều kiện tự nhiên, khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục, các cây hạt trần nguyên thủy dần dần bị chết thay vào đó là sự xuất hiện của thực vật hạt kín.
- Đặc điểm để thực vật hạt kín thích nghi với điều kiện sống
Ngành thực vật hạt kín đã có cơ thể tiến hóa hơn hẳn so với các ngành thực vật trước đó, đã tạo diều kiện cho thực vật hạt kín chiếm ưu thế trong giới thực vật vể cả số lượng, hình thái cơ thể…, phân bố khắp nơi trên trái đất, thích nghi với mọi điều kiện sống.
6
1. Chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng, vì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Cây xanh điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí góp phần điều hòa khí hậu. Mạt khác cây xanh quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống toàn bộ giới sinh vật. Vì thế mội chúng ta cần tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh “lá phổi xanh của trái đất”
2. Vai trò của thực vật trong việc giữ nguồn nước, hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- Bộ rễ của cây hấp thụ nước và giữ nước duy trì lượng nước ngầm trong đất, lượng nước này sau đó sẽ chảy vào chỗ trũng, tạo thành suối, sông… góp phần tránh được hạn hán.
- Mặt khác, nhờ tác dụng giữ nước của rễ cây, che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra, làm cho lượng nước đổ về các con suối từ từ tạo điều kiện cho nước thoát dễ dàng hơn hạn chế ngập lụt

File đính kèm:

  • docxDE THI HSNK SH 6.docx