Đề thi trắc nghiệm môn hóa 12 chương 1

Câu 1: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A. Dung dịch CuCl2. B. Dung dịch FeCl2. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch FeCl3.

Câu 2: Đốt nhôm trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

A. 0,86 gam B. 1,62 gam C. 3,24 gam D. 1,08 gam

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn hóa 12 chương 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nguyên tố:
A. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm III	B. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm I
C. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm III	D. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.
Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp Mg, Cu trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Thành phần % kim loại Cu trong hỗn hợp đầu là:
A. 19,6%.	B. 80,4%.	C. 80,9%.	D. Kết quả khác.
Câu 39: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch CuSO4, AgNO3, CuCl2 và FeSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối?
A. Cu	B. Fe	C. Tất cả đều sai.	D. Al.
Câu 40: Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Tất cả đều đúng.
B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng hoá học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.
D. An mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.
Câu 41: Hợp kim là:
A. Tất cả đều sai.
B. Là chất rắn thu được khi trộn lẫn kim loại với phi kim.
C. Là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy hỗn hợp các kim loại khác nhau hoặc hỗn hợp kim loại với phi kim.
D. Chất rắn thu được khi trộn lẫn các kim loại với nhau.
Câu 42: Đốt natri trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 11,7 gam muối NaCl. Thể tích khí clo cần dùng (đktc) là:
A. Kết quả khác.	B. 6,72 lit	C. 4,48 lit	D. 2,24 lit
Câu 43: Cho từ từ dung dịch axit HCl vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2CO3 thì hiện tượng thu được là:
A. Kết tủa trắng.	B. Sủi bọt khí.
C. Vừa có kết tủa trắng vừa sủi bọt khí.	D. Không hiện tượng gì.
Câu 44: Đốt natri trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 11,7 gam muối NaCl. Khối lượng natri tham gia phản ứng là:
A. 2,3 gam	B. 4,6 gam	C. 6,9 gam	D. Kết quả khác.
Câu 45: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự:
Na+/Na<Al3+/Al< Fe2+/Fe< Ni2+/Ni< Cu2+/Cu< Fe3+/ Fe2+< Ag+/Ag< Au3+/Au. Trong các kim loại Na(1), Al(2), Fe(3), Ni(4), Cu(5), Ag(6), Au(7) thì kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là:
A. 2, 3, 4, 5, 6.	B. 1, 2, 3, 4, 5.	C. 1, 2, 3, 4, 5, 6.	D. 3, 4, 5, 6, 7.
Câu 46: Cho 10,8 gam Al tác dụng với 9,6 gam lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tan hoàn toàn trong 400 ml dung dịch axit HCl. Khối lượng muối thu được là:
A. 40,05 gam	B. 50,05 gam	C. Kết quả khác.	D. 30,05 gam
Câu 47: Chất nào sau đây có thể khử Fe2+ thành Fe.
A. Cu	B. H+.	C. Ag+.	D. Na
Câu 48: Cho các ion: Fe2+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là:
A. (1) < (3) < (2).	B. (2) < (3) < (1).	C. (2) < (1) < (3).	D. (1) < (2) < (3).
Câu 49: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là:
A. 4,8 gam	B. 5,6 gam	C. Kết quả khác.	D. 5,2 gam
Câu 50: Hoà tan 7,2 gam Mg trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí H2S (đktc) thu được là:
A. 6,72 lit.	B. 5,60 lit.	C. 2,24 lit.	D. 4,48 lit.
Câu 51: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 1M ta thu được dung dịch X và khí NO. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:
A. 4,84 gam.	B. 26,44 gam	C. 24,2 gam	D. 21,6 gam
Câu 52: Axit H2SO4 và các muối sunfat () có thể nhận biết bằng dung dịch nào sau đây?
A. dd quỳ tím.	B. dd muối Mg2+.	C. dd muối Ba2+.	D. dd muối Al3+.
Câu 53: Thể tích oxi (đktc) cần để tác dụng hết 4,8 gam kim loại Mg là:
A. 3,36 lit.	B. 1,12 lit.	C. 2,24 lit.	D. 4,48 lit.
Câu 54: Cho 10,8 gam Al tác dụng với 9,6 gam lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là:
A. 20,4 gam	B. Kết quả khác.	C. 10 gam	D. 15 gam
Câu 55: Cho 10,8 gam Al tác dụng với 9,6 gam lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tan hoàn toàn trong 400 ml dung dịch axit HCl. Thể tích khí thu được (đktc) là:
A. 13,44 lit	B. 11,2 lit	C. Kết quả khác.	D. 8,96 lit
Câu 56: Đốt cháy 8,4 gam Fe trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:
A. 13,2 gam	B. Kết quả khác.	C. 14,5 gam	D. 12,0 gam
Câu 57: Hoà tan 19,2 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 2,24 lit.	B. 5,60 lit.	C. 6,72 lit.	D. 4,48 lit.
Câu 58: Dung dịch chất có pH nhỏ hơn 7 là:
A. AlCl3.	B. NaCl	C. CH3COONa	D. Na2CO3.
Câu 59: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Mg thành Mg2+?
A. Ca2+.	B. Ag+.	C. Na+.	D. Fe
Câu 60: Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Khối lượng magie tham gia phản ứng là:
A. 4,8 gam	B. 7,2 gam	C. 2,4 gam	D. Kết quả khác.
Câu 61: Giả sử cho 9,6 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,16 gam	B. 32,4 gam.	C. 12,64 gam.	D. 11,12 gam
Câu 62: Đốt cháy Na trong bình chứa 4,48 lit oxi (đktc). Khối lượng oxit thu được là:
A. 4,6 gam	B. 24,8 gam	C. 12,8 gam	D. Kết quả khác.
Câu 63: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Zn, Al	B. Al, Ca.	C. Mg, Fe	D. Al, Fe.
Câu 64: Hai kim loại Al, Cu là những kim loại khác nhau, có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau là do yếu tố nào sau đây:
A. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau.	B. Mật độ e tự do khác nhau.
C. Mật độ ion dương khác nhau.	D. Tỉ khối khác nhau.
Câu 65: Khi clo hoá 30 gam bột đồng và sắt cần 1,4 lit khí clo (đktc). Thành phần % của đồng trong hỗn hợp đầu là:
A. 46,6%	B. 55,6%	C. 44,5%	D. 53,3%
Câu 66: Cho 13 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 27,2 gam muối. Kim loại X là:
A. Mg	B. Ag	C. Zn	D. Cu
Câu 67: Đốt cháy 5,4 gam Al trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Cho sản phẩm thu được vào 500 ml dung dịch HCl (phản ứng vừa đủ) thì nồng độ mol/l của axit HCl đã dùng là:
A. 1M	B. Kết quả khác.	C. 1,2M	D. 1,5M
Câu 68: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nóng?
A. K, Ca, Mg.	B. Mg, Zn, Al.	C. Tất cả đều được.	D. Fe, Al, Na.
Câu 69: Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Al là 1 kim loại lưỡng tính.	B. Al(OH)3 là 1 hiđrô xit lưỡng tính.
C. Tất cả đều đúng.	D. Mg là 1 kim loại có tính khử mạnh.
Câu 70: Cho 0,64 gam Cu tác dụng với axit HNO3 đặc, dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là:
A. 224 ml	B. 44,8 ml	C. 22,4 ml	D. 448 ml
Câu 71: Cho 10,8 gam Al tác dụng với 9,6 gam lưu huỳnh. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Cho chất rắn X tan hoàn toàn trong 400 ml dung dịch axit HCl. Nồng độ mol/l của axit HCl đã dùng là:
A. Kết quả khác.	B. 2M	C. 2,5M	D. 3M
Câu 72: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là:
A. Cu	B. Zn	C. Mg	D. Al
Câu 73: Đốt magie trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thu được 19 gam muối MgCl2. Thể tích khí clo (đktc) cần dùng là:
A. 2,24 lit	B. Kết quả khác.	C. 4,48 lit	D. 6,72 lit
Câu 74: Cho từ từ dung dịch Pb(NO3)2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2S. Hiện tượng xảy ra là:
A. Có hiện tượng sủi bọt khí.	B. Có kết tủa trắng.
C. Có kết tủa đen.	D. Vừa có kết tủa, vừa có chất khí.
Câu 75: Cho các cặp oxi hoá – khử sau: Ca2+/ Ca (1); Cu2+/ Cu (2); Fe2+/ Fe (3); Au3+/ Au (4); Na+/ Na (5); Ni2+/ Ni (6). Sắp xếp theo thứ tự tăng tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. (6) < (5) < (4) < (3) < (2) < (1).	B. Kết quả khác.
C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).	D. (5) < (1) < (3) < (6) < (2) < (4).
Câu 76: Đốt cháy 5,4 g Al trong bình chứa lưu huỳnh (p.ứng vừa đủ). K.lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là:
A. 6,4 gam	B. 9,6 gam	C. 12,8 gam	D. 3,2 gam
Câu 77: Hoà tan 5,1 gam oxit của kim loại hoá trị 3 cần dùng 54,75 gam dung dịch HCl 20%. Công thức của oxit kim loại đó là:
A. Al2O3.	B. Pb2O3.	C. Cr2O3.	D. Fe2O3.
Câu 78: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit:
A. H2SO4 đặc, nguội.	B. HNO3 loãng.	C. H2SO4 đặc, nóng.	D. HCl
Câu 79: Đốt cháy 5,4 gam Al trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là:
A. 8,8 gam	B. Kết quả khác.	C. 17,6 gam	D. 25,7 gam
Câu 80: Cho 6,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 13,5 gam muối. Kim loại X là:
A. Mg	B. Fe	C. Cu	D. Al
Câu 81: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A. Fe	B. Al	C. Ag	D. Zn.
Câu 82: Hoà tan 1,08 gam Al trong axit HCl dư. Thể tích khí hiđrô (đktc) thu được là:
A. Kết quả khác.	B. 1,344 lit.	C. 0,672 lit.	D. 0,896 lit.
Câu 83: Cho 5,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là:
A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Al
Câu 84: Đốt cháy 5,4 gam Al trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Cho sản phẩm thu được vào 500 ml dung dịch HCl (phản ứng vừa đủ) thì thể tích khí (đktc) thu được là:
A. 4,48 lit	B. 2,24 lit	C. 6,72 lit	D. Kết quả khác.
Câu 85: Cho 4,8 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 19 gam muối. Kim loại X là:
A. Al	B. Fe	C. Mg	D. Cu
Câu 86: Đốt cháy 9,6 gam Mg trong không khí. Biết oxi chiếm 20% không khí thì thể tích không khí (đktc) cần dùng là:
A. 44,8 lit	B. 33,6 lit	C. 22,4 lit	D. 11,2 lit
Câu 87: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 thì hiện tượng là:
A. Có kết tủa vàng.	B. Có hiện tượng sủi bọt khí.
C. Có kết tủa trắng.	D. Không có hiện tượng gì.
Câu 88: Có m gam hỗn hợp Al, Ag. Cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với axit H2SO4 loãng thì có 6,72 lit khí H2 (đktc) bay ra. Cũng m gam hỗn hợp trên nếu cho phản ứng hết với HNO3 đặc, nguội thì có 4,48 lit khí màu nâu đỏ bay ra (đktc) duy nhất. Giá trị của m là:
A. 54 gam	B. 28 gam	C. 27 gam	D. Kết quả khác.
Câu 89: Hoà tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng, dư thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lit.	B. 2,24 lit.	C. 6,72 lit.	D. Kết quả khác.
Câu 90: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì hiện tượng là:
A. Không có hiện tượng gì.	B. Có kết tủa trắng.
C. Có kết tủa vàng.	D. Có hiện tượng sủi bọt khí.
Câu 91: Đốt cháy Na trong bình chứa 4,48 lit khí clo (đktc). Khối lượng muối thu được là:
A. 13,5 gam	B. 28,5 gam	C. 23,4 gam	D. Kết quả khác.
Câu 92: Cho m gam Mg tác dụng với HNO3 loãng, dư thì thu được 4,48 lit khí không màu hoá nâu trong không khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 7,2 gam	B. 8,5 gam	C. 4,8 gam	D. Kết quả khác.
Câu 93: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sa

File đính kèm:

  • docBAI TAP CHUONG DAI CUONG KIM LOAI 12DMIL.doc