Đề thi trắc nghiệm chương 6 hóa học 12 thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của nhôm?
A. Nhôm là kim loại vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. Nhôm là kim loại có tính oxi hoá mạnh.
C. Nhôm là kim loại có tính khử rất yếu.
D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh.
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 6 HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 60 phút. (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 149 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của nhôm? A. Nhôm là kim loại vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. B. Nhôm là kim loại có tính oxi hoá mạnh. C. Nhôm là kim loại có tính khử rất yếu. D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Câu 2: Nguyên liệu thường dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng criolit ( 3NaF.AlF3). C. quặng apatit. D. quặng boxit (Al2O3.nH2O). Câu 3: Kim loại kali khi cháy trong không khí , ngọn lửa có màu A. vàng. B. xanh. C. đỏ. D. tím. Câu 4: Để chuyên chở các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội có thể dùng các thùng bằng kim loại A. thiếc. B. nhôm. C. đồng. D. kẽm. Câu 5: Cho một miếng nhôm vào dung dịch NaOH thừa, thì có hiện tượng gì xảy ra ? A. Phản ứng xảy ra , sủi bọt khí cho đến khi miếng nhôm tiêu hết. B. Phản ứng không xảy ra vì nhôm là kim loại không tác dụng với NaOH. C. Không có phản ứng xảy ra vì nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ. D. Phản ứng nhanh chóng dừng lại, vì tạo ra Al(OH)3 là lớp bảo vệ không cho nhôm tiếp xúc với nước. Câu 6: Trong hệ thống tuần hoàn , nhôm là nguyên tố hoá học thuộc nhóm A. IA. B. IIIA. C. VIIA. D. IIA. Câu 7: Thuốc thử để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, H2SO4 loãng là A. BaCO3. B. Al. C. Fe. D. BaSO4. Câu 8: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của các kim loại nhóm IIA ? A. Ở nhiệt độ thường phản ứng mãnh liệt với nước. B. Là những chất khử mạnh, trong hợp chất chúng có số oxi hoá là +2 . C. Khi đốt nóng đều cháy trong không khí tạo ra oxit. D. Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit ( HCl, H2SO4loãng) thành hidro tự do. Câu 9: Tính chất hoá học cơ bản của nhôm là A. không có tính khử, cũng không có tính oxi hoá. B. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. C. tính khử mạnh. D. tính oxi hoá mạnh. Câu 10: Chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là A. Ca(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Al(OH)3. D. Mg(OH)2. Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tử nhôm là A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s2. Câu 12: Cho các phương trình phản ứng sau: (1) 2 NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O. (2) NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O. (3) NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O. (4) NaHCO3 + H2O NaOH + H2CO3 . Các phương trình nào chứng tỏ NaHCO3 lưỡng tính là A. (1) và (3). B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (2) và (3) Câu 13: Để xác định một cốc nước cứng tam thời ( có chứa canxi hidro cacbonat) có thể dùng chất nào sau đây ? A. Dung dịch NaOH. B. Nước muối ăn ( NaCl). C. Nước vôi trong (Ca(OH)2). D. Dung dịch BaCl2 . Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các kim loại kiềm ? A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 e. B. Có số oxi hóa +1 trong mọi hợp chất. C. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 1 electron. D. Tạo ra hợp chất liên kết ion với clo. Câu 15: Kim loại kiềm tác dụng với phi kim, với dung dịch axit , với nước ,phản ứng xảy ra dễ dàng.Qua các phản ứng này chứng tỏ kim loại kiềm A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. B. thể hiện tính oxi hóa mạnh nhất. C. thể hiện tính khử mạnh nhất . D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa mạnh. Câu 16: Cho các dung dịch muối sau : (1) Na2CO3 , (2) NaCl, (3) NaHCO3 , (4) Na2SO4. Dung dịch muối có phản ứng kiềm là A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (2). D. (1) và (3). Câu 17: Để có được 2,3g natri thì khối lượng NaCl cần dùng điện phân muối natri clorua (NaCl) dạng nóng chảy là A. 5,85g. B. 2,92g. C. 8,75g. D. 11,7g. Câu 18: Cần bao nhiêu mol CaCl2 để điều chế 4g canxi bằng phương pháp điện phân CaCl2 ở dạng nóng chảy ? A. 0,2mol. B. 0,3mol. C. 0,4mol. D. 0,1mol. Câu 19: Cho các chất sau : NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3. B. NaCl. C. HCl. D. Ca(OH)2. Câu 20: Điện phân NaOH nóng chảy thì sản phẩm thu được là A. Na, O2 B. Na, O2, H2O. C. Na, O2, Cl2. D. Na, Cl2. Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của kim loại kiềm ? A. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. B. Chất khử mạnh nhất trong số các kim loại. C. Có tính oxi hoá mạnh. D. Năng lượng cần dùng để tách electron hoá trị ( năng lượng ion hoá ) tương đối lớn. Câu 22: Sắp xếp nào sau đây thể hiện tính chất khử của kim loại tăng dần ? A. Na, Al, Mg. B. Na, Mg, Al. C. Al, Mg, Na.. D. Mg, Al, Na. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng : +X +Y +Z AlCl3 → Al(OH)3→ Al2O3 → NaAlO2 Để thực hiện các phương trình hoá học thể hiện dãy biến hoá trên thì X, Y, Z tương ứng là A. nhiệt độ cao, NaOH, Al(OH)3. B. Fe(OH)3, NaAlO2, NaOH. C. NaOH, nhiệt độ cao, NaOH. D. Mg(OH)2, CO, NaOH. Câu 24: Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa A. ion hidro cacbonat HCO─3 ion sunfat SO42─. B. ion hidro cacbonat HCO─3 ( của các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2). C. ion sunfat SO42─. D. ion clorua Cl¯ ( của các muối CaCl2, MgCl2). Câu 25: Khi cho bột nhôm vào dung dịch NaOH thừa thì thu được 3,36lit khí hidro ( điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng của nhôm tham gia phản ứng là A. 2,7g. B. 16,2g. C. 5,4g. D. 8,1g. Câu 26: Tính chất hóa học nào sau đây không đúng đối với nhôm ? A. Nhôm khử các nguyên tử phi kim thành ion âm. B. Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng và H2SO4 đặc, nóng. C. Nhôm là kim loại lưỡng tính có tính khử rất yếu. D. Nhôm khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng thành hidro tự do. Câu 27: Có 10 tấn quặng boxit (Al2O3.nH2O) có chứa 85% Al2O3 được sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy. Khối lượng của nhôm thu được là A. 5,5 tấn. B. 5 tấn. C. 4 tấn. D. 4,5 tấn. Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng : Al X AlCl3Y Al2O3. X và Y tương ứng là A. Al2O3, Al(OH)3. B. Al(OH)3, Al2(SO4)3 . C. Al2O3, Al2(SO4)3. D. Al2O3, Al2O3 . Câu 29: Nước cứng là nước chứa A. nhiều ion HCO-3 . B. nhiều ion Ca2+, Mg2+ . C. nhiều ion Cl-. D. nhiều ion SO2-4. Câu 30: Để phân biệt các dung dịch : NaCl, MgCl2, AlCl3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn người ta dùng thuốc thử là A. AgNO3 B. FeCl2. C. NaOH. D. BaCl2. Câu 31: Phương pháp quan trọng nhất điều chế kim loại kiềm là A. phương pháp thuỷ luyện. B. điện phân muối halogenua hoặc hidroxit của chúng ở dạng nóng chảy. C. điện phân muối halogenua hoặc hidroxit của chúng ở dạng dung dịch. D. phương pháp nhiệt luyện. Câu 32: Phản ứng được gọi là phản ứng nhiệt nhôm là A. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe + Q. B. 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2. C. Al + 4HNO3Al(NO3)3 + 2H2O + NO. D. 4Al + 3O2 Al2O3 + Q. Câu 33: Cho 12g một kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, thu được 6,72 lit khí hidro(đo ở đktc).Tên của kim loại kiềm thổ là A. Bari. B. Stronti. C. Magie. D. Canxi. Câu 34: Để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch muối natri clorua ,có vách ngăn xốp, phương trình phản ứng như sau: 2NaCl + 2H2O H2 + Cl2 + 2NaOH. Nếu dùng 5,85g NaCl thì khối lượng NaOH thu được là A. 6g. B. 8g. C. 4g. D. 2g. Câu 35: Sự khác biệt cơ bản của kim loại nhôm với kim loại magie là A. tác dụng với phi kim. B. bị phá huỷ nhanh trong môi trường kiềm . C. tác dụng với dung dịch axit. D. tác dụng với nước. Câu 36: Để điều chế kim loại nhóm IIA dùng phương pháp A. điện phân muối halogenua của chúng ở dạng dung dịch. B. thuỷ luyện. C. nhiệt luyện. D. điện phân muối halogenua của chúng ở dạng nóng chảy. Câu 37: Sục khí CO2 liên tục vào nước vôi trong Ca(OH)2 có hiện tượng xảy ra là A. nước hoá đục. B. nước hoá đục, sau đó lại trong và tiếp tục nước lại đục. C. không có hiện tượng gì xảy ra. D. nước hoá đục, sau đó lại trong. Câu 38: Cho dãy các kim loại: K, Na, Ba, Ca, Be. Số kim loại trong dãy khử được nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 39: Có các chất sau : NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là A. Ca(OH)2 và Na2CO3 . B. Na2CO3 và NaCl . C. NaCl và HCl. D. Na2CO3 và HCl. Câu 40: Cho các phương trình phản ứng sau : (1) Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O. (2) Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O. (3) 2Al2O3 4Al + 3O2 . (4) Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O. Để chứng tỏ Al2O3 là hợp chất lưỡng tính thì dùng các phản ứng A. (1) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (2). D. (1) và (2). ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ THI 149 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1-10 D D D B A B A A C C 11-20 B D C A C D A D A B 21-30 B C C B A C D A B C 31-40 B A D C B D D A A D
File đính kèm:
- Kiem tra ch6 hoa hoc12.doc