Đề thi tốt nghiệp môn:hoá học lần 5 thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Dãy nào gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch FeCl2?

A. Dung dịch NaOH, Ni. B. Cl2, dung dịch NaOH.

C. Cl2, dung dịch CuSO4. D. Dung dịch HCl, Mg.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp môn:hoá học lần 5 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRUNG TÂM GDTX HƯƠNG KHÊ
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP BT-THPT 
MÔN:HOÁ HỌC LẦN 5
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 896
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Dãy nào gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch FeCl2?
A. Dung dịch NaOH, Ni.	B. Cl2, dung dịch NaOH.
C. Cl2, dung dịch CuSO4.	D. Dung dịch HCl, Mg.
Câu 2: Điện phân nóng chảy một muối clorua, thu được 8 gam kim loại ở catot và 4,48 lít khí Cl2(đktc) ở anot. Công thức củ muối là:
A. KCl.	B. NaCl.	C. MgCl2.	D. CaCl2.
Câu 3: Trong cơ thể người lipit bị oxi hoá chậm tạo thành:
A. CO2, H2O, N2.	B. CO2, H2O.	C. CO2, H2O, ure.	D. CO2, H2O, NH3.
Câu 4: Thạch cao sống có công thức là:
A. CaSO4.	B. CaCO3.	C. CaSO4.2H2O.	D. Ca(HCO3)2.
Câu 5: . Cho các chất: NaAlO2, NaHCO3, NaOH, CO2. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 6: Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự:
A. C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.	B. CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.	D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5.
Câu 7: Dãy nào gồm các monome có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH2=CHCl, CH2=CH-COOH.	B. HOOC-(CH2)4-COOH, CH2=CHCl.
C. NH2(CH2)6NH2, HOOC-(CH2)4-COOH.	D. CH2=CH-CH=CH2, NH2CH2COOH.
Câu 8: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch từ:
A. Màu vàng chuyển thành màu da cam.	B. Màu da cam chuyển thành không màu.
C. Màu da cam chuyển thành màu vàng.	D. Màu vàng chuyển thành không màu.
Câu 9: Fe không tác dụng được với:
A. Dung dịch CuSO4.	B. Cl2.
C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Câu 10: Cr(OH)3 không tác dụng được với:
A. Dung dịch Na2SO4.	B. Dung dịch H2SO4.	C. Dung dịch NaOH.	D. Dung dịch HCl.
Câu 11: Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thì chất rắn thu được là:
A. Na2SO4.	B. CuO.	C. Cu.	D. Cu(OH)2.
Câu 12: Hợp kim sắt-cacbon trong đó có chứa 2-5% cacbon về khối lượng là:
A. Thép cứng.	B. Thép đặc biệt.	C. Gang.	D. Thép mềm.
Câu 13: C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo ra muối C3H6O2Na. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là:
A. CH3CH2CH2COOH.	B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC3H7.	D. CH3COOC2H5.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Liên kết peptit là liên kết giữa hai đơn vị - amino axit.
B. Trùng ngưng các amino axit đều tạo thành polipeptit.
C. Trong môi trường kiềm Cu(OH)2 tác dụng với peptit cho màu tím.
D. Peptit bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc bazơ.
Câu 15: Nhận ét nào sau đây là sai?
A. Dung dịch NaHCO3 có pH>7.	B. Dung dịch NaHCO3 bị nhiệt phân huỷ.
C. Dung dịch NaHCO3 có tính lưỡng tính.	D. Dung dịch NaHCO3 có pH<7.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây có thể chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành những sản phẩm giống nhau?
A. Phản ứng với dung dịch Br2.	B. Phản ứng với Cu(OH)2.
C. Phản ứng với H2/Ni, t0.	D. Phản ứng với CH3COOH.
Câu 17: .(C17H33COO)3C3H5 có tên là:
A. Trilinolein.	B. Triolein.	C. Tristearin.	D. Tripanmitin.
Câu 18: Chất nào sau đây không bị nhiệt phan huỷ?
A. CaCO3.	B. Na2CO3.	C. NaHCO3.	D. Ca(HCO3)2.
Câu 19: CH3CH(CH3)NH2 có tên là:
A. Etyl amin.	B. Isopropyl amin.	C. Phenyl amin.	D. Propyl amin.
Câu 20: Cho 35,2 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, Al2O3 tác dụng vừa hết với 8,96 lít H2(đktc) ở nhiệt độ cao. Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là:
A. 13,6 gam.	B. 32 gam.	C. 28,8 gam.	D. 16 gam.
Câu 21: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với C6H5OH?
A. Na, HCl, dung dịch Br2.	B. HCl, CH3COOH, C2H5OH.
C. Na, NaHCO3, C2H5OH.	D. Na, NaOH, dung dịch Br2.
Câu 22: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. C6H5NH2.	B. C6H5NH3Cl.	C. CH3COOH.	D. C6H5OH.
Câu 23: NH3 làm xanh quì ướt còn C6H5NH2 không có khả năng này là vì:
A. Nhóm C6H5- làm tăng mật độ electron trên nguyên tử nitơ, vì vậy làm tăng tính bazơ của C6H5NH2.
B. Nhóm C6H5- làm giảm mật độ electron trên nguyen tử nitơ, vì vậy làm giảm tính bazơ của C6H5NH2.
C. NH3 có tính bazơ, C6H5NH2 không có tính bazơ.
D. C6H5NH2 là amin, nó có tính axit vì vậy làm cho quì tím hoá đỏ.
Câu 24: Đồng phân của glucozơ là:
A. Saccarozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Fructozơ.	D. Mantozơ.
Câu 25: Nhúng một thanh Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4, sau khi CuSO4 hết ,khối lượng thanh kim loại giảm 0,1 gam. Nồng độ ban đầu của dung dịch CuSO4 là:
A. 0,2M.	B. 0,4M.	C. 0,5M.	D. 0,3M.
Câu 26: C3H6O2 có số đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 27: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Chất giặt rửa tổng hợp là muối của Natri với các axit béo.
B. Nước cứng làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng.
C. Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa cả trong nước cứng.
D. Thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thu được muối để sản xuất xà phòng.
Câu 28: Để loại Fe, Cu ra khỏi hỗn hợp gồm: Fe, Cu, Ag ta dùng dung dịch:
A. HCl.	B. Fe(NO3)2.	C. NH3.	D. HNO3 đậm đặc.
Câu 29: Dãy nào gồm các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Na, Ca, Al.	B. Ba, Mg, Fe.	C. Na, Fe, Ag.	D. Na, Ca, Cu.
Câu 30: Khí CO ở nhiệt độ cao khử được tất cả các oxit trong dãy nào sau đây?
A. Fe2O3, CuO, Cr2O3.	B. MgO, CuO, Fe2O3.
C. Al2O3, ZnO, FeO.	D. Na2O, MgO, Fe2O3.
Câu 31: CH2=CH-COOCH3 không tác dụng được với:
A. Dung dịch Br2.	B. H2.	C. Dung dịch NaOH.	D. Na.
Câu 32: Nhôm không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaHSO4.	B. H2SO4 loãng.	C. NH3.	D. HCl.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức, sau khi ngưng tụ thu được hỗn hợp khí gồm CO2, N2 có tỉ khối đối với H2 là 20,4. Công thức phân tử của amin là:
A. C2H7N.	B. CH5N.	C. C4H11N.	D. C3H9N.
Câu 34: Chất nào sau đây không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch HCl?
A. AgCl.	B. K2CO3.	C. CaSO4.	D. BaCO3.
Câu 35: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt(III)?
A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.	B. Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl.
C. FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.	D. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 36: Để phân biệt 2 kim loại Mg và Al ta dùng thuốc thử là:
A. H2O.	B. Dung dịch HCl.	C. Dung dịch CuSO4.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được 13,3 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 16,9 gam.	B. 15,1 gam.	C. 9,8 gam.	D. 9,6 gam.
Câu 38: Hợp chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng số oxi hoá không thay đổi?
A. FeO.	B. FeS2.	C. Fe3O4.	D. Fe2O3.
Câu 39: Cho một amin no, đơn chức tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,3 gam muối. Công thức phân tử của amin là:
A. C2H7N.	B. C3H9N.	C. CH5N.	D. C4H11N.
Câu 40: Trong số các kim loại kiềm: Na, K, Li, Rb. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Rb.	B. Li.	C. Na.	D. K.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docTN.5_HOÁ HỌC TN.5_896.doc
Giáo án liên quan