Đề thi tốt nghiệp môn hoá dành cho thí sinh chương trình không phân ban

Câu1: Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu xuất của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4g xenlulozơ là (cho H = 1, C = 12, O =16)

A. 18,4 gam B. 11,04 gam C. 12,04 gam D. 30,67 gam

Câu2: Trong phương trình phản ứng của nhôm với oxit sắt từ (phản ứng nhiệt nhôm), tổng hệ số các chất tham gia phản ứng (các hệ số là những số nguyên, tối giản) là:

A. 11 B. 10 C. 12 D. 9

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp môn hoá dành cho thí sinh chương trình không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tốt nghiệp môn hoá
Dành cho thí sinh chương trình không phân ban.
Câu1: Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu xuất của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4g xenlulozơ là (cho H = 1, C = 12, O =16)
A. 18,4 gam
B. 11,04 gam
C. 12,04 gam
D. 30,67 gam
Câu2: Trong phương trình phản ứng của nhôm với oxit sắt từ (phản ứng nhiệt nhôm), tổng hệ số các chất tham gia phản ứng (các hệ số là những số nguyên, tối giản) là:
A. 11
B. 10
C. 12
D. 9
Câu3: Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và axit acrylic là dung dịch:
A. NaOH
B. Br2
C. quỳ tím
D. Na2CO3
Câu4: Để trung hoà 8,8 gam một axit X thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của X là (cho H= 1, C = 12, O = 16)
A. C3H7COOH
B. C2H5COOH
C. C2H3COOH
D. CH3COOH
 Câu5: Cho các dung dịch sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Câu6: Thuỷ phân hỗn hợp 2 este: metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được:
A. 1 muối và 1 rượu
B. 1 muối và 2 rượu
C. 2 muối và 1 rượu
D. 2 muối và 2 rượu
Câu7: để thu được 1,15 lit rượu vang 10o (hiệu xuất phản ứng là 90%, khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ ml người ta cần dùng một lượng glucozơ có trong nước quả nho là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. 100 gam
B. 200 gam
C. 400 gam
D. 300 gam
Câu8: Cho 7,4g chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2 phản ứng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được 6,8g muối thì công thức phân tử của X là (cho H = 1, C = 12, O =16, Na = 23)
A. C2H5COOH
B. HOC2H4COOH
C. CH3COOCH3
D. HCOOC2H5
Câu9: Nhóm mà tất cả các chất đều tan được trong nước tạo ra dung dịch kiềm là nhóm:
A. K2O , BaO và Al2O3 
B. Na2O , K2O và BaO
C. Na2O , K2O và MgO
D. Na2O , Fe2O3 và BaO
Câu10: Giả sử cho 7,8g kali kim loại vào 192,4g nước, thu được M gam dung dịch và một lượng khí thoát ra. Giá trị của M là (cho H = 1, O = 16, K = 39)
A. 203,6 gam
B. 200 gam
C. 200,2 gam
D. 198 gam
Câu11: Nguyên tắc chung của quá trình sản xuất gang trong công nghiệp là khử oxit sắt ở nhiệt độ cao bằng:
A. H2
B. Al
C. Mg
D. CO
Câu12: Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoniclorua thu được là (cho H = 1, C = 12, N = 14, Cl = 35,5)
A. 25,9 gam
B. 20,25 gam
C. 19,425 gam
D. 27,15 gam
Câu13: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch Ag2O/ NH3 là:
A. glucozơ, C2H2, CH3CHO
B. C2H2, C2H5OH, glucozơ
C. C2H2, C2H4, C2H6
D. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO
Câu14: Cho các ion: Fe2+ (1), Ag+ (2), Cu2+ (3). Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion đó là:
A. (1), (3), (2)
B. (2), (1), (3)
C. (2), (3), (1)
D. (1), (2), (3)
Câu15: Giả sử cho 9,6 gam bột đồng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi kết thúc phản ứng được M gam chất rắn. Giá trị của M là (cho Cu = 64, Ag = 108)
A. 12,64 gam
B. 11,12 gam
C. 2,16 gam
D. 32,4 gam
Câu16: Có các dung dịch riêng biệt sau khi bị mất nhãn: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, FeCl3, Na2SO4. Hoá chất cần thiết dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch:
A. BaCl2
B. Na2SO4
C. NaOH
D. AgNO3
Câu17: Polipeptit (- NH- CH2- CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit b- amino propionic
B. glixin
C. alanin
D. axit glutamic
Câu18:Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M, để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A. Cu
B. Mg
C. Al
D. Zn
Câu19: Cho các dung dịch: Na2CO3, CH3COONa, Al2(SO4)3 và NaCl. Trong đó, cặp dung dịch đều có giá trị pH > 7 là:
A. NaCl và CH3COONa
B. Na2CO3 và NaCl
C. Al2(SO4)3 và NaCl
D. Na2CO3 và CH3COONa
Câu20: Cho các chất CH3CHO (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3). Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. (2), (1), (3)
B. (2), (3), (1)
C. (3), (1), (2)
D. (1), (2), (3)
Câu21: Monome dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ là:
A. CH2 = CH- COOCH3
B. CH2 = C(CH3)- COOCH3
C. CH3OOCH = CH2
D. CH2 = CH- CH3
Câu22: Hợp chất hữu cơ mạch hở ứng với công thức tổng quát CnH2nO là:
A. este no đơn chức
B. rượu (ancol) no đơn chức
C. axit cacboxylic no đơn chức
D. anđehit no đơn chức
Câu23: Để tinh chế Ag từ hỗn hợp Ag và Cu người ta chỉ cần dùng:
A. dung dịch HCl và O2
B. dung dịch HNO3
C. dung dịch H2SO4 đặc
D. dung dịch CH3COOH
Câu24: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Hai chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là:
A. glucozơ và xenlulozơ
B. glucozơ và saccarozơ
C. glucozơ và mantozơ
D. saccarozơ và mantozơ
Câu25: Cho 3,6g glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịchAg2O/ NH3(dư) thì khôi lượng Ag thu được là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Ag = 108)
A. 2,16 gam
B. 4,32 gam
C. 18,4 gam
D. 3,24 gam
Câu26: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit:
A. HNO3 đặc, nóng
B. HNO3 đặc nguội
C. HNO3 loãng, nóng 
D. HNO3 loãng, nguội
Câu27: Trong số các kim loại phân nhóm chính nhóm II, dãy các kim loại phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm là:
A. Ca, Sr, Mg
B. Ca, Sr, Ba
C. Be, Mg, Ba
D. Be, Mg, Ca
Câu28: Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim được gây nên chủ yếu bởi:
A. proton
B. nơtron
C. cả proton và electron
D. electron tự do
Câu29: Cho các ống nghiệm mất nhãn chứa lần lượt các chất rắn: CaCO3, CaSO4, Na2SO4, Na2CO3. Chỉ dùng H2O và dung dịch HCl sẽ nhận biết được tối đa:
A. 3 chất rắn
B. 1 chất rắn
C. 2 chất rắn
D. 4 chất rắn
Câu30: Để làm mềm một loại nước cứng có chứa CaCl2 và Mg(HCO3)2 ta có thể dùng:
A. Na2CO3
B. NaOH
C. NaCl
D. Ca(OH)2
Câu31: Người ta trùng hợp 0,1 mol vinyl clorua với hiệu xuất 90% thì số gam PVC thu được là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. 7,52
B. 5,625
C. 6,944
D. 6,25
Câu32: Trong các đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O, số đồng phân tác dụng được với cả Na và NaOH là:
A. 2
B. 3
C. 1 
D. 4
Câu33: Trộn 100 ml dung dịch AlCl3 1M với 350 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là (cho H = 1, O = 16, Al = 27)
A. 3,9 gam
B. 7,8 gam
C. 9,1 gam
D. 12,3 gam 
Câu34: Phản ứng thuỷ phân lipit trong dung dịch kiềm còn được gọi là phản ứng:
A. trung hoà
B. xà phòng hoá
C. este hoá
D. hiđrat hoá
Câu35: Cho 1,97 gam fomalin tác dụng với dung dịch Ag2O/ NH3(dư), sau phản ứng người ta thu được 10,8g Ag. Trong trường hợp này nồng độ của fomalin là:
 (cho H = 1, C = 12, O=16, Ag = 108)
A. 38,07 %
B. 19,04 %
C. 39,06 %
D. 76,14 %
Câu36: Cho aminoaxit X : H2N- CH2- COOH. Để chứng minh tính chất lưỡng tính của X, người ta cho X tác dụng với các dung dịch
A. HCl, NaOH
B. HNO3, CH3COOH
C. NaOH, NH3
D. Na2CO3, NH3
Câu37: Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y (cho H = 1, C = 12, O = 16, Ca = 40). Khi đó khối lượng của dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 sẽ:
A. tăng 7,04 gam
B. tăng 3,04 gam
C. giảm 3,04 gam
D. giảm 4 gam
Câu38: Để phân biệt các chất rắn: Mg, Al và Al2O3 trong các ống nghiệm mất nhãn người ta dùng dung dịch:
A. NaOH đặc
B. HNO3 dặc, nóng
C. HCl loãng
D. H2SO4 loãng
Câu39:Khi đun nóng butanol-2 với H2SO4 (đặc, ở 180oC) thì số anken khác loại (không kể tới đồng phân cis- trans) thu được là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu40: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với 400 ml dung dịch HNO3 1M ta thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) khi cô cạn X, khối lượng Fe(NO3)3 thu được là (cho N =14, O = 16, Fe = 56)
A. 24,2 gam
B. 4,84 gam
C. 21,6 gam
D. 26,44 gam

File đính kèm:

  • docDe thi thu tot nghiep hoa.doc