Đề thi tốt nghiệp hóa học 12

Câu 1: Thuỷ tinh hữu cơ là:

 A. Poli (etyl metacrylat). B. Poli (metyl metacrylat).

 C. Poli (etyl acrylat). D. Poli (metyl acrylat).

Câu 2: Phản ứng giữa axit R(COOH)¬¬m và ancol R1(OH)n tạo ra:

 A. (RCOO)mnR1. B. R(COOR1)mn. C. Rn (COO)mnR1m. D. Rm(COO)mnR1n.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT (THAM KHẢO)
Câu 1: Thuỷ tinh hữu cơ là:
	A. Poli (etyl metacrylat).	B. Poli (metyl metacrylat).
	C. Poli (etyl acrylat).	D. Poli (metyl acrylat).
Câu 2: Phản ứng giữa axit R(COOH)m và ancol R1(OH)n tạo ra:
	A. (RCOO)mnR1.	B. R(COOR1)mn.	C. Rn (COO)mnR1m.	D. Rm(COO)mnR1n.
Câu 3: Chất tiêu biểu, quan trọng của monosaccarit là :
	A. Glucozơ.	B. Saccarozơ.	C. Fructozơ.	D. Mantozơ.
Câu 4: Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi
	A. hai gốc glucozơ.	B. hai gốc fructozơ.	
C. một gốc glucozơ và một gốc fructozơ.	D. không phải A, B và C 	
Câu 5: Phản ứng : một mol X cộng một mol nước hai mol glucozơ. X là :
	A. Saccarozơ. 	B. Tinh bột.	C. Mantozơ.	D. Fructozơ.
Câu 6: Amilopeptin là thành phần của : 
	A. tinh bột.	B. xenlulozơ.	C. protein.	D. tecpen.
Câu 7: Thuốc súng không khói là :
	A. trinitrotoluen.	B. glixerol trinitrat.	
C. 2,4,6-Trinitrophenol.	D. xenlulozơ trinitrat.
Câu 8: Tính bazơ của amin nào yếu hơn amniac ?
	A. Metylamin	B. Phenylamin.	C. Đimetylamin.	D. Trimetylamin. Câu 9: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần ?
	A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH.	B. CH3NH2, (CH3)2NH, NH3, C6H5NH2.
	C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.	D. (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 10: Thành phần chính của nhựa bakelit là: 
	A. polistiren.	B. poli(vinyl clorua).
	C. nhựa phenolfomanđehit.	D. poli(metyl metacrylat).
Câu 11: Tơ có hai loại là:
	A. Tơ thiên nhiên và tơ tổng hợp.	B. Tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.
	C. Tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.	D. Tơ thiên nhiên và tơ hoá học.
Câu 12: Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là :
	A. 1s2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 23d 3.	B. 1s2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 3 4s 2.
	C. 1s2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 4s 2.	D. 1s2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5.
Câu 13: Trong phản ứng 10FeSO4 + 2KMNO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
	A. FeSO4 là chất oxi hoá, KMnO4 là chất khử.	
B. FeSO4 là chất oxi hoá, H2SO4 là chất khử. 
C. FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hoá.
D. FeSO4 là chất khử, H2SO4 là chất oxi hoá.
Câu 14: Anken sau đây có đồng phân hình học:
	A. Pent-1-en.	B. Pent-2-en.	C. 2-metylbut-2-en.	D. 3-metylbut-1-en.
Câu 15: Có thể phân biệt 3 chất sau : Benzen, stiren, toluen bằng dung dịch
	A. brom trong nước.	B. brom trong CCl4.	C. kali pemanganat.	D. axit nitric đặc.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 ancol A thu được 5,28 gam CO2 và 2,7 gam nước. Có thể kết luận A là ancol (cho H = 1, C = 12, O = 16)
	A. no.	B. không no. 	C. Đơn chức. 	D. đa chức.
Câu 17: C7H8O có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm, tác dụng được với NaOH?
	A. 2.	B. 3.	C 4.	D.5.
Câu 18: Cho ba chất đựng trong ba lọ mất nhãn: glyxerol, ancol propylic, anđehit propionic. Để nhận ra mỗi lọ có thể dùng
	A. Na. 	B. Cu(OH)2.	C. NaOH.	D. AgNO3/NH3.
Câu 19: Cho các chất: CH3CHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH2OH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
	A. CH3CHO. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOCH3.	D. CH3CH2OH.
Câu 20: Bản chất củasự ăn mòn kim loại: 
	A. Là phản ứng oxi hoá - khử.	B. Là phản ứng hoá học.
	C. Là phản ứng thế.	D. Là phản ứng trao đổi. 
Câu 21: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử. 	B. tính bazơ.	C. tính oxi hoá. 	D. tính khử.
Câu 22: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở catôt thu được
A. NaOH. 	B. Na. 	C. Cl2. 	D. HCl.
Câu 23: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Ag. 	B. Cu. 	C. Pb. 	D. Zn.
Câu 24: Cho phản ứng:
a Fe + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
 Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng
A. 6. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 25: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. nhận proton. 	B. bị khử. 	C. khử. 	D. cho proton.
Câu 26: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. CaO. 	B. Na2O. 	C. K2O. 	D. CuO.
Câu 27: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Al, Mg. 	B. Fe, Mg, Al. 	C. Mg, Fe, Al. 	D. Al, Mg, Fe.
Câu 28: Hòa tan kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng không thấy khí thoát ra. Hỏi kim loại R là kim loại nào trong số các kim loại sau đây?
	A. Cu	B. Pb	C. Mg	D. Ag
Câu 29: Điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 9,65 A đến khi catot bắt đầu thoat khí thì thời gian điện phân là ( H = 1, C = 12, O = 16, Ag 108) 
	A. 1000 giây.	B. 1500 giây.	C. 2000 giây.	D. 2500 giây.
Câu 30: Để tinh chế Ag từ hỗn hợp Ag và Cu người ta chỉ cần dùng 
	A. dung dịch HCl và O2.	B. Dung dịch HNO3.	
C. dung dịch H2SO4 đặc.	D. dung dịch CH3COOH.
Câu 31: Kim loại phản ứng được với dung dịch sắt (II) clorua là
A. Zn. 	B. Fe. 	C. Pb. 	D. Cu.
Câu 32: Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây
tác dụng được với cả bốn dung dịch muối trên?
A. Cu. 	B. Pb. 	C. Zn. 	D. Fe.
Câu 33: Thể tích khí CO (ở đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là (Cho
C = 12, O = 16, Fe = 56) 
A. 7,84 lít. 	B. 6,72 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 3,36 lít.
Câu 34: Khi cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh
ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 3,2 gam. 	B. 6,4 gam. 	C. 5,6 gam. 	D. 2,8 gam.
Câu 35: Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng là
A. 6. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 36: Thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 5,4 gam Al là
(Cho Al = 27, Cl = 35,5)
A. 6,72 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 8,96 lít. 	D. 2,24 lít.
Câu 37: Thể tích khí NO (giả sử là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 1,92 gam bột Cu
tác dụng với axit HNO3 loãng (dư) là (Cho N = 14, O = 16, Cu = 64)
A. 0,224 lít. 	B. 1,120 lít. 	C. 0,672 lít. 	D. 0,448 lít.
Câu 38: Kim loại không tác dụng được với dung dịch sắt (II) clorua là
A. Al. 	B. Mg. 	C. Zn. 	D. Cu.
Câu 39: Khi Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng sinh ra
A. FeSO4 và khí SO2. 	B. Fe2(SO4)3 và khí SO2.
C. Fe2(SO4)3 và khí H2. 	D. FeSO4 và khí H2.
Câu 40: Cho phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3CO 2X + 3CO2. 
Chất X trong phương trình phản ứng trên là
A. Fe. 	B. Fe3O4. 	C. Fe3C. 	D. FeO

File đính kèm:

  • docDE 1 TN THPT.doc