Đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 môn thi : hoá 50 câu, thời gian: 90 phút

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

 Cho các dung dịch X1: HCl, X2: KNO3, X3: HCl + KNO3, X4: Fe2(SO4)3. Dung dịch nào có thể hòa tan được bột đồng?

 A. X1, X4, X2. B. X3, X2. C. X3, X¬4. D. X1, X2, X3, X4.

 Cho phản ứng sau:

FeS + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 môn thi : hoá 50 câu, thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
	A. 0,224 lít và 14,48 gam.	B. 0,672 lít và 18,46 gam.	
	C. 0,112 lít và 12,28 gam. 	D. 0,448 lít và 16,48 gam.
Hòa tan hết 22,064 gam hỗn hợp Al, Zn bằng dung dịch HNO3 thu được 3,136 lít hỗn hợp NO và N2O (đktc) với số mol mỗi khí như nhau. Tính % khối lượng của Al trong hỗn hợp.
	A. 5.14%.	B. 6,12%.	C. 6,48%.	D. 7,12%.
Có 3 mẫu hợp kim: Fe-Al, K-Na, Cu-Mg. Hóa chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim này là
	A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch HCl.
	C. dung dịch H2SO4 loãng.	D. dung dịch MgCl2.
Cho 16 gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO3, phản ứng vừa đủ, giải phóng một hỗn hợp 4,48 lít khí NO và NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 19. Tính CM của dung dịch HNO3.
	A.2 M.	B. 3M.	C. 1,5M.	D. 0,5M.
Cho hỗn hợp X gồm NaCl và NaBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì lượng kết tủa thu được sau phản ứng bằng khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng. Thành phần % khối lượng NaCl trong X là
	A. 27,88%.	B. 13,44%.	C. 15,20%.	D. 24,50%.
Hỗn hợp X gồm 2 khí H2S và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Thể tích dung dịch KOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho trên là
	A. 50 ml.	B. 100 ml.	C. 200 ml.	D. 100 ml hay 200 ml.
Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2; A và B đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1 : 1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là các chất nào dưới đây?
	A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
	B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.
	C. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.
	D. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam một axit hữu cơ X mạch thẳng được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3CH2CH2COOH.	B. C2H5COOH.
	C. CH3CH=CHCOOH.	D. HOOCCH2COOH.
Cần hòa tan bao nhiêu gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 10% để được dung dịch H2SO4 20%?
	A. 6,320 gam.	B. 8,224 gam.	C. 9,756 gam.	D. 10,460 gam.
Cho các chất: A (C4H10), B (C4H9Cl), D (C4H10O), E (C4H11N). Số lượng các đồng phân của A, B, D, E tương ứng là
	A. 2, 4, 6, 8.	B. 2, 3, 5, 7.	C. 2, 4, 7, 8.	D. 2, 4, 5, 7.
Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở đktc là
	A. 4,8 lít.	B. 5,6 lít.	C. 0,56 lít.	D. 8,96 lít.
Để phân biệt được 4 chất hữu cơ: axit axetic, glixerol (glixerin), rượu etylic và glucozơ chỉ cần dùng một thuốc thử nào dưới đây?
	A. Quỳ tím.	B. CuO.	C. CaCO3.	D. Cu(OH)2/OH-.
Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có pH bằng
	A. 9.	B. 12,30.	C. 13.	D. 12.
Một bình cầu đựng đầy khí HCl được đậy bằng một nút cao su cắm ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một cốc thủy tinh đựng dung dịch NaOH loãng có pha thêm một vài giọt dung dịch phenolphtalein (có màu hồng). Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên.
	A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
	B. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và nước mất màu hồng.
	C. Nước ở trong cốc thủy tinh phun mạnh vào bình cầu và không mất màu hồng ban đầu.
	D. Nước không phun vào bình nhưng mất màu dần dần.
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken, ankin. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) khí X có khối lượng là m gam và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng nước vôi trong (dư) thấy khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 75 gam kết tủa. Nếu tỉ lệ khối lượng của A và B là 22 : 13 thì giá trị m là bao nhiêu gam?
	A. 10 gam.	B. 9,5 gam.	C. 10,5 gam.	D. 11 gam.
Cho a gam hỗn hợp CH3COOH và C3H7OH tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là 2,24 lít. Giá trị của a là
	A. 3 gam.	B. 6 gam.	C. 9 gam.	D. 12 gam.
Cần lấy bao nhiêu tinh thể CuSO4. 5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để pha thành 280 gam dung dịch CuSO4 16%?
	A. 40 và 240 gam.	B. 50 và 250 gam.
	C. 40 và 250 gam.	D. 50 và 240 gam.
Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (to) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là
	A. C2H5OH.	B. CH3CH2CH2OH.
	C. CH3CH(CH3)OH.	D. CH3CH2CH2CH2OH.
Cho một ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là
	A. kết tủa xuất hiện và dung dịch có màu xanh.
	B. không có hiện tượng gì xảy ra.
	C. đồng tan và dung dịch chuyển dần sang màu xanh.
	D. có khí màu vàng lục (khí Cl2) thoát ra.
Nhóm các khí nào dưới đây đều không phản ứng với dung dịch NaOH?
	A. CO2, NO2.	B. Cl2, H2S, N2O.	
	C. CO, NO, NO2.	D. CO, NO.
Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
	A. 120 và 160.	B. 200 và 150.	C. 150 và 170.	D. 170 và 180.
Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là
	A. 33,4 gam.	B. 66,8 gam.	C. 29,6 gam.	D. 60,6 gam.
Có thể dùng phương pháp đơn giản nào dưới đây để phân biệt nhanh nước có độ cứng tạm thời và nước có độ cứng vĩnh cửu?
	A. Cho vào một ít Na2CO3.	B. Cho vào một ít Na3PO4.
	C. Đun nóng.	D. Cho vào một ít NaCl.
Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là
	A. 100 ml.	B. 150 ml.	C. 200 ml.	D. 250 ml.
Đem hỗn hợp các đồng phân mạch hở của C4H8 cộng hợp với H2O (H+, to) thì thu được tối đa số sản phẩm cộng là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp sau phản ứng được hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy bình tăng lên 1,4 gam và còn lại hỗn hợp khí Y. Tính khối lượng của hỗn hợp Y.
	A. 5,4 gam.	B. 6.2 gam.	C. 3,4 gam.	D. 4,4 gam.
Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây ra một số bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin (một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Để nhận biết ion NO3- người ta có thể dùng các hóa chất nào dưới đây?
	A. Dung dịch CuSO4 và dung dịch NaOH.
	B. Cu và dung dịch H2SO4.
	C. Cu và dung dịch NaOH.
	D. Dung dịch CuSO4 và dung dịch H2SO4.
Este X được điều chế từ aminoaxit A và rượu etylic. 2,06 gam X hóa hơi hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích của 0,56 gam nitơ ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. X có công thức cấu tạo là
	A. NH2-CH2-CH2-COO-CH2-CH3.
	B. NH2-CH2-COOCH2-CH3.
	C. CH3-NH-COO-CH2-CH3.
	D. CH3-COO-NH-CH2-CH3.
Chia hỗn hợp X gồm hai rượu, đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc).
- Phần 2: Thực hiện phản ứng tách nước hoàn toàn với H2SO4 đặc, ở 180oC thu được hỗn hợp Y gồm hai anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đi chậm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Giá trị của m là
	A. 4,4 gam.	B. 1,8 gam.	C. 6,2 gam.	D. 10 gam.
Cho hỗn hợp X gồm N2, H2 và NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích của NH3 trong X là
	A. 25,0%.	B. 50,0%.	C. 75,0%.	D. 33,33%.
Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là khí NO. Thể tích (tính bằng lít) khí NO (ở đktc) là
	A. 0,672.	B. 0,448.	C. 0,224.	D. 0,336.
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ tính theo đvC. trong sợi bông là 1750000, trong sợi gai là 5900000. Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử xenlulozơ của mỗi loại sợi tương ứng là
	A. 10802 và 36420.	B. 12500 và 32640.
	C. 32450 và 38740.	D. 16780 và 27900.
Axit X mạch hở, không phân nhánh có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Giá trị của n và công thức cấu tạo của X là
	A. n = 1, C2H4COOH.
	B. n = 2, HOOC[CH2]4COOH.
	C. n = 2, CH3CH2CH(COOH)CH2COOH.
	D. n = 2, HOOCCH2CH(CH3)CH2COOH.
Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O không tác dụng được với Na và NaOH?
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Khi nung nóng mạnh 25,4 gam hỗn hợp gồm kim loại M và một oxit sắt để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 11,2 gam sắt và 14,2 gam một oxit của kim loại M. M là kim loại nào?
	A. Al.	B. Cr.	C. Mn.	D. Zn.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Fe (Z = 26) có số electron độc thân là
	A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 8.
Tổng số đồng phân của C3H6ClBr là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Cho 6,72 lít (đktc) hai khí có số mol bằng nhau gồm axetilen và propan lội từ từ qua 0,16 lít dung dịch Br2 0,5M (dung môi CCl4) thấy dung dịch mất màu hoàn toàn, khí đi ra khỏi bình chiếm thể tích 5,5 lít đo ở 25oC và 760 mmHg. Khối lượng sản phẩm cộng brom là
	A. 25,95 gam.	B. 23,25 gam.	C. 17,95 gam.	D. 14,75 gam.
Có thể dùng hóa chất nào dưới đây để phân biệt 5 lọ chứa các chất màu đen sau: Ag2O, CuO, FeO, MnO2, (Fe + FeO)?
	A. Dung dịch HNO3.	B. Dung dịch Fe2(SO4)3.
	C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch NaOH.
Có 3 chất lỏng là C2H5OH, C6H6, C6H5NH2 và 3 dung dịch là NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa. Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây có thể nhận biết được tất cả các chất trên?
	A. NaOH.	B. HCl.	C. BaCl2.	Quì tím.
Trên bề mặt của các hồ nước vôi hay các thùng nước vôi để ngoài không khí thường có một lớp váng mỏng. Lớp váng này chủ yếu là
	A. canxi.	B. canxi hiđroxit.	
	C. canxi cacbonat.	D. canxi oxit.
Dung dịch nào dưới đây có thể dùng để nhận biết ba dung dịch: NaCl, ZnCl2, AlCl3?
	A. NaOH.	B. NH3.	C. HCl.	D. BaCl2.
Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X cần dùng vừa đủ 3,92 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 1 : 1. X tác dụng với KOH tạo ra hai chất hữu cơ. Số đồng phân cấu tạo của

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa DH 2010 so 16.doc
Giáo án liên quan