Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm học 2009-2010 - Mã đề thi 231 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Với các cơ quan sau:

 a, Cánh chuồn chuồn và cánh dơi b, Tua cuốn của đậu và gai xương rồng

 c, chân dế dũi và chân chuột chũi d, gai hoa hồng và gai cây hoàng liên

 e, ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật f, mang cá và mang tôm.

 Cơ quan tương tự là:

 A. a,c,d,f B. a,b,c,e C. a,b,d,f D. a,c,d,e

Câu 2: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

Phép lai: cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%.

Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là

A. 20%. B. 18%. C. 15%. D. 30%.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Câu 4: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là

A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.

C. 75% cá chép không vảy : 25% cá có vảy. D. 4 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.

Câu 5: Trạng thái cân bằng sinh học của quần xã được thiết lập nhờ

A. sự đấu tranh sinh tồn. B. có đủ nguồn sống trong khu vực.

C. có sự khống chế sinh học. D. các quan hệ hỗ trợ giữa các loài

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn Sinh học năm học 2009-2010 - Mã đề thi 231 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Câu 17: Một đoạn mạch mã gốc của gen cấu trúc thuộc vùng mã hoá có 5 bộ ba:
Thứ tự các bộ ba: 1 2 3 4 5
5’ AAT GTA AXG ATG GXX 3’....
 Phân tử tARN như hình vẽ () giải mã cho codon thứ mấy trên đoạn gen?
A. Codon thứ 2 B. Codon thứ 3 C. Codon thứ 4 D. Codon thứ 5
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 19: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
 thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.
Câu 20: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
	A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
	B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
	C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
	D.thực hiện các chức phận giống nhau. 
Câu 21: Bệnh phênilkêtônuria (phênilkêtô niệu) xảy ra do:
    A. Chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin
    B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X
    C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành tirôzin 
    D. Thừa enzim chuyển tirôzin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu
Câu 22: Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì 
	A. động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn.
	B. đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật.
	C. thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính.
	D. cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản.
Câu 23: Điều không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá là
	A. tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều là đối tượng của chọn lọc tự nhiên.
	B. phần lớn đột biến là có hại, nhưng khi môi trường thay đổi thể đột biến có thể thay đổi mức độ thích nghi.
	C. giá trị của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi.
	D. nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 24: Theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
	A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể sau một ít thế hệ.
	B. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể. 
	C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
	D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
Câu 25: Câu nào sau đây không chính xác?
	A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
	B. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất.
	C. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
	D. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là thực vật.
B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái không theo chu trình tuần hoàn.
Ci
Ci+1
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái được biểu diễn bằng biểu thức: eff = . 100 
Câu 27: Ở người, hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XYY được hình thành do
A. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY.
B. Sự kết hợp của giao tử Y với giao tử XY hoặc giao tử X với giao tử YY .
C. Xảy ra đột biến chỉ ở quá trình giảm phân của người mẹ.
D. Sự kết hợp của giao tử X với giao tử YY.
Câu 28: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 10000 cây, trong đó có 500 cây thân cao, quả dài, đỏ; 2000 cây thân thấp, quả dài, đỏ. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
Câu 29: Ở Mỹ, vào năm 1980, độ tuổi 70 đến 80 có 6.500.000 người. Trong năm đó số người chết thuộc độ tuổi trên là 3.000.000 người. Mức sống sót (Ss) ở năm 1980 của độ tuổi trên là
A. Ss = 3.500.000 người B. Ss » 0,47 C. Ss » 0,538. D. Ss » 0,37.
Câu 30: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch sẽ nhấn chìm dần các vùng đất thấp ven biển.
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
Câu 31: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là:
AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D B A C.
Câu 32: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể. Người ta lại thấy tại một mô, các tế bào có 60 NST. Khả năng lớn nhất là
A. Đó là một cây thuộc bộ dương xỉ. B. Mô đó là một lá non.
C. Đó là những hạt phấn. D. Đó là những tế bào phôi nhũ.
Câu 33: Trong đại Trung sinh, chim và thú phát sinh ở kỉ
A. Jura. B. Pecmi. C. Tam điệp. D. Krêta.
Câu 34: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 không thể theo gió hay nhờ sâu bọ để thụ phấn cho các cây của quần thể 2 được. Đây là một ví dụ về
A. cách li trước hợp tử. B. cách li khoảng cách.
C. cách li địa lí. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 35: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là
A. 3/4. B. 2/8. C. 3/8. D. 1/2.
Câu 36: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
D. bị tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 37: Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá. 
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (1), (4).
Câu 38: ..Chỉ số ADN là
 A. các số liệu về phân tử ADN B. trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền. 
 C. trình tự các gen trên nhiễm sắc thể D. các số liệu về số lượng, thành phần, trật tự nuclêôtit của ADN.
Câu 39: Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen ff tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 40: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ bên. Các alen a và b không có chức năng trên. Những cây hoa trắng trong loài này có số kiểu gen tối đa là
A. 3 kiểu gen. B. 5 kiểu gen. C. 4 kiểu gen. D. 6 kiểu gen.
II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong một chuỗi thức ăn
 A. một phần được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. 
 B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi dưới dạng nhiệt.
 C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn.
 D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.
Câu 42: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết 
 mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã.
nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 43: Tại sao tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?
	A. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn. B. Vì gen có cấu trúc kém bền vững
	C. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn D. Vì NST thường bắt cặp và trao đổi chéo trong giảm phân.
Câu 44: Việc so sánh các trẻ đồng sinh khác trứng sống trong cùng môi trường, có tác dụng
 A. giúp các trẻ phát triển tâm lí phù hợp với nhau.
 B. xác định vai trò của môi trường trong sự phát triển các tính trạng.
 C. phát hiện các bệnh lý di truyền của các trẻ để có biện pháp điều trị.
 D. xác định vai trò của kiểu gen trong sự phát triển các tính trạng.
 Câu 45: Cho các nhân tố sau: 
 (1) Biến động di truyền. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Kích thước quần thể nhỏ.
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (2), (4

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH.doc