Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12

Câu hỏi 1:

 Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm các dạng:

 A. Đa bội và dị bội

 B. Thêm đoạn và đảo đoạn

 C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

 D. Đột biến số lượng và cấu trúc NST

 E. Đa bộ chẵn và đa bội lẻ

 Câu hỏi 2:

 Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do:

 A. Đứt gãy NST

 B. Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác

 C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường

 D. Rối loại phân li NST trong phân bào

 E. Tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường

 Câu hỏi 3:

 Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng đột biến nào?

 A. Mất đoạn nhiễm sắc thể (NST)

 B. Đảo đoạn NST

 C. Chuyển đoạn NST tương hỗ

 D. Mất và thêm đoạn NST

 E. Chuyển đoạn NST không tương hỗ

 Câu hỏi 4:

 Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến:

 A. Dị hợp

 B. Đa bội

 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể (NST)

 D. Đảo đoạn NST

 E. Thay cặp nuclêôtit

 Câu hỏi 5:

 Hội chứng nào say đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

 A. Hội chứng Đao B. Hội chứng mèo kêu

 C. Hội chứng Tớcnơ D. Hội chứng Claiphentơ

 E. Bệnh dính ngón

 Câu hỏi 6:

 

doc112 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
   A. Bào tử 
    B. Mô sinh dưỡng
    C. Hợp tử
    D. Một phần của cơ thể mẹ
    E. Trứng
Câu hỏi 213: 
  Cơ thể mới được phát sinh từ ..... (M: một tế bào, N: một nhân tế bào, L: một hoặc nhóm tế bào) thông qua ..... (P: nguyên nhân, G: giảm phân), kèm theo quá trình ..... (T: tổng hợp prôtêin, B: biệt hoá tế bào), phân hoá các mô, phát sinh các cơ quan mà hình thành một cơ thể hoàn chỉnh:
    A. N, G, T	    B. L, G, B
    C. M, P, T	    D. L, P, B
    E. M, P, B
    Câu hỏi 214: 
  Trong quá trình phát triển cá thể đã có:
    A. Sự tác động qua lại giữa các gen trong kiểu gen 
    B. Sự tác động qua lại giữa nhân và tế bào chất
    C. Triển khai chương trình phát triển đã được mà hoá trong ADN
    D. Ảnh hưởng của môi trường 
    E. Tất cả đều đúng 
    Câu hỏi 215: 
  Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng hình thành sẵn mà truyền đạt ..... (H: một kiểu hình, G: một kiểu gen); ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) là kết quả của sự tương tác giữa ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) và môi trường:
    A. H, H, G, H	    B. G, H, H, G
    C. H, G. H. G	    D. G, G, H, G
    E. G, H, G, H
    Câu hỏi 216: 
  Điều nào sau đây là không đúng:
    A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen 
    B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường 
    C. Tính trạng số lượng chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường
    D. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng trạng có sẵn
    E. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
    Câu hỏi 217: 
  Thường biến là những biến đổi ở .... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) của cùng một ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) phát sinh trong quá trình ..... (B: biệt hoá tế bào, P: phát triển cá thể) dưới ảnh hưởng của ..... (K: kiểu gen, M: môi trường) chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen:
    A. G, H, P, M	    B. H, G, B, M
    C. H, G, B, M	    D. H, G, P, G
    E. G, H, P, G
    Câu hỏi 218: 
  Đặc điểm nào dưới đây của thường biến là không đúng:
    A. Là các biến dị đồng loạt theo cùng một hướng
    B. Là biến dị không di truyền 
    C. Thường biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống
    D. Thường biến có thể có lợi, trung tính hoặc có hại
    E. Thường biến xảy ra đối với một nhóm cá thể sống trong cùng một điều kiện sống giống nhau 
    Câu hỏi 219: 
  Mức phản ứng là ..... (Đ: giới hạn của đột biến; B: giới hạn của biến dị tổ hợp, T: giới hạn của thường biến) của một ..... (G: kiểu gen, H: kiểu hình) trước những điều kiện môi trường ..... (K: khác nhau, N: giống nhau):
    A. T, G, K	    B. T, G, N
    C. B, H, K	    D. Đ, G, N
    E. B, G, N
    Câu hỏi 220: 
  Điều nào dưới đây là không đúng:
    A. Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng
    B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng
    C. Kiểu gen quy định mức phản ứng, môi trường quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn cho phép của mức phản ứng
    D. Mức phản ứng của mỗi tính trạng thay đổi tuỳ kiểu gen của từng giống
    E. Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng
 di truyÒn häc quÇn thÓ
    Câu hỏi 1: 
  Quần thể là một tập hợp cá thể ..... (K: khác loài, C: cùng loài, H: khác loài hoặc cùng loài), chung sống trong một khoảng không gian ..... (X: xác định, Y không xác định), ở một thời điểm ..... (M: không nhất định, N: nhất định):
    A. K, Y, M	    B. K, X, N
    C. H, X, N	    D. C, X, N
    E. C, Y, N
    Câu hỏi 2: 
  Điều nào dưới đây về quần thể là không đúng:
    A. Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung
    B. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
    C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời
    D. Về mặt di truyền học quần thể được phân làm hai loại: quần thể giao phối và quần thể tự phối 
    E. Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài
    Câu hỏi 3: 
  Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất:
    A. Đặc trưng và không ổn định
    B. Đặc trưng và ổn định
    C. Không đặc trưng nhưng ổn định
    D. Đa dạng
    E. Không đặc trưng và cũng không ổn định
    Câu hỏi 4: 
  Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên vì:
    A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
    B. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản 
    C. Sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra thường xuyên
    D. Có sự hạn chế trng giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài
    E. Tất cả đều đúng 
    Câu hỏi 5: 
  Cấu trúc di truyền và quần thể tự phối:
    A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen 
    B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
    C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau 
    D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp 
    E. Có sự đa dạng về kiểu gen 
    Câu hỏi 6: 
  Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở:
    A. Quần thể giao phối 
    B. Quần thể tự phối 
    C. Ở loài sinh sản dinh dưỡng
    D. Ở loài sinh sản hữu tính
    E. Tất cả đều sai 
    Câu hỏi 7: 
  Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:
    A. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể 
    B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình 
    C. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể có sự giao phối với nhau
    D. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về rất nhiều chi tiết 
    E. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen
    Câu hỏi 8: 
  Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
    A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau 
    B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
    C. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm
    D. Thể hiện đặc điểm đa hình
    E. Các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp sau nhiều thế hệ
    Câu hỏi 9: 
  Trong một quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
    A. 8 tổ hợp kiểu gen 	    B. 10 tổ hợp kiểu gen 
    C. 6 tổ hợp kiểu gen 	    D. 4 tổ hợp kiểu gen 
    E. 3 tổ hợp kiểu gen 
    Câu hỏi 10: 
  Trong một quần thể giao phối giả sử gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, các gen di truyền phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
    A. 6 tổ hợp kiểu gen	    B. 60 tổ hợp kiểu gen
    C. 10 tổ hợp kiểu gen	    D. 30 tổ hợp kiểu gen
    E. 16 tổ hợp kiểu gen 
Câu hỏi 11: 
  Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên:
    A. Vốn gen của quần thể 
    B. Kiểu gen của quần thể
    C. Kiểu hình của quần thể
    D. Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
    E. Tính ổn định trong kiểu hình của loài
    Câu hỏi 12: 
  Trong quần thể giao phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì:
    A. Số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn
    B. Có nhiều gen mà mỗi gen có nhiều alen
    C. Các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
    D. B và C đúng
    E. A, B và C đều đúng 
    Câu hỏi 13: 
  Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra:
    A. Vốn gen của quần thể 
    B. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng 
    C. Tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các kiểu gen 
    D. A, B và C đúng 
    E. B và C đúng
    Câu hỏi 14: 
  Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
    A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể 
    B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể
    C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể
    D. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
    E. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen
    Câu hỏi 15: 
  Tần số tương đối của ..... (M: một alen, C: các alen) về một gen nào đó là một dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố các ..... (K: kiểu gen và kiểu hình, G: kiểu gen, H: kiểu hình) trong quần thể đó:
    A. M, K
    B. C, G
    C. C, H
    D. C, K
    E. M, G
    Câu hỏi 16: 
  Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên ..... (K: kiểu gen, C: các alen, V: vốn alen) của quần thể đó. Quần thể giao phối là một tập hợp cá thể có chung một ..... (K: kiểu gen, C; các alen, V: vốn gen). Thế hệ sau thừa hưởng và phát triển vốn gen của thế hệ trước
    A. K, K	    B. V, V
    C. C, C	    D. V, K
    E. K, V
    Câu hỏi 17: 
  Ở người hệ nhóm máu MN do 2 gen alen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N:
    Kiểu gen MN MN NN
    Nhóm máu M MN N
    Nghiên cứu một quần thể 720 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể 
    A. M=50%; N=50%	    B. M=25%; N=75%
    C. M=82,2%; N=17,8%	    D. M=17,8%; N=82,2%
    E. M=35,6%; N=64,4%
    Câu hỏi 18: 
  Định luật Hacđi – VanBec được phát biểu như sau: trong một quần thể có số lượng cá thể ..... (N: nhỏ, t: trung bình, L: lớn) giao phối ngẫu nhiên, giả thiết là ..... (C: có chọn lọc, K: không có chọn lọc) (Đ: có đột biến, B: không có đột biến), tỉ lệ các gen và kiểu gen là ..... (H: hằng định, I: không hằng định) từ thế hệ này sang thế hệ khác:
    A. T, C, Đ, H	    B. N, K, B, I
    C. L, K, B, H	    D. L, C, Đ, H
    E. T, K, K, I
 Câu hỏi 19: 
  Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi P là tần số alen A, q là tần số alen a. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen:
    A. pAA, qaa	    B. p2AA; q2aa
    C. p2AA; 2pqAa; q2aa	    D. p2AA; pqAa; qaa
    E. pqAa
    Câu hỏi 20: 
  Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là A:a ≈ 0,7:0,3
    Tần số tương đối A: a ở thế hệ sau là:
    A. A:a ≈ 0,7:0,3	    B. A:a ≈ 0,5:0,5
    C. A:a ≈ 0,75:0,25	    D. A:a ≈ 0,8:0,2
    E. A:a ≈ 0,6:0,4
Câu hỏi

File đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi trac nghiem sinh hoc.doc